Giáo án Ngữ văn 11 tiết 36 Đọc thêm: Xin lập khoa luật ( trích Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 36 Đọc thêm: Xin lập khoa luật ( trích Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ

Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT

( Trích Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ

A. Mục tiêu bài học

Giúp hs

- Nắm được đặc điểm văn điều trần: văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề đạt lên cấp trên, thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội; biết phân tích hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điều trần.

- Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp canh tân đất nước và tầm lòng nhiệt thành của Nguyễn Trường Tộ.

- Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ nói riêng, tình yêu nước thương dân nói chung của người Việt không phân biệt tôn giáo.

B. Chuẩn bị

1. Gv: Sgk, stk, soạn giảng

2. Hs: soạn bài trước ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2040Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 36 Đọc thêm: Xin lập khoa luật ( trích Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 36 ( lớp 11a5, 11a6 ), 32 ( lớp 11a2 )	Ngày soạn: 
Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT
( Trích Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ
Mục tiêu bài học
Giúp hs
Nắm được đặc điểm văn điều trần: văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề đạt lên cấp trên, thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội; biết phân tích hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điều trần.
Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp canh tân đất nước và tầm lòng nhiệt thành của Nguyễn Trường Tộ.
Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ nói riêng, tình yêu nước thương dân nói chung của người Việt không phân biệt tôn giáo.
Chuẩn bị
Gv: Sgk, stk, soạn giảng
Hs: soạn bài trước ở nhà
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Phân tích nghệ thuật lập luận trong bài “Chiếu cầu hiền”
Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn, nắm được một vài nét về Nguyễn Trường Tộ.
Gv giới thiệu một vài nét về văn điều trần.
Pv. Theo tác giả, luật bao gồm những lĩnh vực nào? luật có vai trò, vị trí như thế nào đối với đời sống, xã hội?
Dg. NTTộ đặt vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn. Vấn đề ông đặt ra là “bất luận quan hay luật nước”. Để thuyết phục vua Tự Đức bấy giờ, ông nêu thêm “ phải học những luật mới bổ sung thêm từ hồi Gia Long đến nay”. Tác dụng của lối vào đề kiểu này vừa ngắn gọn, vừa làm người nghe hiểu ngay vấn đề mà người viết đặt ra.
Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây: “phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”
Ông e người chê ( nhà vua) sẽ hiểu lệch, cho rằng luật chỉ tốt cho việc cai trị, nên tự đặt ra sự phản bác và giải đáp: luật là đức, là cái đức lớn nhất chí công vô tư, đấy là đức trời, mà đức trời là đạo làm người, bất tất phải đi tìm cái gì khác, cũng có nghĩa là cần phải học luật. Như vậy ông đã chủ trương vua quan đều phải có ý thức trước luật pháp. Chủ trương ấy chính là do luật có vai trò quan trọng đối với con người và xã hội: luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức hành vi, đạo làm người.
Pv. Theo tác giả, Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
Tác giả dẫn lời Khổng Tử “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc” mà muốn làm việc được phải có luật.
Pv. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giũa đạo đức và luật pháp?
Pv. Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
Dg. Dùng Khổng Tử để phê phán Nho giáo là phương pháp gậy ông đập lưng ông” trong văn nghị luận. Phê phán những mặt hạn chế của Nho giáo, NTTộ đưa ra một hiện thực đáng buồn và không ai có thể phủ định tình hình nho sĩ hiện nay do Nho giáo đào tạo nên: “suốt đời đọc sách() mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác” vì sao? Vì họ không được học luật. Cách lập luận của NTT vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ, văn ngắn gọn, kiệm lời, tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
Pv. Từ sự phân tích ở trên, em hãy rút ra một vài nét về nội dung, nghệ thuật của bài?
Tìm hiểu chung
Tác giả.
 ( Sgk )
Thể loại: điều trần
Là văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề đạt lên cấp trên, thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội
Phân tích
Luật và vai trò, vị trí của luật đối với con người, xã hội
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền và chính lệnh của quốc gia.
Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời phải có chính lệnh" mối quan hệ giữa luật với mọi người.
“ Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước nước”" luật bao trùm tất cả.
Ông chủ trương vua quan đều phải có ý thức trước luật pháp, vì luật có vai trò quan trọng đối với con người và xã hội: luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức hành vi, đạo làm người.
Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp
Theo tác giả, Nho giáo truyền thống không tôn trọng luật pháp. Vì Nho giáo nói suông không có tác dụng bằng pháp luật.
Đạo đức và luật pháp phải đi liền với nhau.
Nghệ thuật biện luận trong đoạn trích.
Cách lập luận của NTT vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ, văn ngắn gọn, kiệm lời, tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
Tổng kết
“ Xin lập khoa luật” bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội xưa nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.
Củng cố
Vai tró và vị trí của luật đối với con người, xã hội.
Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp.
Nghệ thuật biện luận trong đoạn trích.
Dặn dò
- Học bài, chuẩn bị bài “Ôn tập văn học trung đại VN”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docxin lap khoa luat.doc