Giáo án Ngữ văn 11 tiết 43 đến 72

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 43 đến 72

LUYệN TậP

THAO TáC LậP LUậN SO SáNH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.

 - Tích hợp với các kiến thức về các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.

2. Về kỉ năng: Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập luận so sánh ? Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

 

doc 55 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 43 đến 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 43 Làm văn	 Ngày soạn: .................................
LUYÖN TËP 
THAO T¸C LËP LUËN SO S¸NH
A. MỤC TIÊU 	
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.
 - Tích hợp với các kiến thức về các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.
2. Về kỉ năng: Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.
3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập luận so sánh ? Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
3. Bài mới: 
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv cho học sinh thảo luận các bài tập trong sgk.
 Gv phân mỗi nhóm mỗi bài tập.
* Nhóm 1
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ: Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê- Hạ Tri Chương và bài Trở lại An nhơn - Chế Lan Viên ?
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan trong hai bài thơ: Tự tình I và Chiều hôm nhớ nhà?
Bài tập 1.
 Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên:
 - Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.
 + Khi đi trẻ, lúc về già.
 + Trở lại An nhơn, tuổi lớn rồi.
- Khi trở về, cả hai đều trở thành “ người xa lạ” ngay chính trên quê hương mình.
 + Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi
-> vì không ai còn nhận ra mình.
 + Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người
 -> vì quê hương đã biến đổi.
=> Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng giữa hai người vẫn có nét tương đồng , đó là khoảnh khắc giật mình tiếc nuối, bâng khuâng khi trở về thăm quê. 
Bài tập 2.
 Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
 So sánh việc học cũng như trồng cây , cùng với thời gian nếu chịu khó,cố gắng thì sẽ thu được kết quả cao. Đây là so sánh để chúng ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.
Bài tập 3.
 *Giống nhau: 
- Cùng là thơ thất ngôn bát cú đường luật, đều tuân thủ theo những qyu tắc của bài thơ thất ngôn (gieo vần, đối)
 * Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, sử dụng nhiều từ thuần việt. Thơ bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ hán việt.
* Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác nhau về phong cách: 
- Hồ Xuân Hương gần gủi, bình dị, tinh nghịch, hiểm hóc.
- Bà HTQ trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân đài các thượng lưu.
4. Củng cố:
- Học sinh cần biết cách vận dụng thao tác lập luận so sánh vào viết bài văn nghị luận.
- So sánh đề tài mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với mùa thu trong thơ của một nhà thơ mà em biết.
5. Dặn dò: Làm các bài tập trong phần Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 44 Làm văn	 Ngày soạn: .............................
LUYÖN TËP VËN DôNG KÕT HîP C¸C THAO T¸C LËP LUËN PH¢N TÝCH Vµ SO S¸NH
A. MỤC TIÊU 	
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Bước đầu nắm bắt được cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong một bài văn nghị luận.
2.Về kĩ năng: Biết vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài văn nghị luận, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi sau:
- Đoạn trích đã sử dụng những thao tác nào?
- Phân tích mục đích tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích?
- Anh chị rút ra kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận?
GV cho học sinh viết và đọc tại lớp, học sinh nhận xét sau đó giáo viên đưa ra những ưu, khuyết điểm.
I. Bài tập
1. Đoạn trích trên sử dụng nhũng thao tác lập luận:
- Phân tích: “Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dạitự kiêu tự đại là thoái bộ”
- So sánh: Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Sông to, bể rộng ..Người mà tự kiêu tự đại cũng như cũng như cái chén, cái dĩa cạn.”
 Mục đích sử dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn.
- Việc vận dụng các thao tác phân tích, so sánh trong đoạn văn trên giúp người
 đọc, người nghe hiểu rõ về vấn đề tự kiêu, tự đại của mỗi con người.
- Tự kiêu tự đại sẽ làm hại chính bản thân mình. Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng giới hạn nhất định, hiểu được điều đó sẽ giúp chúng ta không ngừng tìm tòi, học hỏi .
2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh và phân tích để viết một đoạn văn trình bày một vấn đề nào đó.
VD:- Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH.
 - Cái tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ.
4. Củng cố: Biết cách vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn nghị luận.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Hạnh phúc của một tang gia( trích Số đỏ- VTP)
 - Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng.
 - Tâm trạng, thái độ của những người trong đám tang.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 45 Đọc văn	 Ngày soạn: ..............................
h¹nh phóc cña mét tang gia
(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
A. MỤC TIÊU 	
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng.
2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự
3. Về thái độ: có thái độ sống đúng đắn.
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa của cảnh cho chữ?
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu tiểu dẫn.
Dựa vào sgk, em hãy nêu những nét chính về VTP?
GV gợi ý hs phát hiện...
GV giảng giải...
GV giúp hs tóm tắt tiểu thuyết “Số đỏ”?
Gía trị của tác phẩm?
GV giảng giải- minh hoạ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.
Em suy nghĩ gì về nhan đề của đoạn trích?
GV giảng...
Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gai đình của cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ mang lại?
HS phát hiện...bình vài chi tiết tiêu biểu
GV tham gia bình....
Ý nghĩa trào phúng niềm hạnh phúc vô biên của đại gia đình này?
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả (1912- 1939)
- Quê ở Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.
- Sinh ra trong một gia đình “nghèo gia truyền”.
- Là người bình dị, mực thước, cần mẫn, lam lũ với nghề văn.
- Các tác phẩm chính (sgk)
- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đên tối, thối nát đương thời.
- Quan điểm sáng tác: “tiểu thuyết là sự thực ở đời”.
2. Tiểu thuyết “Số đỏ”
a. Tóm tắt (sgk)
b. Gía trị:
- Nội dung: 
+ Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước Cách mạng tháng Tám -> tính thời sự và tính chiến đấu.
+ Xây dựng được một loạt chân dung biếm hoạ xuất sắc.
- Nghệ thuật: thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.
-> một bộ tiểu thuyết “ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)
II. VĂN BẢN
1. Vị trí đoạn trích: chương V- tiểu thuyết “Số đỏ” 
2. Đọc
3. Tìm hiểu chi tiết
* Nhan đề: tang gia >< hạnh phúc 
-> nghịch lí với quy luật đời thường 
-> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.
a. Tâm trạng- chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ.
 Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:
- Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về giá trị đôi sừng hươu vô hình.
- Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai...đê cho thiên hạ phải ngợi khen.
->điển hình cho loại người ngu dốt và háo danh.
- Ông Văn Minh: thích thú vì cái “chúc thư...không còn là lý thuyết viễn vông nữa”
và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ.
- Cậu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến.
- Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi khôgn được mặc đò xô gai tân thời...
- Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy những chế tạo cuả mình ra mắt công chúng.
- Cảnh sát sung sướng vì có việc làm...
-> Ý nghĩa trào phúng: tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hoá, đồi bại của lương tâm.
4. Củng cố: Sức chiến đấu của đoạn trích?
5. Dặn dò: Chuẩn bị: phần tiếp theo: Cảnh đưa đám?
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 46 Đọc văn	 Ngày soạn: ............................
h¹nh phóc cña mét tang gia
(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
A. MỤC TIÊU 	
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ v ... 
*Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp.
- Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật.
- Do sự phức tạp của tình hình xã hội, chính trị, tư tưởng..
2. Văn học phát triển với tốc độ hết sức mau lẹ, phi thường.
- Do sự thúc đẩy của thời đại.
- Xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề trước đó chưa từng có.
- Sức sông của dân tộc tiếp sức, chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Sự thức tỉnh, trổi dậy mạnh của ý thức cái tôi cá nhân.
II. Phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và hiện đại.
- Tiểu thuyết trung đại: 
 + Chữ Hán, chữ Nôm
 + Chú ý đến sự việc, chi tiết.
 + Cốt truyện đơn tuyến.
 + Cách kể theo trình tự thời gian.
 + Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược.
 + Ngôi kể thứ 3.
 + Kết cấu chương hồi.
- Tiểu thuyết hiện đại;
 + Chữ quốc ngữ.
 + Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.
 + Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.
 + Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.
 + Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp.
 + Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.
 + Kết cấu chương đoạn.
4. Củng cố: Chốt lại các ý chính
5. Dặn dò: Chuẩn bị: các câu hỏi còn lại trong phần Ôn tập
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 68 Đọc Văn Ngày soạn: ..........................
«n tËp phÇn v¨n häc
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Nắm vững được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 11.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại
2.Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống.
3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: tiếp theo.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “ Vi hành”( Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao).
GV đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi mở cho hs.
Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống đối với tác phẩm tự sự? 
Hs thảo luận trình bày- hs nhận xét gv chốt lại nội dung chính.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao)
Gv chia 3 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu một truyện, chuẩn bị thành dàn ý , trình bày.
Cả lớp nhận xét- gv chốt lại những nội dung chính.
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
Hs thảo luận trình bày.
III. Tình huống truyện trong các tác phẩm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí phèo.
* Tình huống là các quan hệ, những hoàn cảnh, những nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện.
- Vi hành: tình huống nhầm lẫn.
- Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.
- Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
- Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.
IV. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.
- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế..
- Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình.
- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật..
V. Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triễn khai và giải quyết mâu thuẩn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội.
- Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội-> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu.
4. Củng cố:
- Ngoài những nội dung đã ôn tập, về nhà đọc và tìm hiểu cụ thể hơn một số tác phẩm tiêu biểu trong chưng trình.
- Viết đoạn văn phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.
5. Dặn dò: 
- Ôn tập kiểm tra học kì.
- Đọc trước phần “ Kiểm tra tổng hợp cuối học kì”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 71 Làm văn Ngày soạn: .............................
luyÖn tËp pháng vÊn 
vµ tr¶ lêi pháng vÊn
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
2.Về kĩ năng: bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh.
3. Về thái độ: Tiến bộ hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ và trong thái độ giao tiếp...
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: tiếp theo.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh về:
- Giới hạn chủ đề
- Soạn hệ thống câu hỏi
- Dự kiến trả lời các câu hỏi mà mình soạn.
GV phân nhóm và cho hs trao đổi để thống nhất chủ đề phỏng vấn. Sau đó, các nhóm nên nhất trí nhanh về mục đích và đối tượng phỏng vấn để trao đổi kĩ hơn về hệ thống các câu hỏi phỏng vấn.
Sau khi thảo luận, gv yêu cầu mỗi nhóm cử một người làm nhiệm vụ phỏng vấn, một(hoặc 1 số người) làm nhiệm vụ trả lời phỏng vấn, một người ghi biên bản phỏng vấn. Số hs còn lại trong nhóm nghe và góp ý
GV sơ kết những mặt ưu điểm và những mặt còn hạn chế về phỏng vấn, trả lời phỏng vấn và về biên bản ghi chép cuộc phỏng vấn...
1. Chuẩn bị
2. Thảo luận nhóm
3. Trình bày
4. Sơ kết, rút kinh nghiệm.
- Đối với người phỏng vấn: lập hệ thống câu hỏi, cách hỏi, cách ghi chép và biên tập kết quả phỏng vấn.
- Đối với người trả lời phỏng vấn: xác định nội dung trả lời câu hỏi, cách diễn đạt, trình bày các ý kiến của bản thân.
-> Chú ý thái độ, tác phong khi hỏi đáp, chuyện trò, giao tiếp.
4. Củng cố: GV gợi ra những điều cần rút kinh nghiệm và phương hướng phấn đấu cho hs trong lớp
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Lập dàn ý đề bài viết tổng hợp
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 72 Làm văn Ngày soạn: .......................
Tr¶ bµi kiÓm tra tæng hîp
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra trong các kiến thức cơ bản về phần VH, TV và LV đã học trong học kì I, những gì bản thân nắm vững và những gì còn sai sót; những điều cần rút kinh nghiệm...
2.Về kĩ năng: làm bài nghị luận văn học
3. Về thái độ: có phương hướng phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, có tiến bộ hơn trong kì sau.
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạGV nhận xét, đánh giá....
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv nêu đáp án phần trắc nghiệm.
GV hướng dẫn hs thảo luận phần tự luận...
GV nhận xét, nêu ra các lỗi để hs sửa chữa...
Đáp án
I. Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
452
B
D
D
A
C
C
A
B
C
A
B
D
371
C
B
D
A
C
A
B
D
B
D
D
A
297
B
D
C
A
B
A
D
D
B
C
C
A
143
C
D
C
C
B
D
B
A
A
B
A
D
II. Tự luận:
Câu 1:
- Cái đẹp không thể cùng tồn tại bên cái xấu, cái ác
- Yêu cái đẹp và muốn tôn thờ cái đẹp thì trước hết phải có thiên lương và giữ được thiên lương.
-> Lời khuyên chân thành, sâu sắc, kín đáo -> tri âm tri kỉ
Câu 2:
- Giới thiều vài nét về TL và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
- Bức tranh chân thực và cảm động:
+ Trong buổi chiều tà và đêm tối, hình ảnh những con người phố huyện hiện lên chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng đầy ám ảnh.
+Hình ảnh chị em Liên và đoàn tàu
+ Những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi
-> Tinh thần nhân đạo của tác phẩm.
Nhận xét:
- Ưu: hiểu đề, nhiều em có kĩ năng làm bài khá, kiến thức khá ; trình bày mạch lạc, sạch sẽ...
- Nhược:
+ Nhiều em kiến thức còn rất mơ màng, không nắm được những kiến thức cơ bản nhất
+ Cách làm bài còn chung chung, chưa làm nổi bật được các ý chính.
+ Lỗi dùng từ, đặt câu nhiều
...
Sửa lỗi:
4. Củng cố: GV yêu cầu hs tự rút kinh nghiệm
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Lưu biệt khi xuất dương
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11(6).doc