Giáo án Ngữ văn 11 tiết 35 đến hết

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 35 đến hết

( Nghị luận văn học )

☼ ☼ ☼ ☼ ☼

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Kiến thức: Giúp học sinh:P

 + Củng cố kiến thức về thành ngữ, điển cố.

 + Kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần thích thực).

 - Kĩ năng: vận dụng thành thạo thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vào bài văn nghị luận văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - GV: SGK, SGV, Giáo án.

 - HS: Giấy kiểm tra.

 

doc 176 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 35 đến hết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết: 35 - 36
 Môn: Làm văn
( Nghị luận văn học )
☼ ☼ ☼ ☼ ☼
A. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức: Giúp học sinh:P
 + Củng cố kiến thức về thành ngữ, điển cố.
 + Kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần thích thực).
 - Kĩ năng: vận dụng thành thạo thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vào bài văn nghị luận văn học. 
B. Phương tiện dạy học:
 - GV: SGK, SGV, Giáo án...
 - HS: Giấy kiểm tra.
 C. cách thức tiến hành:
 Giáo viên đọc đề bài kiểm tra, học sinh làm bài.
D. Tiến trình dạy học:
 I- ổn định tổ chức: 11a1: 11a2:
 II- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhanh việc chuẩn bị giấy kiểm tra của HS. 
 III- Bài mới:
 I. Đề bài: 
 Câu 1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đó sử dụng thành ngữ, điển cố?
 Câu 2. Phân tích phần Thích thực trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ nhận định sau: “Lần đầu tiên, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.” 
 II. Hướng dẫn tìm hiểu đề, đáp án, lập dàn ý:
 1. Tìm hiểu đề:
 Câu 1: Viết đoạn văn vận dụng thành ngữ, điển cố.
 Câu 2:
 - Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ nhận định “Lần đầu tiên, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.” 
 - Yêu cầu về thao tác: Lập luận phân tích, Lập luận chứng minh.
 - Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: Phần Thích thực của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
 2. Đáp án, lập dàn ý:
 Câu 1: 
 - Hình thức: Một đoạn liền mạch 5 đến 7 câu. 
 - Kiến thức: Vận dụng thành ngữ, điển cố. (Gạch chân hoặc nêu cụ thể)
 Câu 2:
Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
 - Nêu vấn đề.
 b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
 - Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống:
 + Lai lịch: cui cút, toan lo nghèo khó -> người nông dân nghèo, chất phác.
 + Hoàn cảnh sinh sống: chỉ quen việc cuốc, cày, cấy. -> người dân nghèo, lam lũ, hiền lành. Gợi niềm thương cảm. 
 à Nhấn mạnh gốc gác nông dân của người nghĩa sĩ. Với NĐC người anh hùng có thể từ những người nông dân bình thường lam lũ trong cuộc sống.
 - Tâm lí người nông dân khi giặc đến:
 Chờ đợi mòn mỏi tin tức triều đình. -> ý thức trách nhiệm, tinh thần xả thân vì nước của người nông dân.
 - Hình ảnh người nông dân trong trận công đồn: 
 + Điều kiện chiến đấu: thô sơ, lạc hậu, thiếu thốn nhưng có lòng mến nghĩa.
 + Trong trận chiến: “ Chi nhọc quan quản gióng trống kì,chẳng có.”
 “ Đạp rào lướt tới Xô cửa xông vào...”
 NT: tương phản, dùng động từ mạnh với mật độ cao... -> thể hiện khí thế bão táp, khẩn trương, sôi nổi, người nghĩa sĩ đã làm chủ trận chiến.
 - So sánh với hình tượng người nghĩa sĩ trong một số tác phẩm khác: Hịch tướng sĩ của TQT, Bình Ngô đại cáo của NT
=> Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khí hiên ngang trong văn học, mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân lấm tay bùn.
 c. Kết bài:
 Khái quát lại vấn đề: Có thể nói phần Thích thực tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao dộng vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công. 
 III. Biểu điểm: 
 Câu 1: (3 điểm)
 - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên được 3 điểm.
 - Nếu học sinh viết thành hai đoạn chỉ cho tối đa 1,5 điểm.
 - Nếu viết thành nhiều đoạn thì không cho điểm.
 Câu 2:
 - Điểm 6 - 7: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu trên. Văn lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch, bố cục rõ ràng hợp lí.
 - Điểm 4 - 5: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một số lỗi về câu chữ nhưng không đáng kể.
 - Điểm 2 - 3: Đáp ứng được nội dung song chưa thật sâu sắc, hoặc đáp ứng được một nửa nội dung nhưng các ý phải chặt chẽ. Diễn đạt mắc khoảng 5 lỗi.
 - Điểm 1: Diễn đạt kém, hoặc không hiểu yêu cầu đề. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi câu từ. Nếu lạc đề có thể cho 1 điểm.
 IV. Nhận xét giờ viết bài và dặn dò HS chuẩn bị bài mới:
 E. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết: 37 - 38 – 39
 Môn: Đọc văn
--- Thạch Lam ---
A. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức: Giúp học sinh:
 + Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
 + Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng miêu tả, quan sát cảnh vật cũng như con người.
 - Thái độ: Xót thương, cảm thông, trân trọng đối với những kiếp người nhỏ bé, quẩn quanh, nghèo khổ.
B. Phương tiện dạy học:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án...
 - HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có),...
cách thức tiến hành:
 Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, đặt câu hỏi, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình dạy học:
 I- ổn định tổ chức: 11a1: 11a2:
 II- Kiểm tra bài cũ: ? Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
 ? Văn học hiện đại Việt Nam 1930 - 1945 có mấy xu hướng? Đó là những xu hướng nào? Nêu đặc trưng của xu hướng lãng mạn?
 Gợi ý: VHVN hiện đại 30 - 45 phân hoá thành nhiều xu hướng, bao trùm hơn cả là xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực phê phán.
 Xu hướng lãng mạn: thiên về biểu hiện cái tôi nội cảm, khát vọng, ước mơ của con người. 
 III- Bài mới:
 GV giới thiệu bài: Trong văn học hiện đại VN giai đoạn 1930 - 1945, Thạch Lam giữ một địa vị khá quan trọng. Ông là một trong những cây bút đặc sắc, đại diện cho dòng văn học lãng mạn. Muốn hiểu rõ hơn tác giả Thạch Lam, hôm nay chúng ta cùng nghiên của tiểu sử tác giả và tác phẩm Hai đứa trẻ của ông. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Căn cứ vào bài soạn và Tiểu dẫn SGK, em hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Thạch Lam?
GV mở rộng:
 + Kiến thức về quê hương -> ko gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác của ông.
 + Kiến thức về nhóm Tự lực văn đoàn.
NTuân “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp nghèoTL là nhà văn quí mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh”.
? Tuy là thành viên của TLVĐ nhưng sáng tác của TL có gì đb?
(? Cảm hứng của các thành viên trong TLVĐ thường là gì? Sáng tác về tầng lớp tiểu tư sản.)
? Sở trường của TL trong sáng tác là thể loại gì? Có gì đặc biệt?
Kể tên 1 số tác phẩm tiêu biểu? xuất xứ của truyện?
? Nêu xuất xứ tác phẩm? SGK.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Đọc một số đoạn tiêu biểu.
? Em hiểu một số chú thích: Tiếng trống thu không, trống cầm canh, đèn ghi?
- Mời 1 học sinh tóm tắt. 
(Tóm tắt khó vì chỉ xoay quanh một sự kiện 2 chị em cố thức để đợi tàu. Truyện chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn, tâm trạng của cô bé Liên => Truyện ko có truyện.
- GV tổ chức cho HS tái hiện lại thế giới hình tượng: Tác giả kể chuyện gì? Câu chuyện diễn ra ở đâu, vào những thời điểm nào? Hệ thống nhân vật?
Nêu hướng phân tích?
? Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc hoàng hôn được nhà văn khắc hoạ qua các chi tiết nào? (âm thanh, hình ảnh, đường nét, màu sắc?)
- GV bình: Đoạn văn mở đầu chính là bằng chứng để thấy rằng: “Văn của TL thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ ko cầu kì kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển tinh tế.” (Vũ Ngọc Phan). Nó ko những cho người đọc thấy cảnh mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình 
cảm, xúc cảm đối với cảnh đẹp.
? Sau bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó, c/s con người được hiện lên như thế nào? Em có nhận xét gì về đời sống nơi phố huyện? 
? Trước cảnh ngày tàn nơi phố huyện, Liên có tâm trạng như thế nào? Hãy tìm những chi tiết minh hoạ?
? Em có cảm nhận gì về đời sống và vẻ đẹp tâm hồn của Liên?
GV giảng: Liên là nhân vật do nhà văn sáng tạo để kín đáo bày tỏ thái độ và tình cảm của mình trước hiện thực đời sống. Cảm xúc,tâm trạng của Liên, cách dựng người, dựng cảnh đều ẩn chứa t/c của nhà văn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
? Cảm nhận chung của em về cuộc sống nơi phố huyện? Điều đó gợi cho em những cảm xúc gì?
? Khung cảnh thiên nhiên nơi phố huyện được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Chi tiết này có tác động gì tới tâm hồn người đọc?
GV giảng: Nhìn chung các t/p của văn học hiện thực dường như ít thấy cảm hứng về thiên nhiên. Phải chăng đây chính là đóng góp của TL cho giai đoạn văn học này. Những chi tiết này góp phần bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước trong mỗi con người Việt Nam.
? ấn tượng nổi bật của cảnh phố huyện về đêm? Các chi tiết từ ngữ biểu hiện?
? Trong bóng tối bao trùm, c/s nơi phố huyện vẫn tiếp tục hiện ra với những ánh sáng nào? Hình ảnh này có ý nghĩa gì? Hãy bình về h/a văn học này?
? Sự xuất hiện của ánh sáng đó có ý nghĩa gì?
- Trên nền bóng tối âý x/h c/s của con người.
? Họ làm những công việc gì?
? Dù thế trong bóng tối họ vẫn mơ ước. Họ mơ ước điều gì? ẩn ý nhà văn muốn thể hiện và gửi gắm ở đây?
? Đọc lại những câu văn của TL và cảm nhận giọng điệu toát lên từ lời văn. Thái độ của nhà văn đối với những người dân nghèo là gì?
- GV bình: Mặc dù trong hoàn cảnh bế tắc đó nhưng họ vẫn ko mất hết hi vọng, vẫn tin vào c/s. Đó là điều đáng trân trọng ở họ.
?Vì sao chị em Liên ngày nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
? H/a đoàn tàu được miêu tả như thế nào? Theo 1 trình tự nào?
Tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian.
? Đoàn tàu có ý nghĩa gì đối với chị em Liên và người dân nơi phố huyện?
? Từ sự kiện hai đứa trẻ cố thức đợi chuyến tàu, đặc biệt là những hồi tưởng của Liên về Hà Nội, em có suy nghĩ gì về chị em Liên và thái độ, dụng ý tư tưởng của nhà văn? 
? Từ những nội dung phân tích trên hãy phát biểu chủ đề của tác phẩm? 
? Vì sao “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của TL?
- GVk/đ nét đặc sắc về truyện ngắn của TL.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
(Chú ý: chọn nhân vật, chi tiết nghệ thuật nào phải nêu rõ lí do. ý nghĩa gắn với chủ đề tư tưởng của tác phẩm.)
I- Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1910 – 1942)
 a. Cuộc đời:
- Xuất thân: gđ công chức nghèo, đông con. (được học hành đến nơi đến chốn, em của Nhất Linh và Hoàng Đạo).
- Tuổi thơ: sống ở Cẩm Giàng - Hải Dương.
 b. Sáng tác: 
- Là thành viên Tự lực văn đoàn: sáng tác gần với hiện thực.
- Truyện ngắn: không có cốt truyện: tính trữ tình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: SGK.
 2. Tác phẩm: 
- Rút từ tập “Nắng trong vườn” 1938.
- Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của truyện ngắn TL.
 3. Đọc - chú thích: 
( - Đọc rõ ràng, diễn cảm.
 + Đoạn 1: Tiếng trống thu không... giờ khắc của ngày tàn.
 + Đoạn 2: Trời đã bắt đầu đêm,... đến kia rồi.
 + Đoạn 3: Trống cầm canh...và đầy bóng tối.) 
II- Tìm hiểu văn bản:
 1.Bố cục: 3 phần:
- p1: Phố huyện lúc hoàng hôn.
- p2: Phố huyện về đêm.
- p3: Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
 2. Phân tích:
 a. Phố huyện lúc hoàng hôn:
 * Cảnh  ... áng Tám 1945 đã ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xh ntn? Đặc điểm và những thành tựu của nó ra sao? Tại sao nó lại được gọi là nền văn học hiện đại? Bài học hôm nay sẽ giúp ta lí giải điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Nêu bố cục của bài?
- Đặc điểm và thành tựu của văn học đầu TK XX->8/1945.
? Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này?
? Văn học hiện đại hoá dựa trên các điều kiện,nhân tố nào?
? Một nhân tố quan trọng a/h đến quá trình hiện đại hoá của văn học VN?
? Hãy lấy 1 số vd để làm nổi bật sự khác biệt giữa VHTĐ và VHHĐ?
GV dẫn dắt để làm nổi bật sự khác biệt:
+ VHTĐ ưa dùng h/a ước lệ tượng trưng: 
• Tả người: “Vai 5 tấc rộng, thân 10 thước cao); Những cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng (Hđại)
• Thiên nhiên: Công thức: tùng, cúc, trúc, mai. (TĐ); Rặng liễu, giậu mùng tơi(HĐ)
• Con người “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” (XH); Ta là 1, là riêng là thứ nhất
• Tình yêu: Hôn nhân, tôn thờ, chiêm ngưỡng “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”; Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực. Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”.
• Nỗi buồn: Kín đáo, chừng mực ẩn trong cảnh; Bộc lộ tự nhiên “Hôm nay trời nhẹ lên cao ,tôi buồn ko hiểu vì sao tôi buồn”
=>VHHĐ đã thoát khỏi thi pháp, tính qui phạm của VHTĐ.
? Em hiểu thế nào về K/n “hiện đại hoá văn học”?
? Quá trình “Hiện đại hoá” văn học được diễn ra qua mấy gđoạn?
? Trình bày quá trình hiện đại hoá văn học ở giai đoạn ? Những tác giả tiêu biểu?
? Nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm? 
? Trình bày quá trình hiện đại hoá văn học ở giai đoạn hai?
? Những tác giả tiêu biểu?
? Hạn chế?
GV mở rộng bằng 1 bài thơ của Tản Đà “Muốn làm thằng cuội”
- Bộc bạch tâm sự yêu nước, thể hiẹn cái tôi cá nhân của Tản Đà nhưng hình thức còn sử dụng thể thơ thất ngôn
Tiểu thuyết “Tố Tâm” của HNP đã đề cập đến tình yêu tự do, chống lại hôn nhân của lễ giáo phong kiến nhưng ngôn từ s/d còn mang tính ước lệ
? Hãy trình bày tình hình văn học ở giai đoạn ba?
? Sự phân hoá phức tạp của văn học giai đoạn này được thể hiện ?
- Hình thành nhiều bộ phận, nhiều trào lưu, xu hướng.
?Văn học được phân chia thành mấy bộ phận? 
? Em hiểu gì về bộ phận văn học công khai? 
? Những xu hướng chính của văn học?
Đóng góp của văn học lãng mạn?
Hãy kể tên 1 số tác phẩm nỏi bật?
Hạn chế của văn học lãng mạn?
? Văn học ko công khai? Lực lượng sáng tác ?
? Q/niệm của các n/văn, nhà thơ?
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
? Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào? Qua đó em biết gì về quan điểm của các nhà văn cách mạng?
? Em có nhận xét gì về mối quan hẹ của 2 bộ phận văn học này?
? Sự phát triển của văn học được thể hiện ở những điểm nào?
? Nguyên nhân vì sao?
? Hãy nêu những thành tựu chính của văn học Việt Nam giai đoạn này?
Những tư tuởng lớn sâu sắc của văn học VNlà gì?
? Văn học gai đoạn này có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?
? Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai doạn này?
? Sự cách tân của thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?
? Hãy kể tên những tác giả, những tác phẩm tiêu biểu của từng thể loại?
? Với những thành tựu đó em có đánh giá gì về vai trò, vị trí của văn học đầu TK XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với nèn văn học dân tộc?
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
 1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá:
 *Những điều kiện để hiện đại hoá văn học:
- Thực dân Pháp bình định xong đất nước và bắt đầu tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa.
- Xã hội VN biến đỏi sâu sắc theo hướng hiện đại hoá:
 + xuất hiện các thành phố, đô thị công nghiệp
 + xuất hiện các g/c mới (Tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị).
 + xuất hiện tầng lớp trí thức tây học -> thị hiếu văn học thay đổi, văn chương trở thành 1 nghề để kiếm sống.
- Mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây đặc biệt là văn hoá Pháp:
 + Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh.
 + CQN ra đời thay thế chữ Hán, chữ Nôm.
 + Phong trào dịch thuật phát triển.
- Vai trò của Đảng cộng sản (Đề cương văn hoá VN) đối với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc => Đây chính là nhân tố quan trọng làm cho nền văn hoá nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng,bất chấp âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn hoá có tính chất cải lương và nô dịch
 * Hiện đại hoá văn học:
- Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
 a. Giai đoạn thứ nhất: (Từ đầu thế kỉ 20 đến năm1920)
- CQN ngày càng phổ biến, phong trào dịch thuật phát triển.
- Xuất hiện 1 số sáng tác văn xuôi bằng CQN 
 -> vụng về, non nớt.
- Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ cách mạng.
VD: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng.
-> đã có sự thay đổi về mặt nội dung (tuyên truyền cổ động cách mạng), thi pháp thuộc phạm trùvăn học trung đại.
=> mang tính giao thời.
 b. Giai đoạn thứ hai: (Từ 1920 ->1930)
- Quá trình hiện đại hoá văn học đã đạt được những thành tựu đáng kể, xuất hiện nhiều tài năng có sức sáng tạo dồi dào.
 + Văn xuôi: Hồ Biểu Chánh; Hoàng Ngọc Phách (Tiểu thuyết).
 Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nhất Linh (Truyện ngắn).
Tương Phố, Đông Hồ (Bút kí, Tuỳ bút) 
 + Thơ: Tản Đà; á nam Trần Tuấn Khải.
 +Kịch: Vũ Đình Long; Vi Huyền Đắc.
 + Truyện kí của Nguyễn ái Quốc (ở nước ngoài có nội dung chiến đấu cao, bút pháp hiện đại, điêu luyện).
- Hạn chế: Vẫn tồn tại một số yếu tố của văn học trung đại (thể loại, câu văn, hình ảnh còn sáo mòn).
=>Văn học chưa thực sự đổi mới, mang tính chất giao thời
 c. Giai đoạn ba: (từ 1930->1945)
- Văn học phát triển vượt bậc và thực sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về các mặt từ nội dung đến hình thức.
 + Văn xuôi : * Tiểu thuyết: “Tự lực văn 
đoàn”; Nguyên Hồng; Ngô Tất Tố; Vũ Trọng Phụng
 * Truyện ngắn: Thạch Lam;
NguyễnTuân; Nam Cao; Tô Hoài
cách tân từ cách xây dựng nhân vật, nghệ
thuật kể chuyện , ngôn ngữ kể chuyện.
 + Thơ: Đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ
mới
 “1 cuộc cách mạng trong thơ ca” Hoài Thanh
 + Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học: đều
 có những bước tiến mới.
=> Hiện đai hoá diễn ra trên mọi hoạt dộng văn 
học => biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo 
nền văn học Việt Nam, có thể hội nhập vào nền
văn học thế giới.
 2.Văn học hình thành hai bộ phận và
 phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu 
tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để
cùng phát triển.
a. Bộ phận văn học công khai:
- Văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp
 luật của chính quyền thực dân phong kiến.
- 2 xu hướng chính:
 + Văn học lãng mạn:
• Khẳng định cái Tôi cá nhân, đề cao con người
thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân
và những quan hệ riêng tư.
• Đề tài: Tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, khát
 vọng vượt Lên c/s dung tục, tầm thường, dung
 tục.
• Thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ, những
 tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi
 trong lòng người.
=> góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý
 thức cá nhân, tâm hồn tinh tế, phong phú của
 người đọc.
• Thành tựu: Phong trào Thơ mới, Tiểu thuyết
 “Tự lực văn đoàn”, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân.
• Hạn chế: ít gắn với đ/s xã hội chính trị, đề cao
 chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
 + Văn học hiện thực:
• Phơi bày thực trạng bất công của XH, phản
 ánh thân phận khốn khổ của những người bị áp
 bức.
• Thái độ phê phán dựa trên tinh thần dân chủ
 và nhân đạo
• Thành tựu: Truyện ngắn: NCH, N/Hồng, Tô
 Hoài, Bùi Hiển; Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng;
 Ngô Tất Tố, Nam Cao; Thơ trào phúng của Tú
 Mỡ.
• Hạn chế: Chỉ thấy tác động 1 chiều của h/c
 đối với con người, coi con người là nạn nhân
 bất lực của h/c.
=> Hai xu hướng này cùng tồn tại song song,
vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng tác
động qua lại, có khi chuyển hoá trong nhau.
b.Văn học không công khai:
- Đặt ra ngoài pháp luật, phải lưu hành bí mật.
- Là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng
 tham gia cách mạng.
- Các nhà văn quan niệm: thơ văn là vũ khí để
 đấu tranh cách mạng.
- Nội dung: Tấn công kẻ thù và bọn tay sai, thể
hiện khát vọng độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn, niềm tin vào tương lai cách mạng.
- Tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu; Phan Châu
 Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh
- Quá trình hiện đại hoá gắn liền với quá trình
 cách mạng hoá văn học.
KL: Hai bộ phận văn học này tuy khác nhau, 
đấu tranh với nhau về tư tưởng, quan điểm nghệ
thuật nhưng có sự tác động thậm chí chuyển hoá vào trong nhau. 
 => Tính chất đa dạng, phong phú, phức tạp của văn học thời kì này.
 3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng:
- Sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm.
- Sự hình thành đổi mới các thể loại văn học (Văn xuôi TV từ chỗ chưa có đến nở rộ 1 loạt tác giả, tác phẩm.)
- Độ kết tinh ở các t/gt/p tiêu biểu (chưa bao giờ người ta thấy 1 hồn thơ rộng mở như Thế Lữ)
Nguyên nhân: + Do sự thúc bách của thời đại.
 + Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.
 + Do sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân
 + Do văn chương dã trở thành 1 nghề 
=> “ở nước ta 1 năm có thể kể như 30 mươi năm của người”
II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:
 1. Về nội dung tư tưởng:
- Kế thừa và phát triển hai truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa nhân đạo.
- Đóng góp nổi bật: tinh thần dân chủ
 + Yêu nước gắn liền với yêu dân (Phan Bội Châu); lí tưởng XHCN, tinh thần quốc tế vô sản (Hồ Chí Minh,Tố Hữu)
 + Quan tâm tới những con người bình thường,nhỏ bé trong xã hội, t/h khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp của con người (Thạch Lam, Nam Cao, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố) => nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo.
 2. Về nghệ thuật:
- Toàn bộ các thể loại và ngôn ngữ văn học đều được đổi mới.
 + Tiểu thuyết: Dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vạt là trung tâm của tác phẩm, đ/s nội tâm của nhân vật được chú trọng, xây dựng thành công những điển hình nghệ thuật.
 + Truỵên ngắn: Phong phú đặc sắc, có những kiệt tác.
 + Phóng sự, kịch, tuỳ bút với nhiều t/p có giá trị, đỉnh cao.
 + Thơ ca: Phá bỏ những qui phạm chặt chẽ, ước lệ của thơ trung đại, giải phóng cái tôi cá nhân, nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn.
Kết luận chung: Văn học giai đoạn này tuy chỉ diễn ra trong nửa thế kỉ nhưng đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc: mở ra 1 thời kì mới - thời kì văn học hiện đại, có khẳ năng hội nhập với văn học thế giới.
* Ghi nhớ: SGK 
 VI. Củng cố: 
 Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa VHTĐ và VHHĐ?
 Vì sao nói văn học đầu tk20 đênd 1930 là giai đoạn giao thời?
 GV củng cố bằng cách vẽ sơ đồ từng phần.
 V. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 1. Cũ: - Nắm vững kiến thức bài học.
 - Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
 2. Mới: Ôn tâp kiến thức từ đầu năm để viết bài số 3
 E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11ca nam hay.doc