I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức :Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình
Truyện tiêu biểu cho loại tự sự
2.Về kĩ năng :Nhận biết đặc trưng của các thể loại thơ, truyện
Phân tích, bình giá tp thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.
3.Về thái độ : Ý thức đọc, thơ truyện đúng với đặc trưng thể loại
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, trao đổi ý kiến, trình bày một ý kiến.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc thơ, năng lực đọc truyện
II/ Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Ngày soạn: 25/11/2015 Ngày dạy: 30/11/2015 Tiết: 54, 55 Lý luận văn học: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức :Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình Truyện tiêu biểu cho loại tự sự 2.Về kĩ năng :Nhận biết đặc trưng của các thể loại thơ, truyện Phân tích, bình giá tp thơ, truyện theo đặc trưng thể loại. 3.Về thái độ : Ý thức đọc, thơ truyện đúng với đặc trưng thể loại 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, trao đổi ý kiến, trình bày một ý kiến. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc thơ, năng lực đọc truyện II/ Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Khái lược về thơ -Khái lược về truyện - Đặc điểm của thơ: Thơ tiêu biểu cho thẻ loại trữ tình, chú trọng đến cái đẹp, cái thi vị trong đời sống tâm hồn con người, là tiếng nói tình cảm, của những rung động trái tim trước cuộc sống. - Đặc điểm của truyện: Tiêu biểu cho thể loại tự sự, phản ánh sự thật đời sống trong tính khách quan; thường có cốt truyện, nhân vật, sự kiện... - Đọc thơ theo đặc trưng của nó> - Đọc truyện theo đặc trưng của nó. - Phân tích bài thơ căn cứ vào những đặc trưng của nó. - Phân tích tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng của nó. Câu hỏi kiểm tra đánh giá: 1/ Nêu đặc điểm của thơ. 2/ Nêu đặc điểm của truyện. 3/ Nêu yêu cầu đọc thơ. 4/ Nêu yêu cầu đọc truyện III. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, thảo luận, thuyết trình,... IV. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : SGK; Giáo án. 2. Học sinh : Vở học, SGK, Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. V. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở soạn của HS. - Khái niệm thơ, Truyện. - Các đặc trưng cơ bản của thơ và truyện. Hoạt động 2: Khái quát về loại thể trong VH (7phút) ?Quan niện về cách phân chia thể loại có từ lúc nào? Có một hay nhiều quan điểm? + HS: trả lời. I. Khái quát về loại thể trong VH. - Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch. - Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng - Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết , truyện vừa, bút kí, phóng sự - Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch Hoạt động 3: Tìm hiểu về thơ (15phút) ?Thơ là gì? Lấy vd. ?Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào? ?Người ta phân loại thơ như thế nào? ? Em có thích, có hay đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao? + HS: trả lời. + GV: định hướng cho HS biết cách đọc một bài thơ theo SGK có giảng giải, nêu vd. II. THƠ 1. Khái lược về thơ * Đặc trưng: - Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết. - Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt. * Phân loại: - Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng. - Theo cách thức tổ chức: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi. 2. Yêu cầu về đọc thơ - Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác. - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh. - Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Hoạt động 4: Tìm hiểu về truyện (15phút ?Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu 1 vd tiêu biểu? ?Truyện thường có những đặc trưng gì? Người ta phân loại truyện ra sao? ?Em hãy kể tên một số tác phẩm thuộc thể loại truyện và chỉ ra một số tình tiết hoặc nhân vật? + HS: trao đổi, trả lời. + Gv chốt ý. ?Ngoài những yêu cầu như đọc thơ như tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tác giảĐọc truyện cần đạt những yểu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một ví dụ. + HS: trao đổi, trả lời. + HS: đọc ghi nhớ. II. TRUYỆN 1. Khái lược về truyện *Khái niệm: Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó. * Đặc trưng của truyện: - Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó. - Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối các chi tiết , làm nên cốt truyện - Dùng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. - Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. *Phân loại truyện: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa,. 2. Yêu cầu về đọc truyện - Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. - Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.Phân tích diễn biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể. - Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện. Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. Đánh giá toàn bộ tp. Hoạt động 5 (2 phút) : Củng cố - Nắm được đặc trưng của thơ, truyện. - Cách tìm hiểu một tác phẩm thơ, truyện a. Thơ * Đặc trưng: - Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết. - Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt. * Yêu cầu về đọc thơ - Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác. - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh. - Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. b. Truyện * Đặc trưng của truyện: - Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó. - Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối các chi tiết , làm nên cốt truyện - Dùng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. - Không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. * Yêu cầu về đọc truyện - Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. - Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.Phân tích diễn biến của cốt truyện thông qua kết cấu, bố cục, cách kể, ngôi kể. - Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện. Tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện. Đánh giá toàn bộ tp. Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - GV dặn dò những nội dung cần học. - Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. - Học bài cũ + Làm BT 1,2/sgk - 136. + Đặc trưng và yêu cầu của thể loại thơ, truyện - Chuẩn bị bài mới : + Trật tự trong câu đơn. + Trật tự trong câu ghép. Ngày soạn: 24/11/2015 Ngày dạy: 27/11/2015 Tiết PPCT: 53 Làm văn: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức : - Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí : phân biệt theo phương tiện (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử ), theo định kì xuất bản ( nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,), theo lĩnh vực báo (báo Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Kinh tế, Pháp luật, Giáo dục và thời đại,), - Ngôn ngữ báo chí : ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí ( bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xh theo một chính kiến nhất định. - Các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí : tính thời sự cập nhật, tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. - Đặc điểm vể phương diện ngôn ngữ : từ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực nào mà tùy thuộc vào nội dung bài báo; câu văn có kết cấu đa dạng, thường ngắn gọn; sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ tăng sức hấp dẫn, nhất là ở các tít báo. 2. Về kĩ năng : - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu và các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng. - Nhận biết và pt những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí, đặc biệt với các PCNN khác. - Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ - Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phóng sự đơn giản 3. Về thái độ : Hiểu rõ và có thói quen cập nhật thông tin từ báo chí 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, thảo luận nhóm, trình bày trước tập thể. - Năng lực chuyên biệt: Phân tích văn bản thông dụng thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí II. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Ngôn ngữ báo chí - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí. - Ngôn ngữ báo chí mang chức năng thông tin thời sự theo một chính kiến nhất định, phản ánh dư luận xã hội về một sự kiện thời sự. - Đặc trưng cơ bản của PCNNBC - Nhận diện một số thể loại têu biểu của ngôn ngữ báo chí trên một tờ báo viết. - Phân tích những đặc trưng cơ bản của pcnnbc thể hiện ở một bài báo. - Viết một tin ngắn hoạc một phóng sự ngắn về một vấn đề hay hiện tượng mà xã hội đang quan tâm * Câu hỏi kiểm tra đánh giá: 1/ Kể tên các thể loại của báo chí. 2/ Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì? 3/ các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ BC 4/ Đặc trưng cơ bản của PCNNBC III. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, thảo luận, thuyết trình,... IV. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: SGK; Giáo án. 2. Học sinh: Vở học, SGK, Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. V. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ ?Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo? HS: trả lời Gv: nhận xét và cho điểm. Chí Phèo là một người nông dân nghèo, hiền lành, có ước mơ về một cuộc sống giản dị. Bị xã hội thực dân và nhà tù đã biến Chí thành một kẻ lưu manh côn đồ, một con quỹ dữ. Chí phèo khi gặp thị Nở khát khao được sống hạnh phúc nhưng Thị Nở dở hơi nghe lời bà cô đến từ chối, xỉ vả tình yêu của Chí khiến rơi vào bi kịch, bi kịch cự tuyệt quyền làm người . -> nhân vật điển hình về nỗi khổ của người nông dân, về tinh thần => giá trị nhân đạo sâu sắc. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ báo chí - GV: yêu cầu, HS đọc ví dụ SGK tìm hiểu sơ lược về một số thể loại văn bản và ngôn ngữ báo chí. - HS đọc ?Theo em những thể loại văn bản nào thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí? - HS: suy nghĩ trả lời, hs khác nhận xét. - GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý. ? Thế nào là ngôn ngư báo chí? - HS: suy nghĩ trả lời. - Gv: nhận xét, chốt ý. ? Em biết hiện nay có bao nhiêu loại báo chí và cách phân loại như thế nào? - HS: dựa vào hiểu biết của bản thân trình bày. ? Mỗi một thể loại báo chí có yêu cầu sử dụng ngôn ngữ riêng, Ví dụ minh họa. - HS trình bày và đưa ra ví dụ cụ thể. - GV: nhận xét, chốt ý. ? Ngôn ngữ báo chí có chức năng gì? - HS: suy nghĩ trả lời, hs khác nhận xét. - GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý. I. Ngôn ngữ báo chí. 1. Một số thể loại văn bản báo chí. - Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. àThường theo một khuôn mẫu: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả. - Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. - Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. à Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc... 2. Nhận xét chung về ngôn ngữ báo chí. a. Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế , phản ánh chính kiến của tờ báo, dư luận, quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. b. Phân loại báo chí: + Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử. + Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt báo, nguyệt san). + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại... + Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động... c. Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí + Cung cấp tin tức thời sự. + Phản ánh dư luận, ý kiến quần chúng . + Nêu quan điểm, chính kiến của tờ báo. => Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội * Ngôn ngữ báo chí bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập - HS: làm việc nhóm, thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn xác kiến thức. Chấm điểm. - Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông. - Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường. - Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp 11b1. - Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư. 3. Luyện tập. - Viết một bản tin ngắn, đảm bảo theo lôgíc: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả - ý kiến. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí - GV trình chiếu ngữ 3 văn bản báo chí thuộc 3 thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm. Yêu cầu học sinh đọc 3 văn bản này và nhận xét về ngữ liệu theo 3 mặt: + Về từ vựng + Về ngữ pháp + Về các biện pháp tu từ - GV gợi ý cho HS lưu ý những phần bôi đen trong văn bản để HS có căn cứ cụ thể hơn để rút ra nhận xét. - Nhóm 1: đọc 3 văn bản và rút ra nhân xét về từ ngữ sử dụng trong NNBC. - Nhóm 2: đọc 3 văn bản và rút ra nhận xét về mặt ngữ pháp trong NNBC. - Nhóm 3: đọc 3 văn bản và rút ra nhận xét về việc sử dụng các BPTT trong NNBC. - Đại diện nhóm trình bày sau đó GV nhận xét, chốt ý. - GV cung cấp thêm cho HS về những yêu cầu về khổ chữ, kiểu chữ trong báo chí. II - Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí 1. Các phương tiện diễn đạt a. Về từ vựng: Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí rất phong phú. Mỗi thể loại, phạm vi phản ánh có lớp từ vựng đặc trưng. + Bản tin: thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện... + Phóng sự: dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật... + Tiểu phẩm: dùng nhiều từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai, châm biếm. b. Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng, ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc, đảm bảo thông tin chính xác c.Về các biện pháp tu từ: Sử dụng tất cả các biện pháp tư từ từ vựng và tu từ cú pháp * Chú ý: - Ngôn ngữ báo chí dạng nói đòi hỏi phát âm chuẩn, rõ ràng khúc chiết. - Báo viết: Chú ý khổ chữ, kiểu chứ, màu sắc, hình ảnh, tạo được điểm nhấn trong thông tin. Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí - GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK (144) cùng với việc tiếp cận báo chí hàng ngày (đọc báo, nghe đài, xem truyền hình), cho biết những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí? ? Tính thông tin thời sự được thể hiện như thế nào trong ngôn ngữ báo chí? - HS trả lời. - GV chiếu một vài ví dụ làm rõ tính thông tin thời sự của ngôn ngữ báo chí. ? Tại sao ngôn ngữ báo chí phải ngắn gọn? - HS suy nghĩ trả lời. - GV chiếu một vài văn bản báo chí cho HS thấy rõ được tính ngắn gọn. ? Tính sinh động hấp dẫn được thể hiện cụ thể như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. - GV chiếu một vài tít báo hấp dẫn thu hút được sự chú ý của người đọc. - GV chiếu một văn bnar báo chí, yêu cầu HS đặt tít báo cho hấp dẫn để kích thích người đọc, người mua. 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí a. Tính thông tin thời sự - Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. - Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy. b. Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. c. Tính sinh động hấp dẫn: Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách dùng từ đặt câu, cách đặt tít báo. Hoạt động 8: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập - BT1: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin đã cho (SGK / 145) - GV gợi ý, hướng dẫn để HS phân tích. - BT2: Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (một vấn đề hay một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ : môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương,) - GV gợi ý, hướng dẫn : + Xác định vấn đề gì, hiện tượng nào đang được dư luận quan tâm. Ví dụ : việc đi lại lộn xộn trên đường phố ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vấn đề ô nhiễm môi trường, + Ghi chép về người thực, việc thực, có địa điểm, thời gian cụ thể và tiến hành chọn lọc một số chi tiết tiêu biểu để miêu tả. IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 Chỉ một bản tin ngắn “An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc” cũng thể hiện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. - Tính thời sự : thời gian, địa điểm, ý kiến (những vấn đề cần thông tin). - Tính ngắn gọn : mỗi câu là một thông tin cần thiết. 2. Bài tập 2 Hoạt động 9: Củng cố ?Không nhìn vào vở và SGK, em hãy nhắc lại các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? - HS nhắc lại. - GV nhận xét, chốt lại. - Các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí : Tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. Hoạt động 4 : Củng cố GV: Qua bài học biết cách viết một bản tin ngắn. Hoạt động 10: Giao nhiệm vụ về nhà - GV dặn dò những nội dung cần học. - Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ,truyện - Viết những văn bản ngắn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.( vấn đề em cảm thấy tâm đắc) - Học bài cũ + Hoàn thiện bài tập. + Các phương tiện diễn đạt + Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí - Chuẩn bị bài mới: + Khái niệm thơ, Truyện. + Các đặc trưng cơ bản của thơ và truyện.
Tài liệu đính kèm: