Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Đọc văn: Chữ người tử tù

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Đọc văn: Chữ người tử tù

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác ).

- Nắm được tình huống truyện Chữ người tử tù.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng. Trân trọng tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tổng hợp, so sánh.

 

doc 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1154Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Đọc văn: Chữ người tử tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/10/2019
Tiết 38. Đọc văn. 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 Nguyễn Tuân 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác).
- Nắm được tình huống truyện Chữ người tử tù.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ
- Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng. Trân trọng tấm lòng  của nhà văn Nguyễn Tuân. 
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II.Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh. Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Khởi động
*Mục tiêu :tạo tâm thế thoải mái,đưa học sinh tiếp cận nội dung bài học
*Hình thức tổ chức :GV nêu câu hỏi học sinh hoạt động cá nhân trên lớp
-B1: chuyển giao nhiệm vụ
Bằng hiểu biết lịch sử em hãy cho biết 2 nhà văn,nhà thơ Việt Nam nào xuất hiện trong câu thơ đầu của 2 câu sau : " Văn như siêu quát vô tiền hán
 Thi đáo tùng tuy thất thịnh Đường"
-B2: Thực hiện nhiệm vụ
-B3: Hs trả lời
-B4 : GV chốt
Câu thơ nhắc tới 2 nhà thơ,nhà văn lớn của nước ta ở thế kỉ XIX: Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu
Văn học luôn luôn là sự kế thừa,tiếp nối truyền thống với cảm hứng từ lịch sử và những giá trị tốt đẹp mà cha ông trao truyền lại cho cháu con.Cao Bá Quát là một nhân vật lịch sử đã vượt ra tầm mức của một nhà nho,nhà văn hoá mẫu mực khuôn thước của lễ giáo phong kiến xưa.Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của họ Cao là nguồn cảm hứng sáng tạo của các cây bút hiện đại sau này.Truyện ngắn " Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân với hình tượng trưng tâm là người anh hùng Huấn Cao là ví dụ như thế.
 Hoạt động 2 : hình thành kiến thức mới
Mục tiêu :- Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác).
- Nắm được tình huống truyện Chữ người tử tù.
Hình thức tổ chức : hs hoạt động cá nhân trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt ý chính. 
- Phần tiểudẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? 
Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân?
Nhiều bút danh: 
+Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của ông. 
+ Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung
+ Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân
+ Nhất Lang: Chàng trai số 1
+ Tuấn thừa sắc: Tuân.
Xuất xứ của truyện “ Chữ người tử tù” ?
Gv giảng:
- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời
+ Được in lần đầu 1940 gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. 
+ Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩ cuối mùa - những con người tài hoa, bất đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông nghênh và thiên lương để đối lập với xã hội phàm tục.
GV hướng dẫn HS đọc theo đoạn.
Định hướng cách tìm hiểu nội dung.
- Em thường nhìn thấy các kiểu viết chữ nho ở đâu? Có hình dáng như thế nào?
- Chữ Hán (Chữ nho): Chữ tượng hình, viết bằng bút lông, mực tàu. Viết theo khối vuông, tròn, nét thanh, nét đậm, nét cứng, nét mềm khác nhau.
- Nghệ thuật chơi chữ nho, viết chữ nho là thú chơi của các nhà nho mà người xưa gọi là Thư pháp.
à Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự của những người có văn hoá và khiếu thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng sang trọng.
- Theo em, tình huống của câu chuyện có gì đặc biệt? 
Yêu cầu HS trình bày tình huống truyện của Chữ người tử tù.
TP chưa đầy 3000 chữ nhưng chứa đựng một nội dung tư tưởng lớn. Chỉ có 3 nhân vật ở 3 cảnh khác nhau:
+ Quản ngục đọc công văn về tên tử tù Huấn Cao.
+ Huấn Cao bị giải vào ngục và sự biệt đãi.
+ Cảnh Huấn Cao cho chữ.
à Cảnh nào cũng hội tụ đủ cả 3 nhân vật.
- Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường: viên quản ngục – kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất khát khao ánh sáng của chữ nghĩa với Huấn Cao – người tử tù đang chờ ngày ra pháp trường nhưng có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. 2 con người ấy gặp nhau giữa chốn ngục tù. Huấn Cao càng lạnh lùng, càng tỏ ra bất cần thì viên quản ngục lại càng cháy bỏng cái sở nguyện được chữ. Và kịch tính đã lên tới đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
- Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - Người Hà Nội. 
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật.
- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
- Sở trường là tuỳ bút.
 2. Những tác phẩm chính
* Trước Cách mạng 1945
- Đi tìm cái đẹp trong sự đối lập với cuộc đời (Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua..)
* Sau Cách mạng 1945
- Hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với các tùy bút: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi. (đi tìm cái đẹp trong những điều bình dị của cuộc sống.)
* Phong cách nghệ thuật : “ngông”
- Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có tri thức uyên bác và cách sử dụng ngôn từ độc đáo, sáng tạo
- Yêu chuộng sự phóng túng, tự do
- Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
3. Truyện ngắn: Chữ người tử tù
- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời.
- In lần đầu 1940, gồm 11 truyện ngắn.
- Nội dung: Những nhà nho gặp thời loạn lạc...phẫn uất và tìm đến những vẻ đẹp xưa, cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn.
Là ‘‘một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ’’(Vũ Ngọc Phan)
II. Đọc hiểu văn bản 
 1. Tình huống truyện 
- Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :
 + Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.
 + Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.
→ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữa cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác. → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.
- Xét trên bình diện xã hội họ không thể tồn tại chung, Huấn Cao đại diện cho những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triểu đình, quản ngục đại diện cho hệ thống và trật tự của giai cấp cầm quyền đương thời. Nhưng éo le thay, Huấn Cao lại là người có tài viết chữ đẹp, còn quản ngục lại lả kẻ tôn thờ những con chữ, hàng ngày khát mong có được chữ của Huấn Cao.
- Xét trên bình diện nghệ thuật họ hoàn toàn có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Huấn Cao – người sáng tạo ra cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thư pháp, quản ngục người gìn giữ và tôn thờ cái đẹp. Nếu gặp nhau trong một hoàn cảnh khác, hay một bầu trời chỉ có nghệ thuật thì họ lại trở thành Bá Nha và Tử Kì thuở trước.Cuộc gặp gỡ đã tạo dựng một tình huống kịch tính, từ cuộc gặp gỡ này hai nhân vật sẽ bộc lộ tính cách. Huấn Cao: tài hoa, thiên lương và khí phách anh hung, quản ngục là kẻ dịu dàng, biết giá người, biết trọng người ngay. Hành trình gian nan và có lúc tưởng như ngục tù ấy không chỉ giam giữ Huấn Cao mà còn là tiêu tan đi cái đẹp bởi cái nhơ bẩn và cái ác. Thế nhưng những tấm lòng trong thiên hạ đã gặp nhau, sự thành tâm và sở thích cao quý của quản ngục đã làm Huấn Cao cảm động.
 Hoạt động 3 : luyện tập
*Mục tiêu : củng cố kiến thức vừa học thông qua một bài tập cụ thể
*Hình thức tổ chức :học sinh hoạt động cá nhân trên lớp
-B1:chuyển giao nhiệm vụ
Đọc đoạn trích trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
                                                   (Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Nhân vật đó nói về điều gì?
Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
-B2: thực hiện nhiệm vụ
-B3: Hs trình bày
GV gọi từ 1-2 HS trả lời nhanh câu hỏi
-B4: GV gợi ý,định hướng kiến thức
Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao đánh giá về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục
Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Các từ láy được sử dụng : dịu dàng, trong trẻo
Đặt câu: học sinh có thể đặt theo nhiều cách nhưng phải đúng về ngữ pháp và phù hợp với nghĩa của từ.
 Hoạt động 4-5 vận dụng, mở rộng
*Mục tiêu :vận dụng kiến thức vừa học để phân tích,bình luận và bày tỏ ý kiến cá nhân về một đề bài cụ thể.
Hình thức tổ chức :GV nêu câu hỏi định hướng kiến thức, HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà
-B1: chuyển giao nhiệm vụ 
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
-B2: GV định hướng kiến thức
-B3 : HS Thực hiện nhiệm vụ tại nhà
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề
– Nguyễn Tuân (1910-1987) là "người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp" và cũng là cây bút rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn thường quan sát, miêu tả thế giới ở phương diện thẩm mĩ và đánh giá con người dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ.
– Chữ người tử tù là truyện ngắn trích trong tập Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng, tác phẩm được đánh giá là "gần đạt đến sự hoàn mĩ". Góp phần vào thành công nghệ thuật của tác phẩm, không thể không nói đến nghệ thuật tạo tình huống độc đáo.
2. Phân tích
* Khái niệm tình huống truyện:
+ Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 
Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.
Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó, nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm. Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
* Tình huống độc đáo của truyện ngắn Chữ người tử tù
+ Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
+ Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.
* Vai trò của tình huống truyện:
+ Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự tất thắng của cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc đối đầu với những gì xấu xa, tăm tối, độc ác. Thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua tình huống truyện là thông điệp về sức mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp "Cái đẹp cứu rỗi nhân loại"
+ Bộc lộ tính cách nhân vật:Thông qua tình huống truyện, nhân vật Huấn Cao có cơ hội bộc lộ rõ những phẩm chất cao đẹp: vừa hiên ngang, dũng liệt vừa tài hoa nghệ sĩ lại giữ được cái tâm trong sáng. Còn quản ngục, qua tình huống éo le ấy, cũng thể hiện mình là một người có khí phách, biết "biệt nhỡn liên tài", trân trọng tài năng và khí phách của người anh hùng đồng thời là người vẫn giữ được thiên lương trong sáng.
+ Thúc đẩy cốt truyện phát triển (tạo không khí căng thẳng, lôi cuốn): Từ tình huống truyện, cốt truyện được triển khai, phát triển và lên đến cao trào trong cảnh cho chữ cuối tác phẩm. Chính tình huống độc đáo đã tạo cho câu chuyện sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ đầu tác phẩm.
+ Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cá tính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
– Đánh giá chung: Tình huống truyện là một thành công nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn của tác phẩm đồng thời thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Nguyễn Tuân.
Củng cố: 
- Những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác).
- Tình huống truyện của truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
Dặn dò:
- Tìm hiểu thêm một số kiến thức có liên quan đến bài học: Tìm hiểu thêm về nghệ thuật thư pháp và sưu tầm những bức thư pháp cổ hiện nay còn được lưu giữ. 
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Rút kinh nghiệm bài học 
 Ninh Bình,ngày..tháng..năm 2019
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_38_doc_van_chu_nguoi_tu_tu.doc