Giáo án Ngữ văn 11 tiết 16 đến 26 - Người soạn: Ngô Quang Tuấn

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 16 đến 26 - Người soạn: Ngô Quang Tuấn

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

(Sa hành đoản ca)

 Cao Bá Quát

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Qua đó thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.

2. Kĩ năng

- Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm bài thơ cổ thể.

3. Thái độ

- Yêu quý và kính trọng một tài năng thơ văn lỗi lạc, một nhà chí sĩ yêu nước

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hái.

 

doc 38 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 16 đến 26 - Người soạn: Ngô Quang Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16
Ngày soạn: .17/9/2010
Ngày giảng: 20/9/2010
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Sa hành đoản ca)
	Cao Bá Quát 
A. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Qua đó thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.
2. Kĩ năng
- Hiểu được các biểu tượng trong bài và đặc điểm bài thơ cổ thể.
3. Thái độ
- Yêu quý và kính trọng một tài năng thơ văn lỗi lạc, một nhà chí sĩ yêu nước
B. Phương pháp 
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hái.
C. Phương tiện dạy học 
1. Giáo viên
SGK + SGV + Bài soạn 
2. Học viên
SGK, vở soạn bài
D. Tiến trình lên lớp 
I. ổn định tổ chức lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số 
Lớp 
11C
Vắng/ ngày dạy
 II. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca ngất ngưỡng, phân tích thái độ ngất ngưỡng khi làm quan và thái độ ngất ngưỡng khi cáo quan cưa Nguyễn Công Trứ?
III. Giới thiệu bài mới
Dẫn vào bài:Trong văn học trung đại, chúng ta đã đi tìm hiểu khá nhiều thể loại song hôm nay chúng ta tìm hiểu một thể loại mới, để thấy rõ nết độc đáo và nội dung được thể hiện.
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H Đ 1. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
Học sinh đọc SGK 
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
HS khái quát trả lời 
I. Tìm hiểu chung
1. tác giả
Phần tiểu dẫn trình bày hai nội dung. Một là cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát. Hai là hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sa hành đoản ca. 
- Cao Bá Quát sinh năm 1809 và mất 1855. Người làng Phú Thị huyện Thuận Thành - xứ Kinh Bắc. Nay là Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. 
Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn Bảo thủ, lạc hậu.
- Nói thêm: Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần. Thi Hương từ năm 14 tuổi. Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân. Sau đó cứ 3 năm một lần trong 9 năm dòng vào thi hội nhưng đều không đố. Năm 32 tuổi được gọi vào Huế nhận một chức tập sự ở bộ Lễ. Khi làm sơ khảo kì thi ở Thừa Thiên, ông đã dùng muội đèn chữa những lỗi phạm huý trong 24 quyển thi đáng được lấy đỗ. Việc lộ, Cao Bá Quát bị bắt giam tra tấn cực hình. Được tha, ông phải đi phục vụ phái đoàn công cán ở Singapo. Về nước, ông bị thải hồi. Bốn năm sau, ông được cử đi làm giáo Thụ ở Sơn Tây. Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Ông là người ôm ấp những hoài bão lớn, có ích cho đời. Một tính cách mạnh mẽ, một thái độ sống vượt khái khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Năm 1853, ông đã cùng nhân dân Mĩ Lương Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh, ông bị quân triều đình bắn chết. Còn có nguồn tin là ông bị bắt xử chém và tru di ba họ. Ông để lại 1400 bài thơ, hơn hai chục bài văn xuôi. Một số bài phú Nôm, hát nói. 
- Hoàn cảnh sáng tác bài “Sa hành đoản ca” trong lúc đi thi Hội. Cũng có ý kiến cho làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ triều đình Huế. Dù làm trong hoàn cảnh nào, bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. 
- Văn bản 
(HS đọc SGK)
- Giải nghĩa từ 
SGK
2.Bố cục
- Bố cục 
- Tìm bố cục bài thơ và nội dung mỗi phần? 
Bài thơ chia làm 3 đoạn 
- Đoạn 1: Bốn câu đầu diễn tả tâm trạng của người đi đường.
- Đoạn 2: Sáu câu tiếp miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi.
- Đoạn 3: Còn lại: Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn. 
- Chủ đề
- Tìm hiểu chủ đề bài thơ 
Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Trên đường đời ấy đầy bọn ham danh lợi chen chúc, mưu sinh, hưởng thụ đối lập với khát vọng sống cao đẹp. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình.
H Đ 2. Đọc - hiểu văn bản
1. Đường đi trên cát - Biểu tượng cho đường đời 
(HS đọc 4 câu đầu SGK) 
- Anh (chị) hãy nêu nội dung khái quát của 4 câu đầu? 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đường đi trên cát
 - Biểu tượng cho đường đời 
- Nội dung khái quát của 4 câu đầu
+ Một sa mạc cát mênh mông (tiên đề bài thơ)
+ Một bãi cát dài vô tận
+ Có một người đi đường (một bước lại như lùi) 
+ Đi mặt trời lặn vẫn chưa thôi 
+ Vừa đi lệ tuôn đầy.
- Đường đi trên cát là biểu tượng gì? 
- Biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy dài vô tận nên xa xôi mờ mịt. 
- Em có suy nghĩ gì về biểu tượng ấy. 
- Thơ không nói trực tiếp mà bằng cách nói gián tiếp. Đường đời xa xôi mờ mịt biết chọn ngả nào, hướng nào? Muốn đạt được chân lí của cuộc đời, người ta phải vượt qua muôn vàn những khó khăn. 
 (HS đọc tám câu S GK) 
- Đây là lời của ai? Nói những gì?
2. Người đi đường 
Đoạn thơ “Anh không học... đường hiểm nhiều” 
- Đây là lời của người đi đường (nhân vật trữ tình), một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt 
- Người đi đường, kẻ sĩ ấy nói với ta: Cuộc đời đầy bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ, say sưa: 
“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Gió thoảng hơi men trong quán rượu 
Say cả hái tỉnh được bao người”. 
Không ai cùng mình đi trên con đường mờ mịt trên cát. Chỉ có một mình cô độc quá. 
- Cách nói ấy của người đi đường nhằm mục đích gì?
- Nhằm mục đích: Làm rõ sự đối lập giữa mình với đông đảo phường chạy theo danh lợi. Cũng khẳng định rõ mình không thể hoà trộn với phường danh lợi. Cho dù mình cô độc,
- Em có suy nghĩ gì về cách nói ấy?
- Người đi đường tá rõ thái độ kinh thường phường danh lợi. Mục đích, lí tưởng hướng tới, theo đuổi của con người này có thể chỉ là vô ích, chẳng ai quan tâm. Ông là kẻ cô đơn không có người đồng hành. Sự thực ấy càng làm người đi đường cay đắng. 
- Trước tình cảnh ấy bộc lộ suy nghĩ gì của người đi đường?
- Tác giả đặt ra câu hái: Đi tiếp hay dừng lại:
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây đường bằng mờ mịt” 
Lẽ dĩ nhiên là con người ấy không dừng lại. Con người ấy tự bạch:
“Không học được tiên ông phép ngủ 
Trèo non lội suối giận không nguôi” 
Người đi đường, kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi. Nhưng thi đỗ đạt ra làm quan như bao phường danh lợi? thế thì học, thi để làm gì? 
- Biết sống ra sao? Suy nghĩ ấy đầy mâu thuẫn. 
- Theo em đó là mâu thuẫn gì trong suy nghĩ của người đi đường? 
Đó là mâu thuẫn tư tưởng hết sức sâu sắc:
+ Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt 
+ Xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc mâu thuẫn đó đã tạo nên những khó khăn trên đường thực hiện lí tưởng. Con người ấy biết tính sao đây. Ta tìm hiểu đoạn kết. 
3. Sự bế tắc của người đi đường (HS đọc những câu thơ còn lại)
Gv hái
- Những câu thơ này bộc lộ thực tế gì? Tâm sự gì? 
Hv khái quát trả lời
3. Sự bế tắc của người đi đường
- Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc đi trên đường đời mà đi trên con đường cùng. Sự bế tắc không tìm thấy lối thoát trên đường đời.
“Nghe ta ca cùng đồ một khúc 
Phía Bắc núi Bắc núi muôn lớp
Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt 
Sao mình anh còn trơ trên bãi cát” 
Nhìn về phái Bắc núi non trùng điệp. Quay về Phương Nam núi ở sau lưng, sông chắn trước mặt. Đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi hay dừng lại đều gặp khó khăn. Người đi đường đành đứng chôn chân trên bãi cát. 
Gv hái
- Nghệ thuật bài thơ được thể hiện như thế nào?
 Hv khái quát trả lời
- Bài thơ tạo được từ hay, ý lớn khi dựng lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường. Đó là kẻ sĩ đang trên đường đời đi tìm lí tưởng.
- Người đi đường không đơn nhất mà được xưng bằng: Khách, ta, anh cách xưng hô ấy tạo cho nhân vật trữ tình bộc lộ nhiều tâm trạng khác nhau.
- Âm điệu: Bi tráng, bởi nó vừa buồn nhưng cũng có những phản kháng âm thầm đối với trật tự đời sống hiện hành. Nó cảnh báo một sự đổi thay tất yếu trong tương lai. Thơ Cao Bá Quát thật sâu sắc mà cứng cái.
HĐ 3. Tổng kết
III. Tổng kết- luyện tập
Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK. 
Qua bài thơ này, anh (chị) thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.
- Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành
+ Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ 
+ Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. 
+ Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. 
+ Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp) 
- Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành.
+ Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình
Đó là một con người, một nhân cách cứng cái khiến chúng ta phải học tâp suốt đời. 
IV. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố: - Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành
+ Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ 
+ Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. 
+ Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. 
+ Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp) 
- Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành.
+ Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình
Đó là một con người, một nhân cách cứng cái khiến chúng ta phải học tâp suốt đời.
2. Dặn dò: về nhà nắm vững nội dung
 Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
V. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
Tiết 17
Ngày soạn: 20//9/2010
Ngày giảng: 22/9/2010
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.
 A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích 
2. Kĩ năng
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học 
3. Thái độ
- Luôn tích hợp với các văn bản văn học đã học, đồng thời có ý thức sử dụng thường xuyên trong cuộc sống
B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hái.
C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
Lớp
11C
Vắng
 II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
 - Thế nào là thao tác lập luận phân tích? Trong quá trình phân tích cần lưu ý đến vấn đề gì?
 - Nêu cách phân tích đã được học
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Dẫn vào bài mới: tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu khái quát về lí thuyết phương pháp lập luận phân tích. Hôm nay chúng ta hiện thực hóa lí thuyết đó bằng việc thực hành những vấn đề cụ thể. 
 2. Bài mới (31’)
HỌAT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 1.
+ GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Phân tích là gì? Cách phân tích.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
+ HS: Đọc bài tập 1.
+ GV: Định hướng bằng hệ thống câu hái gợi ý.
+ GV: Thế nào là tự ti? Phân biệt tự ti với khiêm tốn? Hãy giải thích?
+ GV: Những biểu hiện của thái độ tự ti?
 GV: Những tác hại của thái độ tự ti?
+ GV: Thế nào là tự phụ? Phân biệt tự phụ với tự tin? Hãy giải thích?
+ GV: Những b ... một quan niệm sống tự do, khoáng đạt mà vẫn không ra ngoài qui củ nhà nho.
-Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến: Ca ngợi một tình bạn thắm thiết, thủy chung.
-Thương vợ của Trần Tế Xương: Ca ngợi người vợ hiền đảm đang, châm biếm thói đời đen bạc.
-Đoạn trích phản ánh những vấn đề gì? 
-Qua đó tác giả muốn bày tá điều gì?
-Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu tập trung thể hiện nội dung gì?
HĐ II Lập bảng thống kê
-Gv hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống và thao luận điền vào ô trống.
-Hs kể tên một số tác phẩm gắn với từng thể loại.
3- Giá trị phản ánh và phe phán của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”:
-Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sốn nơi phủ chúa, được khắc họa ở 2 phương diện:
 +Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa.
 + Cuộc sống thiếu sinh khí yếu ớt.
-Qua những hiện thực đó ta cảm nhận được thái độ lạnh lùng, thậm chí thờ ơ coi thường của tác giả đối với phủ chúa. Đó chính là sự phê hán thâm trầm và sâu sắc của tác giả ( Hải Thượng lãn ông)
4- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
-Giá trị nội dung:
-Đề cao đạo lí nhân nghĩa ( LVT)
-Đề cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm ( các bài văn tế, Ngư tiều , thơ nôm đường luật)
-Giá trị nghệ thuật:
-Tính chất đạo lí – Trữ tình.
-Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
-Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng ngươi nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc: 
+Bi: Thể hiện qua đời sống lam lũ vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc đau xót của người còn sống.
+Yếu tố tráng: Thể hiện qua lòng yêu nước căm thù giặc, qua hành động anh hùng của các nghĩa quân, qua sự ngợi ca công đức của các nghĩa quân đã hi sinh vì đất nước. Tiếng khóc trong VTNSCG là tiếng khóc lớn lao cao cả.
+ Có thể nói trước NĐC văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân- ngĩa sĩ như vậy.
II- Phương Pháp: 
1- Tác giả tác phẩm VH trung đại VN:
2- Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp:
Đặc điểm thi pháp
Nội dung biểu hiện
Tư duy,
 nghệ thuật
Thường biểu hiện theo kiểu công thức
Quan niệm thẩm mỹ
Thiên về cái đẹp trong quá khứ, cái tao nhã, cái cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học.
Bút pháp
Thiên về ước lệ, tương trưng, gợi nhiều hơn tả
Thể loại 
Những thể loại: Kí sự, thơ đường luật, hát nói – ca trù, văn tế
IV. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố: Hs nhắc lại ghi nhớ sgk, nhắc lại những nội dung và nghệ thuật trong bộ phận văn học này.
2. Dặn dò:	Về nhà xem bài tiếp theo: soạn bài: Thao tác lập luận so sánh
V. Rút kinh nghiệm bài dạy
Tiết: 25
Ngày soạn: 2/10/2010
Ngày dạy: 4/10/2010
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
Mục tiờu bài học:
1. Kiến thức
Nắm được vai trò của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp hằng ngày nói chung.
 2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vận dụng lập luận so sánh vào việc viết một bài văn nghị luận và tranh luận trong giao tiếp hàng ngày . 
 3. Thái độ
Tích hợp với các kiến thức văn học và các kiến thức tiếng Việt đó học.
B. Phương pháp:
Phương pháp: GV hướng dẫn HS phân tích, thảo luận, trả lời câu hỏi.
Phương tiện
+ GV: SGK, SGV, STK
+ HS: SGK .
D. Tiến trình thực hiện:
1. ổn định tổ chức
Lớp
11C
Vắng
2- Kiểm tra bài cũ:
 -Thế nào là lập luận phân tích?
- Hóy lấy một ví dụ trong đó có sử dụng thao tác lập luận phân tích.
3- Nội dung bài học:
	Giới thiệu bài: Trong bài văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe tin và làm theo những gì mình định gửi gắm thì cần phải sử dụng nhiều thao tác lập luận.Bên cạnh thao tác lập luận phân tích, thì thao tác lập luận so sánh được sử dụng khá nhiều và có những mục đích hiệu quả riêng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1:
Gv : Người ta nói “ Mọi sự so sánh là khập khiễng” vỡ trờn dời này không thể có hai sự vật nào mà giống nhau tuyệt đối hoặc khác nhau tuyệt đối. So Sánh là để tỡm ra những điểm giống và khác nhau ấy rối nhận xét và đánh giá chúng.
-Từ ví dụ trên cho biết về mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
HĐ 2: GV yêu cầu Hs tìm hiểu mục II sgk và trả lời câu hỏi.
-Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “Soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn với những quan niệm nào?
-Căn cứ để so sánh trong quan niệm “Soi đường” trên là gì?
-Mục đích của sự so sánh trên là gì?
-Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh ta sử dụng ntn?
HĐ 3: Luyện tập
-Hs đọc sgk/ 81
-Tác giả đó so sánh Bắc với Nam về những mặt nào?
- Kết luận từ sự so sánh trên.
-Sức thuyết phục của đoạn trích ?
I- Mục đích, yêu cầu của lập luận so sánh:
 1- Đối tượng được so sánh : Chiêu hồn
 Đối tượng so sánh : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, truyện kiều.
2- Những đặc điểm:
 -Giống nhau: Đều bàn về con người.
 -Khác nhau: 
+Truyên kiều, chinh phụ ngâm, : Con người cũn sống
+Văn chiêu hồn : Bàn về con người ở cừi chết.
3- Làm sáng tá, vững chắc hơn lập luận của mỡnh.
-Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng tá, làm vững chắc hơn luận điểm của người viết.
II- Cách so sánh:
1- Nguyễn Tuân đó so sánh quan niện soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
- Những người chủ trương cải lương hương ẩm: Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục là đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao
-Những người hoài cổ: Họ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch ngày xưa là đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
2- Căn cứ để so sánh: Dựa vào tính cách của nhân vật chị Dậu (trong tắt đèn của Ngô Tất Tố) với các nhân vật khác trong một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn và người nông dân trong thời kỡ ấy, nhưng lại viết theo chủ trương cảai lương hương ẩm, 
3- Mục đích so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên, NTuân đó làm nổi bật cái đúng của NTTố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ áp bức mỡnh. Đáo là sự so sánh khác nhau.
=> Khi so sánh cần đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí. Khi so s1nh cần phải nêu rừ quan điểm của người viết.
III- Luyện tập: 
1) Trong đoạn trích tác giả so sánh Bắc –Nam trên các phương diện lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục
-Điểm giống nhau:
*Bắc: Văn hóa, lónh thổ, phong tục, chớnh quyền, hào kiệt, 
*Nam: Có đầy đủ những thuộc tính của một quốc gia văn minh
-Điểm khác nhau: Về các mặt: văn hóa, lónh thổ, phong tục, chớnh quyền riờng, hào kiệt đời nào cũng có
2) Những điểm khác nhau đó chứng tá nước Nam là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ muốn thôn tính Đại Việt của giặc phương Bắc là hoàn toàn trái đạo lí, không thể chấp nhận được.
3) Tác giả đó dựng biện pháp so sánh: So sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với TQ về tổ chức, chính trị, quản lớ quốc gia
 So sánh trên tạo sức thuyết phục đó giỳp tác giả khẳng định được chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Nam
4. Củng cố: 
	Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
-5.Dặn dò
 Về nhà xem bài tiếp theo.
 Chuẩn bị bài: Khái quát văn học Việt Nam
6. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................
.................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 
Tiết: 26
Ngày soạn: 2/10/2010
Ngày dạy: 6/10/2010
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
 Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh
2.Kỹ năng : 
Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn
3. Thái độ
Luôn vận dụng để so sánh giữa các sự vật để đảm bảo tính khách quan, công bằng và làm cho bài văn hay hơn, hấp dẫn hơn.
B.Phương tiện thực hiện:
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài soạn
 - Bảng phụ
C. Phương pháp: 
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hái.
- Tích hợp với phần đọc văn qua các văn bản; tích hợp với Tiếng Việt
D.Tiến trình dạy học
I. ổn định tổ chức
Lớp
11C
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh? 
III. Bài mới 
1. Dẫn vào bài: tiết trước các em đó tìm hiểu thế nào là so sánh, khái niệm cách so sánh của thao tác lập luận so sánh. Hôm nay chúng ta đi vào luyện tập.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1:
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập 1
- HS chia 6 nhóm trao đổi thảo luận, trả lời câu hái bài tập1.Cử người trình bày trước lớp
* Hoạt động2
- HS chia nhóm nhá theo bàn, trao đổi thảo luận, trả lời câu hái bài tập 2, cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
*Hoạt động3
- HS chia nhóm theo bàn, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi bài tập 3, cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
- GV hướng dẫn HS làm bài tập về nhà
1. Bài tập 1
* Gợi ý 
 - Điểm giống nhau: cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao
 + Khi đi trẻ, lúc về già
 + Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi
 - Khi trở về, cả hai đều trở thành “ người xa lạ” trên chính quê hương của mình
 => Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng tâm trạng khi xa quê trở về đều có những nét tương đồng 
2. Bài tập 2
* Gợi ý
- Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch còn ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
- Học hành cũng vậy: cùng với thời gian, vỡ vạc dần, tiến bộ dần, người học rồi sẽ có những tiến bộ lớn
 => So sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập
3.Bài tập3
*Gợi ý
+ Giống nhau: cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối
+ Khác nhau:
 - Thơ HXH dùng ngôn ngữ hàng ngày -> phong cách gần gũi, bình dân tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc
 - Thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt -> phong cách trang nhã đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu
4.Bài tập 4
- HS làm ở nhà 
4. Củng cố: 
	Hs nhắc lại ghi nhớ sgk, nhắc lại khái niệm thao tác lập luận so sánh, cách so sánh
	Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
-5.Dặn dò
 Về nhà xem bài tiếp theo.tiết luyện tập TT LL so sánh
 6. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................
.................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16- 26.doc