Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 43: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 43: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức :

- Giới thiệu một cây bút trào phúng xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945.

- Sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội trưởng giả thành thị đương thời bằng thái độ đả kích sâu cay trong nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả.

- Qua đoạn trích cho HS thấy rõ sự giả dối, lố lăng của đám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ Cố Hồng.

 2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.

 3. Thái độ :

- Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.

 II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, so sánh kết hợp nêu vấn đề bằng câu hỏi gợi mở.

 - Trao đổi thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2660Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 43: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ - Vũ Trọng Phụng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp 11A3
Lớp 11A4
Tiết 43: Đọc văn:
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 	1. Kiến thức :
- Giới thiệu một cây bút trào phúng xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945.
- Sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội trưởng giả thành thị đương thời bằng thái độ đả kích sâu cay trong nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả.
- Qua đoạn trích cho HS thấy rõ sự giả dối, lố lăng của đám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ Cố Hồng.
 	2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.
 	3. Thái độ :
- Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.
	II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, so sánh kết hợp nêu vấn đề bằng câu hỏi gợi mở.
	- Trao đổi thảo luận nhóm.
 	III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	1. Giáo viên : SGK, SGV, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 	2. Học sinh : Chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi SGK.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1 (1 phút) Khởi động
	Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự đất Bắc đồng thời cũng là nhà tiểu thuyết lừng lẫy của văn học hiện thực Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiềunhưng khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta nghĩ ngay đến “Giông 	tố, Số đỏ”. Nếu “Giông tố” được xem là bộ tiểu thuyết lớn nhất thì “Số đỏ” là tác phẩm “xứng đáng làm vẻ vang cho một nền văn học” - “Số đỏ” phên phán xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – một xã hội đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những trò Âu hóa đáng khinh bỉ. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 (7 phút)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn.
GV: Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác giả Vũ Trọng Phụng?
(Cuộc sống chật vật, bấp bênh bằng một nghề viết văn viết báo và khác xa với phần đông thế giới nhân vật của mình, nhà văn là "1 con người bình dị người của khuôn phép, của nền nếp" (Lưu Trọng Lư). Sống ở giữa đất Hà Thành, "cảnh tượng hàng ngày đập vào mắt ông là sinh hoạt của những tầng lớp thuộc cái xã hội thành thị trụy lạc hóa lúc bấy giờ" (Nguyễn Đăng Mạnh). Vũ Trọng Phụng hết sức căm ghét cái xã hội tư sản, thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa đương thời. Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Khoảng đầy 10 năm, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú về thể loại. Không chỉ là nhà tiểu thuyết nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là "Ông vua phóng sự đất Bắc".
GV: Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm “Số đỏ”?
GV: Nêu xuất xứ của đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”?
Hoạt động 3 (10 phút)
Hướng dẫn HS đọc văn bản, tìm hiểu về thể loại và bố cục.
GV hướng dẫn giọng đọc: Đọc với giọng châm biếm, chậm rãi. Gọi HS đọc, sau đó nhận xét.
GV: Xác định thể loại của tác phẩm? (Tiểu thuyết trào phúng sử dụng tiếng cười giễu nhại để châm biếm trên cơ sở xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, xoay quanh những tình huống nối tiếp nhau như 1 chuỗi bi hài kịch bằng tưởng tượng và phóng đại, ngôn ngữ dân dã phong phú).
GV: Tác phẩm có thể chia làm mấy phần? Xác định từng phần và nội dung?
Hoạt động 4 (15 phút)
Hướng dẫn HS phân tích tác phẩm.
GV: Em hiểu thế nào là mẫu thuẫn trào phúng?
GV: Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
( Nhan đề của đoạn trích phản ánh rất đúng 1 sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Đây cũng là tình huống trào phúng chính yếu của toàn bộ chương truyện).
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh tại Hà Nội trong gia đình “nghèo gia truyền” (Ngô Tất Tố).
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám.
- Thành công lớn ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, đặc biệt là phóng sự.
=> "Ông vua phóng sự đất Bắc".
- Tác phẩm chính: (SGK – 122)
2. Tác phẩm “Số đỏ”
- Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “Làm vinh dự cho mọi nền văn học” – Nguyễn Khải.
- Đăng trên báo Hà Nội từ số 40 (7/10/1936), in thành sách năm 1938.
3. Đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”.
- Thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.
- Nhan đề đã được lược bớt.
II. ĐỌC VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Thể loại và bố cục:
a. Thể loại: Tiểu thuyết trào phúng.
b. Bố cục : 3 phần.
- P1 (Đầucho Tuyết vậy): Niềm vui và hạnh phúc của gia đình và mọi người khi cụ cố qua đời.
- P2 (Sáng hôm sauđám cứ đi): Cảnh đám ma gương mẫu.
- P3 (Còn lại): Cảnh hạ huyệt.
3. Giải thích từ khó 
(SGK)
III. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tìm hiểu mâu thuẫn và tình huống trào phúng.
 v Mâu thuẫn trào phúng: là mâu thuẫn tạo nên tiếng cười dựa trên sự đối lập tương phản giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa ý nghĩa và lời nói, lời nói và hành động của nhân vật, giữa hình thức và nội dung.
 v Ý nghĩa nhan đề.
tang gia >< hạnh phúc
-> nghịch lí với quy luật đời thường 
-> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.
- Tang gia mà lại hạnh phúc. Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng.
Ž Điều ấy thật oái oăm, trái khoáy, ngược đời.
 + "Hạnh phúc" là niềm vui của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống.
 + "Tang gia" là lúc mọi người buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi.
Ž Nhan đề phản ánh 1 sự mâu thuẫn trong tâm lí con người: 1 bên là sự hạnh phúc của con người, 1 bên là sự mất mát không thể bù đắp được, vậy mà chúng lại song hành, gắn kết với nhau, đúng là truyện bi hài đáng cười.
Æ Kết luận: Như vậy, ngay nhan đề đã dự báo 1 màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lí, nhiều pha cười ra nước mắt.
Hoạt động 5 (4 phút)
Hướng dẫn học sinh củng cố, luyện tập, dặn dò bài mới
	4. Củng cố, luyện tập.
	- Nêu ngắn gọn về ý nghĩ nhan đề của tác phẩm?
	- Mẫu thuẫn nào xuất hiện trong đoạn trích?
	5. Dặn dò
	Chuẩn bị tiếp bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_12_Hanh_phuc_cua_mot_tang_gia.doc