Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 37: Ngữ cảnh

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 37: Ngữ cảnh

A. TIÊU CẦN ĐẠT

1. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 a. Kiến thức:

 - Khái niệm ngữ cảnh:là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

- Các nhân tố của ngữ cảnh:

+ Các nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính,nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức.

+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh văn hóa, bối cảnh tình huống và hiện thực lời nói, câu văn đề cập đến.

+ Văn cảnh: tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.

-Vai trò của ngữ cảnh:

+ Đối với người nói(người viết) và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.

+ Đối với người nghe, người đọc và quá trình lĩnh hội văn bản: là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản

 

docx 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 40090Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 37: Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Ngữ văn 11 Năm học 2016 - 2017 
 Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thanh Xuân Trường THPT Ân Thi
Ngày soạn: 18/10/2016
Tiết:37
NGỮ CẢNH
A. TIÊU CẦN ĐẠT
1. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 a. Kiến thức:
 - Khái niệm ngữ cảnh:là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
- Các nhân tố của ngữ cảnh:
+ Các nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính,nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức.
+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh văn hóa, bối cảnh tình huống và hiện thực lời nói, câu văn đề cập đến.
+ Văn cảnh: tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.
-Vai trò của ngữ cảnh:
+ Đối với người nói(người viết) và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
+ Đối với người nghe, người đọc và quá trình lĩnh hội văn bản: là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản
 b. Kĩ năng: 
- Các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản.
- Các kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản.
- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản..
 c.Thái độ: 
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt.
 2. Định hướng năng lực, phẩm chất HS
a. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, tự nghiên cứu; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực riêng: Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ, Sử dụng ngôn ngữ TV
 b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - SGK, SGV, CKTKN.
 - Thiết kế bài dạy.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 - PPDH: gợi tìm , đàm thoại, diễn giảng, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 - KTDH: đặt câu hỏi, chia nhóm, đọc hợp tác, trình bày một phút, giao nhiệm vụ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( 7 phút)
PPDH/KTDH: phân vai, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi => NL: sáng tạo giải quyết vấn đề ; P/c: Tự lập, tự tin, tự chủ
GV cho Hs diễn truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
HS diễn, hỏi các bạn: Nếu tự dưng bạn nghe câu “ Lẽ phải thuộc về con mà” , bạn có hiểu lời nói của của Cải? 
GV giới thiệu bài mới: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 23 phút)
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL, phẩm chất
- PPDH: đàm thoại, trả lời câu hỏi,. 
 - KTDH: đặt câu hỏi, đọc hợp tác, trình bày một phút
- PPDH: trả lời câu hỏi 
 - KTDH: đặt câu hỏi, đọc hợp tác, trình bày một phút
- PPDH: trả lời câu hỏi, thảo luận
 - KTDH: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao, đọc hợp tác, trình bày một phút
- PPDH: lời câu hỏi
 - KTDH: đặt câu hỏi, trình bày một phút
-PPDH: thảo luận
- KTDH:
Bản đồ tư duy.
- PPDH: nghiên cứu tình huống, lời câu hỏi
 - KTDH: đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Thao tác 1.HD HS tìm hiểu khái niệm
HS Dựa vào kiến thức đã học về HĐGTBNN ở lớp 10, đọc hợp tác ngữ liệu trong SGK
GV cho HS trả lời và HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
- Câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” khi đứng một mình là câu vu vơ hay xác định? Vì sao?
- Vì sao ta không thể trả lời được những câu hỏi trên?
- Vẫn câu nói đó, nhưng được đặt vào bối cảnh ( đoạn văn trong Hai đứa trẻ)phát sinh ra nó thì đó là câu xác định hay vu vơ? Vì sao?
 HS phân tích được ngữ liệu và rút ra KL :
1. Khi câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” đứng một mình, đó là một câu vu vơ, vì không thể xác định được:
- Nhân vật giao tiếp: không biết ai nói với ai, người nói, người nghe có địa vị xã hội ra sao, có quan hệ với nhau như thế nào?
- Thời gian, không gian: Câu nói đó được nói ra ở đâu, vào lúc nào?
- Đối tượng được nói đến: “Họ” là những ai?
- Thời điểm của sự phủ định: “Chưa ra” là tính từ thời điểm nào, theo hướng từ đâu đến đâu, “giờ muộn thế này” là nói đến khoảng thời gian nào?
--> Không thể trả lời các câu hỏi vì không biết được bối cảnh sử dụng của câu nói trên.
- Câu nói đó giờ mang tính xác định, vì:
+ Nhân vật xác định: Câu nói đó của chị Tí, nói với những người bạn nghèo cùng cảnh ngộ như chị: chị em Liên, gia đình bác xẩm, bác Siêu...
+ Thời gian, không gian xác định: buổi tối, nơi phố huyện nhỏ, trong lúc mọi người đều đang chờ khách hàng. Rộng hơn, câu nói trên diễn ra trong hoàn cảnh XHVN trước CMT8
+ Đối tượng được nói đến xác định: “Họ” tức mấy người phu gạo, phu xe, hoặc mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm.
+ Thời điểm của sự phủ định: “chưa ra” là tính từ buổi tối. “Ra” là từ trong huyện ra phố. Vừa chập tối nhưng chị Tí đã cho là “giờ muộn thế này” vì cuộc sống của chị đói nghèo, mòn mỏi, đang trông mong những vị khách này.
=>KL: Có thể nói rằng, mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. 
GV : Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?
* Rút ra khái niệm.
*Thao tác 2 : HD HS tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh
Tích hợp với bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ; Văn bản ; GV Hs nhận xét, bổ sung ; Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
GV : Phân tích ngữ liệu phần I- SGK , cho biết ai là người nói, ai là người nghe ? Quan hệ giữa họ ? Quan hệ đó chi phối lời nói như thế nào ?
HS làm việc cá nhân, trả lời :
Ngữ liệu SGK :
+ Người nói: chị Tí (chủ thể phát ngôn); 
+ Người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm
+ Họ là những người quen biết, cùng bán hàng nhỏ nơi phố huyện. Lời nói của chị Tí có sắc thái thân mật, gần gũi( chị nói trống không)
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv nhận xét.
GV : Hãy xác định nhân vật giao tiếp ở một lá thư là ai ? 
HS làm việc cá nhân, trả lời :
+ Người viết ( Chủ thể tạo lập VB)
+ Nguời đọc ( Tiếp nhận văn bản)
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv nhận xét.
Gv : Thế nào là nhân vật giao tiếp? Có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến lời nói, cuộc giao tiếp?
HS làm việc cá nhân, rút ra KL :
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv chuẩn xác kiến thức
GV Chia HS thành các cặp, giao nhiệm vụ, cho Hs thảo luận (3 phút)
HS thảo luận theo yêu cầu trên phiếu học tập, viết vào phần trống trong phiếu và cử đại diện trình bày.
GV cho Hs nhận xét, bổ sung ; Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
GV : Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ ậm ọe quan trường miệng thét loa (Vịnh khoa thi Hương  - Trần Tế Xương)
1- Hai câu thơ trích trong tác phẩm nào ? Bối cảnh ra đời của tác phẩm đó ?
2- Hai câu thơ có bối cảnh hẹp ở đâu, thời gian nào, sự việc xảy ra ?
3- Hai câu thơ này nói về ai ? với tâm trạng nào ? 
HS phân tích được ngữ liệu và rút ra KL:
1-Hai câu thơ trích trong tác phẩm Vịnh khoa thi Hương 
 - Bối cảnh ra đời của tác phẩm : XH Việt Nam cuối thế XIX, XH thực dân nửa phong kiến ; Nền học vấn, thi cử Hán học đã tàn.
2- Hai câu thơ có bối cảnh hẹp ở trường thi Nam Định, năm Đinh Dậu(1879): Sĩ tử đi thi lôi thôi, luộm thuộm, Quan trường ậm ọe quát loa. 
3- TTX đặc tả hình ảnh sĩ tử và qua trường : Sĩ tử lôi thôi khi đi thi, mất hết dáng vẻ nho nhã ; quan trường cố ra oai để thị uy, bộc lộ đó là kẻ dựa hơi chứ không có thực tài-> châm biếm cảnh tượng đáng buồn của một trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến, khi Hán học đã tàn.
GV- Từ ngữ liệu rút ra KL: Bối cảnh ngoài ngôn ngữ có những yếu tố nào ? Em hiểu thế nào là bối cảnh rộng ?Thế nào là bối cảnh hẹp ? hiện thực được nói đến là gì ? 
HS làm việc cá nhân, rút ra KL :
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv chuẩn xác kiến thức
GV : Câu nói của chị Tý «  Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ » ta có thể hiểu được Họ là ai trong câu nói ấy là vì sao ?
HS làm việc cá nhân, trả lời
+ Ta hiểu được Họ trong câu nói của chị Tý vì trước và sau nói nó là câu văn cho biết họ là ai «  Mấy người phu gạo hy phu xe,  mấy chú lính lệngười nhà thầy Thừa »khách hàng quen của chị 
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv nhận xét.
GV : Thế nào là văn cảnh ?
HS làm việc cá nhân, rút ra KL :
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv chuẩn xác kiến thức
Gv chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy về ngữ cảnh
* Thao tác 3 : HD HS tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh
GV : A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.
( Hai đứa trẻ- Thạch Lam)
a. Câu nói này là của ai? Câu nói xuất phát từ bối cảnh hẹp nào?
b. Từ tìm hiểu ngữ liệu, hãy cho biết vai trò của ngữ canhr với người nói( viết ) và quá trình tạo lập văn bản
HS làm việc cá nhân, rút ra KL :
GV Hs nhận xét, bổ sung( nếu có) ; Gv chuẩn xác kiến thức
Gv cho HS làm bài tập 5- SGK, tr106
Trên đường đi, hai người không quen biết nhau, một người hỏi: “ Thưa bác, bác có đồng hồ không?”. Có hai cách hiểu. Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp, theo em cách hiểu nào đúng?
a. Hỏi xem người cùng đi có đồng hồ không? 
b. Người hỏi muốn biết thông tin về thời gian 
HS làm việc cá nhân và trả lời : b
GV: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản? 
HS: đọc hợp tác và khái quát.
GV: chuẩn xác kiến thức.
 I. Khái niệm ngữ cảnh.
 Tìm hiểu ngữ liệu :
 Khái niệm
- Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, người nghe( đọc) căn cứ vào đấy để lĩnh hội được đúng lời nói. 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh.
1. Nhân vật giao tiếp.
- NVGT là những người tham gia giao tiếp. NVGT có mối quan tương tác đóng vai người nói (viết ), người nghe ( đọc)
- Lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, quan hệ, địa vị xã hội, ... của NVGT-> chi phối nội dung và hình thức lời nói, câu văn.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp rộng( còn gọi là bối cảnh văn hóa) là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục, tập quán trong cộng đồng... ở bên ngoài ngôn ngữ chi phối đến quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói, câu văn.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể khi diễn ra giao tiếp
- Hiện thực được nói tới là hiện thực được lời nói, câu văn đề cập tới. Có thể là hiện thực bên ngoài (biến cố, sự việc,..), có thể là hiện thực tâm trạng của con người (trạng thái, cảm xúc, tình cảm,..) Nó tạo nên nghĩa sự việc cho câu nói (nội dung câu nói). 
 3. Văn cảnh.
- Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có thể là lời đối thoại hay đơn thoại, có thể ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
III. Vai trò của ngữ cảnh.
1 - Đối với người nói ( viết ) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ(từ, ngữ, câu...)
2 - Đối với người nghe( đọc ) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 
- Năng lực tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ TV
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Năng lực tự học; giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ TV 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Năng lực tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ TV, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Năng lực tự học; giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- NL: hợp tác, sáng tạo
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Năng lực tự học; giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL, phẩm chất
PPDH: thảo luận; trả lời câu hỏi.
KTDH: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
Gv chia nhóm 1, 2,3 HS,giao nhiệm vụ:
HS trao đổi, thảo luận cặp:5 phút.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 1 : Bài tập 1- SGK, tr106
Nhóm 2 : Bài tập 2- SGK, tr106
 Bài tập 1- SGK, Tr106
 Hai câu văn trong " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh: 
- Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. 
- Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.
=> Bối cảnh : chi phối đến nội dung và hình thức phát ngôn
Bài tập 2- SGK, tr106p độc l- --- Hiện thực được nói tới: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, mà người phụ nữ vẫn cô đơn.
 doHiện thực của tâm trạng nhân vật trữ tình: tâm trạng buồn,cô đơn của người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên của dân tộc.ăn
NL: hợp tác; giải quyết vấn đề, Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3 phút)
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL, phẩm chất
PPDH: gợi tìm, trả lời câu hỏi.
KTDH: Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời: 
Bài tập 1 Một anh chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi bỗng nhiên anh chàng thắng lại cái “keét”ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi:
- Chàng: Ăn không?
- Nàng: Ăn!!!
- Chàng: Có thế chứ.Bộ thắng này mới thay hồi sáng đó!
 Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi. Nàng ỉu xìu mặt.
 Vì sao cô gái “ỉu xìu mặt”? Câu nói của chàng trai được sinh ra trong ngữ cảnh nào? Cô gái hiểu câu nói đó trong ngữ cảnh nào? Vây em cần lưu ý điều gì khi giao tiếp? 
HS: làm việc cá nhân
Bài 2: Đọc ngữ liệu trong phiếu học tập và cho biết: 
 Đó là câu chuyện về một chiến sĩ công an, trong một trận săn bắt cướp, anh đã dũng cảm xông lên chặn đầu bọn chúng giúp đồng đội mình bắt trọn băng cướp đó. Thế nhưng, anh đã hi sinh. Sự hi sinh của anh có ý nghĩa cao đẹp. Anh đã chết một cách anh dũng vì sự nghiệp bảo vệ độc lập của đất nước.
a. Phần gạch chân, người viết đã viết đúng ngữ cảnh chưa?
b. Nếu viết chưa đúng. Hãy viết lại sao cho đúng với ngữ cảnh?
c. Rút ra bài học.
- Câu nói của chàng trai sinh ra trong ngữ cảnh xe mới thay thắng và anh thử thắng xe. Cô gái hiểu xe dừng trước quán chè nên nghĩ rằng chàng trai rủ ăn chè.
 => Khi giao tiếp cần chú ý đến bối cảnh riêng của mình, để tạo lập lời nói rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm. Mỗi lời nói chỉ được sinh ra và được hiểu trong một ngữ cảnh nhất định.
Bài tập 2:
a.Phần gạch chân, người viết chưa viết đúng văn cảnh.
 b.Viết lại: Anh đã ra đi anh dũng vì sự nghiệp bảo vệ bình yên của xã hội
NL: Tự học, quyết vấn đề, Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 2 phút)
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL, phẩm chất
PPDH: gợi tìm, trả lời câu hỏi.
KTDH: Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho HS cả lớp
Tìm hiểu ngữ cảnh trong tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.
HS về nhà làm bài tập.
- Nhân vật giao tiếp
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
+ Bối cảnh giao tiếp rộng 
+ Bối cảnh giao tiếp hẹp 
 + Hiện thực được nói tới
- Văn cảnh
-NL: Tự học
- P/c: Tự lập, tự tin, tự chủ
Dặn dò: Chuẩn bị Trả bài số 2
E. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_10_Ngu_canh.docx