Giáo án Ngữ văn 11 tiết 6: Hồ Xuân Hương

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 6: Hồ Xuân Hương

HỒ XUÂN HƯƠNG

A. Mục tiêu bài học

Giúp Hs:

- Hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nữ thi sĩ Xuân Hương

- Sự đóng góp của Xuân Hương trên thi đàn Việt Nam.

B. Chuẩn bị.

1.Gv: Tìm, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.

2. Hs: Tìm hiểu về Xuân Hương trước ở nhà qua tài liệu.

C. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài tự tình II.

3. Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2151Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 6: Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 06	Ngày soạn:
HỒ XUÂN HƯƠNG
Mục tiêu bài học
Giúp Hs: 
Hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nữ thi sĩ Xuân Hương
Sự đóng góp của Xuân Hương trên thi đàn Việt Nam.
Chuẩn bị.
1.Gv: Tìm, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
2. Hs: Tìm hiểu về Xuân Hương trước ở nhà qua tài liệu.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài tự tình II.
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt.
Pv. Những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương ?
Giảng. Tình duyên lận đận, ngang trái. Theo giai thoại, Lưu hương kí, nữ sĩ yêu đương sôi nổi lắm, nhưng chẳng hiểu lẽ gì luống tuổi mới lấy chồng. theo truyền thuyết, bà lấy lẽ tri phủ Vĩnh Tường, làm vợ kế Tổng Cóc. Ngán ngẫm trên đường tình duyên, bà ở vậy đến chết và đi du lãm nhiều nơi.
Giảng. Trong XHPK, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp mà còn bị áp bức về mọi mặt giới tính với đạo tam tòng, họ giống như những “tội nhân chung thân”, HXH đại diện cho chị em phụ nữ cất lên tiếng nói đả kích
Đó là những “quân tử”, những người mang trong mình bao nhiêu điều tốt đẹp, trong sạch, thanh cao nhưng Xuân Hương đã vạch trần bộ mặt thật, lột chiếc áo đạo đức giả thùng thình, phơi bày cái xác thân phàm tục của chúng.
Trên hết là vua chúa. Là thiên tử, vua thay trời trị dân, vua bảo chết bày tôi phải chết, dù không biết tội gì, có hay không, đúng hay sai, cãi lại vua là khi quân phạm thượng. Nhưng đến giai đoạn này, vua không ra vua, với cương vị phụ nữ, bà không có ý định chống vua, bà chỉ mắng nhè nhẹ mà đau vô kể và cũng đủ làm cho vua chúa tối mặt, châm chích vào thói mê hoa hiếu sắc của chúng.
Thật là bực tức khi kẻ thì “yêu đêm không phỉ lại yêu ngày”, còn kẻ thì “đem cái xuân tình vứt bỏ đâu” Tại sao muốn làm cái quan thị phải vứt bỏ cái xuân tình? Bất kể là thế mới có được quan chức, hoặc để lại sợ dục tình nổi lên, không kìm chế nổi thì rơi đầu, tất cả đều trái lẽ trời, đáng cười.
Bọn “hiền nhân quân tử” đồ đệ của Nho giáo, nhưng việc làm lén lút, thậm chí ý nghĩ trong đầu chúng cũng bị XH phát hiện và phơi bày ra ánh sáng, cho mọi người thấy rằng bọn người giả dối ấy, chúng rất đói và háo ăn, song vì khoác chiếc áo đạo đức trên người, chúng phải ăn vụng: “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng giở ở không xong”
Đám nho sĩ đã dốt nát còn huênh hoang, hợm mình là con quan, là cậu ấm, tương lai sẽ là “rường cột nước nhà”,nên ngổ ngáo, xem dưới gầm trời không còn ai nữa, học không ra gì lại còn đi ghẹo gái
Giảng. Thơ XH hài hoà giữa cái rất phóng túng và cái rất thực. Nó thực vì xuất phát từ chính cuộc đời tình duyên long đong lận đận, từ trái tim đa cảm, đa tình của bà. Nó thực vì bà còn gắn cuộc đời của mình với bao người phụ nữ khác trong xhpk.
Bà nói về mình mà cũng là của tất cả các chị em : “thân em vừa trắnglòng son”
Bà phản đối cái mà đạo lí phong kiến bảo vệ: “chém chalạnh lùng”, “không chồngchuyện thường”
Xh còn truyền cả sức sống mãnh liệt và lòng thiết tha yêu cuộc sống cho cả thiên nhiên tạo vật.Những cái vô tri, vô giác đối với bà như cựa quậy, trở mình, muốn bứt khỏi trang giấy mà bước vào đời
Pv.Nêu một số nghệ thuật trong thơ Nôm của HXH mà em biết?
Vd: Nhịp 2 / 5: Chiếc bách / buồn về phận nổi nênh
Nhịp 2 / 3 / 2: Nỗi niềm / chàng có biết / chăng chàng!
Nhịp 1 / 3 / 3: Kìa / cái diều ai / nó lộn lèo
Vd: cành thông thì “lắt lẻo”, lá liễu thì “đầm đìa” sương
Tiểu sử
Hồ Xuân Hương ( ? - ? ), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
Cha là Hồ Phi Diễn, một thầy đồ làm nghề dạy học.
Bà học không nhiều nhưng tỏ ra thông minh, có tài ứng đối.
Về đường tình duyên: gặp nhiều lận đận, ngang trái.
Là người đa tình, đa cảm, yêu đời, khát khao hạnh phúc.
Nội dung thơ ca.
Tiếng nói đả kích, tố cáo.
- Giai cấp phong kiến, mà đại diện là vua chúa, quan lại, hiền nhân quân tửluôn cho mình có sứ mạng truyền bá, hành xử đạo lí thánh hiền, giữ gìn kỉ cương xã hội.
Sức sống mãnh liệt, lòng yêu cuộc sống tha thiết
Chất trữ tình trong tho XH là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.
Ngoài ra XH còn có tập Lưu Hương kí. Đó là một tập thơ trữ tình, thơ tình yêu nam nữ. Đó là tiếng nói chân thực thốt ra từ một tấm lòng tha thiết yêu đương và muốn được yêu.
Nghệ thuật thơ Nôm HXH.
Thể thơ: Thường dùng thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng bà đã Việt hoá.
Nhịp thơ: uyển chuyển, nhiều câu đã phá vỡ khuôn nhịp cũ, có lối ngừng nghỉ tuỳ thuộc vào cảnh, tình, cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Ngôn ngữ.
Từ ngữ được sử dụng một cách hiểm hóc.
Sử dụng lối nói lái, nói ởm ờ của dân gian.
Xưng tên mình trong thơ
Nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Hình ảnh trong thơ sinh động, góc cạnh luôn chuyển động, màu sắc đậm và nóng
Cảnh vật vô tri vô giác như có hồn, tràn đầy sức sống, âm thanh như “đấm”, “thụi” vào người nghe
Củng cố.
Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của HXH.
Dặn dò.
Học bài, chuẩn bị bài “Câu cá mùa thu”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docho xuan huong.doc