Giáo án Ngữ văn 11 tiết 7 đến 12

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 7 đến 12

Tit 7

CÂU CÁ MÙA THU

(THU ĐIẾU)

 (Nguyễn Khuyến)

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

-Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ

-Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế

-Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.

C.Chuẩn bị của Thầy và trò:

1.Giáo viên: Soạn giáo án

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

D.Tiến trình tiết dạy:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

 

doc 21 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1821Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 7 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 27 th¸ng 8 n¨m 2011
TiÕt 7
CÂU CÁ MÙA THU
(THU ĐIẾU)
 (Nguyễn Khuyến)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
-Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ
-Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế
-Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. 
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi: Đọc bài thơ “Tự tình II” – HXH. Tâm sự của HXH qua bài thơ.
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Mùa thu – mùa của thi nhân. Hầu hết các nhà thơ xưa nay, không ít thì nhiều đều có những bài thơ viết về mùa thu. Phải chăng tiết thu se lạnh, gió thu hiu hắt, cảnh thu mơ màng, trăng thu huyền ảođã gợi cho nhà thơ niềm cảm xúc dạt dào. Và Nguyễn Khuyến cũng rung cảm trước mùa thu nên ông đã dệt nên bức tranh về mùa thu đậm đà hồn dân tộc – “Câu cá mùa thu”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chung 
-Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 21
-Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến 
*GVđịnh hướng:
-Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là người hiếu học, học giỏi, đỗ cao; chỉ ra làm quan 10 năm, sau cáo quan về hưu.
- Là một nhà nho tài năng, cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân, nhưng bất lực trước thời cuộc, bất hợp tác với kẻ thù.
- Ông là người thâm trầm, độ lượng, kín đáo, mực thước; ông gắn bó máu thịt với miền quê Yên Đổ và người dân nghèo khó.
2.Sự nghiệp sáng tác văn học:
- Gồm cả chữ Hán và Nôm.
- Nội dung: + Tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống nghèo khổ, thuần hậu của người dân.
 + Đả kích bonï thực dân, tầng lớp thống trị.
à Là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
3.Tác phẩm:
Hỏi: Xuất xứ của bài thơ “Câu cá mùa thu”? 
Bài thơ nằm trong chùm thơ Nôm ba bài nức tiếng của NK viết về mùa thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu VB 
-Gọi 1- 2 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm
Hỏi: Cảm nhận chung của em về bài thơ?
-GV hướng dẫn HS phân tích cảnh thu
Hỏi:Cảnh thu trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Nhận xét bức tranh thu này?
GV: -Điểm nhìn: Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng -Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: (Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động)
- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
DC:+Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo) – Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi rất nhỏ càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật) Lấy động để nói tĩnh (Một thủ pháp quen thuộc của thơ cổ phương Đông)
-GV hướng dẫn HS phân tích tình thu
Hỏi:Tình thu được thể hiện như thế nào trong bài thơ? 
GV: Qua cảnh thu ta thấy được tình thu của thi nhân, bức tranh tâm trạng của con người được bộc lộ kín đáo mà sâu sắc
- Tâm hồn tĩnh lặng ,mới cảm nhận được những âm thanh rất khẽ. Cái động rất nhỏ của ngoại cảnh được cảm nhận bởi sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh.
-Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chủ ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng
-Nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ thể hiện một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, một tấm lòng yêu nước thầm kín.
Trong bức tranh thu, xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh. Cái se lạnh của cảnh thu, ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? Dường như Nkhuyến muốn ngồi trong tĩnh lặng mà trầm tư mặc tưởng, hoà cái cô đơn trống trải của lòng mình vào cái cô tịch, trong trẻo của mùa thu làng quê. Ông cáo quan về hưu mang nặng mặc cảm bất lực trước thời cuộc. Trong bài thơ Di chúc, ông có những câu thơ đau đến từng chữ:
 Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời.
Cho nên, trong bài thơ thấm đẫm tâm sự rối bời trước thời thế của ông.
Hỏi:Trình bày những thành công về nghệ thuật của NK trong bài thơ “Câu cá mùa thu”
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, chính xác, uyển chuyển, có khả năng diễn tả những biến thái tinh vi của sự vật, uẩn khúc khó giãi bày trong tâm trạng.
- Vần eo – tử vận – rất oái ăm, khó làm được NK dùng rất thần tình, phù hợp với bài thơ góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của cá nhân.
- Bút pháp quen thuộc thơ ca phương Đông: lấy động tả tĩnh.
-> Góp phần Việt hoá thơ Đường luật.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh tổng kết 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-HS đọc phần tiểu dẫn SGK và xác định nội dung chính.
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-HS đọc bài thơ
-Bài thơ có 2 bức tranh: bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng con người.
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh phát hiện chi tiết này
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Liên hệ mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh trong văn chương
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”
 (Truyện Kiều - NDu)
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-HS đọc phần ghi nhớ SGK
I.Đọc tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Nguyễn Khuyến (1835- 1909), hiệu Quế Sơn . Quê làng Yên Đỗ – Bình Lục – Hà Nam 
-Ông xuất thân trong một nhà nho nghèo ở nông thôn
2.Sự nghiệp sáng tác văn học:
-Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (trên 800 bài)
-Nội dung: SGK
3.Tác phẩm:
-Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ Nôm gồm ba bài viết về mùa thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm.
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Cảnh thu:
-Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật
+Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt 
+Đường nét chuyển động: sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng”, ngõ trúc quanh co
+Hòa sắc tạo hình:ao thu nhỏ, thuyền câu bé tẻo teo, dáng người ngồi câu cũng nhỏ. Cảnh sắc trong bức tranh được tạo nên bởi các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng của chiếc lá thu
->Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn
+Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (DC)
-> Cảnh thu dịu nhẹ, thanh sơ, xinh xắn, mang cái hồn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
2.Tình thu:
-Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng
(Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái “hơi gợn tí” của sóng, độ rơi khe khẽ của lá, âm thanh tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo)
-Nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ
Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín 
3.Thành công về nghệ thuật:
-Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và tinh tế
-Cách gieo vần độc đáo “eo” (trong veo, tẻo teo, đưa vèo, vắng teo, chân bèo)
-Lấy động nói tĩnh
-> Góp phần Việt hoá thơ Đường luật.
III.Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK)
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Khuyến 
b.Dặn dò: Soạn bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận” 
E.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/ 8/ 2011 
 Tiết 8
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết
 Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống
2.Kĩ năng: Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý một bài văn nghị luận
3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu thích học phân môn làm văn
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Trong chương trình ngữ văn THCS, chúng ta đã làm quen với văn nghị luận, đặc biệt là đã rèn luyện được một số kĩ năng như: cách lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứTrong tiết học này, chúng ta sẽ rèn luyện thêm một kĩ năng nữa nhằm tránh trường hợp lạc đề, xa đề khi làm bài: kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I/SGK: phân tích đề
-Gọi HS đọc phần I/SGK trang 23
-Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?
-Vấn đề nghị luận của mỗi đề là gì?
-Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II/SGK: Lập dàn ý
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý đề số 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình (Bài II)
-Phân chia nhóm để thực hiện yêu cầu trên
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập
-Gọi HS đọc BT 1/SGK 24
Phân tích đề và lập dàn ý đề sau:
Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích : “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
- Học sinh đọc phần I/SGK trang 23
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Đề 1 có định hươ ... ua bao đau khổ của cuộc đời, phải khóc trước bao bi kịch, nước mắt khô cạn”sương” nhưng nỗi nhớ thương không thể nào nguôi. 
III- Tổng kết: 
1.Nghệ thuật: Với dòng cảm xú dạt dào, từ ngữ đầy hình ảnh gợi tả cùng cách dùng điêph từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, tạo âm điệu bài thơ song thất- lục bát réo rắt, thiết tha, lời thơ thủ thỉ phân trần, thở than như lời tâm sự với người còn sống. 
2.Nội dung: Bài thơ là tiếng khóc của người bạn già đối với một người bạn già, đằng sau tiếng khó nổi bật tình bạn cao đẹp, son sắt, gắn bó, thuỷ chung, tha thiết chân thành của nhà thơ. 
Bài thơ gợi niềm cảm động trong lòng người đọc và là bài học sâu sắc về tình bạn trong cuộc đời. 
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Tình cảm sâu nặng giữa NK - DK
b.Dặn dò: Xem trước bài đọc thêm: “Vịnh khoa thi Hương” – Trần Tế Xương
E.Rút kinh nghiệm:
H­íng dÉn ®äc thªm
Vịnh khoa thi hương
 (Trần Tế Xương)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: - Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời đối với con đường khoa cử của riêng ông
 -Lên án XH thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.
2.Kĩ năng: Nắm được ND và NT của bài thơ: “Vịnh khoa thi hương”
3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng lòng quý trọng nhà thơ Trần Tế Xương
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Dẫn nhập bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 1/SGK
-G V gọi HS đọc bài thơ
-Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì khác thường ? (Chú ý phân tích kĩ từ “lẫn” ?
GV: -Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. Mới đọc câu thơ thấy không có gì đặc biệt: kì thi mở theo đúng thông lệ “ba năm mở một khoa” . Nhưng đến câu thơ thứ hai thì sự bất thường đã bộc lộ trong cách tổ chức: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Từ “lẫn” đã thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử.
-Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường ? (Chú ý từ lôi thôi, ậm ọe với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường)
GV: -Từ hai câu thơ 3 và 4 em có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ ?
-Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. Tác giả chú ý miêu tả được hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi). Biện pháp đảo ngữ “lôi thôi sĩ tử” tác giả vừa nhấn mạnh đến sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa khái quát được những hình ảnh sĩ tử trong kì thi ấy. Đó là sự sa sút về “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của Xh đưa lại 
-Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5 và 6 ?
-Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “cờ cắm rợp trời”. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được sử dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội sâu cay: cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ với “váy” bà đầm tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó cũng không ít nỗi xót xa.
-Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi cua Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì ?
- Học sinh đọc văn bản /SGK
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
1.Câu 1:
-Kì thi mở theo đúng thông lệ “ba năm mở một khoa” .
 “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
 Sự bất thường đã bộc lộ trong cách tổ chức.
-Từ “lẫn” đã thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử.
2.Câu 2:
-Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. 
-Biện pháp đảo ngữ “lôi thôi sĩ tử” 
Sự luộm thuộm, không gọn gàng, sự sa sút về “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của XH đưa lại.
-Hình ảnh quan trường “ậm ọe miệng thét loa” gợi lên cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra. 
-Từ “ậm ọe” biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng cái oai “vờ” của quan trường. -Biện pháp đảo ngữ “ậm ọe quan trường” tính chất lộn xộn của kì thi.
3.Câu 3:
-H.a sĩ tử và quan trường >< H.a quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “cờ cắm rợp trời”.
- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được sử dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội sâu cay: cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ với “váy” bà đầm tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó cũng không ít nỗi xót xa.
4.Câu 4:
 Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Nghoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Lời kêu gọi, đánh thức lương tri.
Từ một khoa thi nhưng bức tranh hiện thực XH năm Đinh Dậu đã được hiện lên. Bên cạnh đó còn là nỗi nhục mất nước.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi
b.Dặn dò: Xem trước bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
E.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/ 8 /2011
 Tiết 12
Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của XH và lời nói cá nhân 
2.Kĩ năng: Phân biệt ngôn ngữ chung của XH và lời nói cá nhân
3.Giáo dục tư tưởng: 
-Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
-Có ý thức sử dụng lời nói cá nhân phù hợp với yêu cầu của ngôn ngữ chung trong XH.
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: Hãy tìm một số VD thể hiện được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của XH và lời nói riêng của cá nhân ?
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Ngôn ngữ là sản phẩm chung cảu XH nhưng lời nói lại là sản phẩm riêng của từng cá nhân. Tuy nhiên, ngôn ngữ và lời nói cá nhân lại có mối quan hệ hai chiều tác động, bổ sung cho nhau. Để hiểu rõ mối quan hệ này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua tiết học “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh thực hành
-BT 1/SGK 35
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói Tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển Tiếng Việt). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào ?
Nách tường bông liễu hay sang láng giềng.
-BT 2/SGK 36
*Trong nhưng xcâu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ ? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người.
+Hồ Xuân Hương
+Nguyễn Du
+Nguyễn Khuyến 
+Hồ Chí Minh
-BT 3/ SGK 36
*Cùng từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng ?
a.
Mặt trời xuống biển như như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
b.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
 (Từ ấy – Tố Hữu)
c.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
III.Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: (SGK)
IV.Thực hành:
1.Bài 1 / SGK trang 35:
Trong câu thơ của Nguyễn Du, nách chỉ góc tường. Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho “từ nách” từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Đây là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (Dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên)
2. Bài 2 / SGK trang 36:
Từ xuân trong ngôn ngữ chung đã được các tác giả dùng với nghĩa riêng:
-Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương, xuân: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
-Trong câu thơ của Nguyễn Du, xuân trong cành xuân: để chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi
-Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, xuân trong bầu xuân chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.
-Trong câu thơ của Hồ Chí Minh, từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa đầu tiên trong năm, từ xuân thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
3. Bài 3 / SGK trang 36:
Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo nên những ý nghĩa riêng, khác nhau:
a.Trong câu thơ của Huy Cận, mặt trời dùng với nghĩa gốc (chỉ một thiên thể trong vũ trụ), nhưng dùng theo phép nhân hoá nên có thể xuống biển (hoạt động như người)
b.Trong câu thơ của Tố Hữu, từ mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng
c.Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, từ mặt trời đầu dùng với nghĩa gốc, từ mặt trời thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ: 
Đối với người mẹ, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Bài tập đã thực hành
b.Dặn dò: Xem trước bài: “Bài ca ngất ngưởng”- Nguyễn Công Trứ
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 11 TUAN 2.doc