Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ)
A. Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế.
2 Kĩ năng
- Nắm bắt được đặc điểm của thể hát nói.
3 Thái độ
- Thấy được bản lĩnh nhân cách của Nguyễn Công Trứ
B. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi
C. Phương tiện dạy học
1 Giáo viên
SGK + SGV + Bài soạn
Tiết thứ: 15 Ngày soạn: .13/9/2010 Ngày giảng: 15/9/2010 Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) A. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế. 2 Kĩ năng - Nắm bắt được đặc điểm của thể hát nói. 3 Thái độ - Thấy được bản lĩnh nhân cách của Nguyễn Công Trứ B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi C. Phương tiện dạy học 1 Giáo viên SGK + SGV + Bài soạn 2 Học viên SGK, vở soạn bài D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số Lớp 11C Vắng/ Ngày dạy II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Thương vợ, phân tích hình ảnh bà Tú? Bài thơ nói lên điều gì ở nhân cách Trần Tế Xương? III. Giới thiệu bài mới: 1. Dẫn vào bài: Nguyễn Công Trứ là một trong hai nhà thơ được đánh giá cao nhất vào thế kỉ XIX. Góp phần sáng tạo nên thể loại nghệ thuật mới đó là thể hát nói. mặt khác ông là người nổi tiếng với con người đầy cá tính. Hôm nay chúng ta vào bai học để nắm rõ hơn về vấn đề này. 2. Bài mới Hoạt động của GVvà HS Nội dung cần đạt H Đ 1 tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? I. Tìm hiểu chung 1. Phần tiểu dẫn giới thiệu về Nguyễn Công Trứ + Nguồn gốc: Sinh năm 1778 và mất 1859, xuất thân trong một gia đình Nho học ở làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. + Quá trình trưởng thành: Từ nhỏ cho đến năm 1819 (41 tuổi). Ông sống nghèo khổ. Nhưng thời gian này ông tham gia sinh hoạt, hát ca trù vốn có nguồn gốc ở làng Cổ Đam gần quê ông. - Năm 1819 ông thi đỗ giải Nguyên (đỗ đầu kì thi Hương và được nhà Nguyễn bổ làm quan ông là người có tài năng, tâm huyết trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, kinh tế và quân sự (là một nhà thơ, một võ quan cao cấp, người có công khai khẩn đất lấn biển ở hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình và Tiền Hải - Thái Bình). Con đường làm quan cũng thăng giáng thất thường. Có thời gian được thăng tổng Đốc Hải An 1832. Có lúc lại bị giáng xuống làm lính biên thuỳ ở Quảng Ngãi. Hiệu là Hĩ Văn. - Về sự nghiệp văn chương: Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm và theo thể loại hát nói. Một điệu của ca trù. Nguyễn Công Trứ là người có công đem đến cho hát nói nội dung phù hợp. 2. Văn bản: (HS đọc SGK) - Giải nghĩa từ khó 2. Bố cục Bố cục - Tìm bố cục và ý của mỗi đoạn. Bài thơ chia làm 3 đoạn + Đoạn một 6 câu đầu: Giới thiệu tài năng danh vị xã hội của Nguyễn Công Trứ + Đoạn hai 12 câu tiếp theo. Phong cách sống khác đời, ngao du giải trí khác người, phẩm chất và bản lĩnh trước những thăng trầm và thế thái nhân tình. + Đoạn ba 1 câu cuối: Khẳng định phong cách sống của mình. 3. Chủ đề Tác giả tự giới thiệu về tài năng và danh vị xã hội cùng với phong cách sống và bản lĩnh trước sự chìm nổi của mình. Đồng thời khẳng định phong cách ấy. H Đ 2 . Đọc - hiểu văn bản 1. Sáu câu đầu HS đọc SGK - Sáu câu đầu miêu tả nội dung gì? II. Đọc - hiểu văn bản 1. Sáu câu đầu - Sáu câu đầu: “Vũ trụ nội mạc.... Phủ doãn thừa thiên “tác giả tự giới thiệu tài năng, danh vị xã hội của mình. + Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta “vũ trụ... phận sự” + Đỗ đầu kì thi hương 1819 “khi thủ khoa” + Năm 1833 làm tham tán quân vụ. Năm 1841 thăng “Tham tán đại thần” + Tổng đốc Đông năm 1835 được giữ chức Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên). + Năm 1840 - 1841 chỉ huy quân sự ở Tây Nam Bộ + Năm 1848 chính thức làm Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Tài năng: Ông tự nhận mình có “tài bộ” tức là tài hoa. Đặc biệt là “tài thao lược” tức có tài về quân sự (tam lược, lục thao - sách viết về cách dùng binh). GV hỏi - Em có suy nghĩ gì về những lời tự thuật này? HS Khái quát trả lời - Lời tự thuật khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ ở Nguyễn Công Trứ. Lời tự thuật ấy dựoc diễn tả bằng hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng kết hợp với âm điệu nhịp nhàng tạo bởi điệp từ, ngắt nhịp câu thơ: “Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông, lúc bình Tây, có khi về”. Tất cả đã diễn đạt một tài năng xuất chúng. Mở đầu là học vị thủ khoa vẻ vang. Tiếp đó là chức tước Tham tán, Tổng đốc Đông, phủ doãn Thừa Thiên và cả chiến tích “Bình Tây cờ Đại tướng. Không phải ai cũng ý thức được tài năng ấy. Phải là người có ý thức được mình, tài năng của mình vượt lên trên thiên hạ mới có cách nói ấy. Gv hỏi - Cách nói ấy thể hiện thái độ sống như thế nào? Em hiểu thế nào về hai chữ ngất ngưởng sử dụng trong bài thơ? Hv khái quát trả lời - Cách tự nói về tài năng, danh vị của mình là xuất phát từ thái độ sống ngất ngưởng. - Ngất ngưởng không phải diễn tả một người thân hình cao vượt hẳn xung quanh với tư thế ngả nghiêng. Hai tiếng ngất ngưởng nhìn diễn tả một thái độ, một tinh thần một con người biết vượt mình lên trên thiên hạ. Sống giữa mọi người, đi giữa cuộc đời mà dường như chỉ biết có mình. Một con người khác đời và bất chấp mọi người. Đây là kiểu người thách thức, đối lập với xung quanh. 2. Mười hai câu tiếp theo HS đọc SGK Gv hỏi - Tác giả miêu tả nội dung gì? Hv khái quát trả lời 2. Mười hai câu tiếp theo - Nhà thơ miêu tả một thái độ sống theo ý chí và sở thích cá nhân, một phẩm chất vượt lên trên thói tục. + Ông đã giải thoát khỏi những ràng buộc thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay. Về hưu trí, người ta cưỡi ngựa, ông cưỡi bò vàng. Về hưu, ông thường lên chùa mang theo những cô hầu gái. Phan Bội Châu có thơ Vịnh việc này: “Hà Như Uy viễn tướng quân thú/Tuý ủng hồng nhi thượng pháp môn” (Sao có được cái thú của Uy viễn tướng quân/Rược say đưa các cô gái trẻ lên chùa) “Kìa núi nọ.... ông ngất ngưởng” - Được hay mất, phú quý hay bần hàn, được khẳng định hay bị phủ định trong cuộc sống và trong quan hệ xã hội, ông vẫn tỏ ra bình thản, chẳng đoái hoài gì: “Được mất.... đông phong”. + Ông tự so sánh mình với người thái thượng Tiểu sử đã chứng minh rõ thái độ ấy của ông. Khi làm Đại tướng cũng như khi bị cách tuột làm lính thú, ông vẫn “dương dương như người thái thượng”. Bởi ông có tài năng và phẩm chất thực sự. Gv hỏi Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả ấy? Hv trả lời Mười hai câu đọc lên ta thấy bài thơ xây dựng một hình tượng có ý vị trào phúng. Nhưng đăng sau nụ cười là một thái độ, một quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại, vì nó khẳng định đề cao một cá tính. ý thức của cái tôi đã trỗi dậy trong khi nền văn học đang thủ tiêu nó bằng quan niệm hàng nghìn năm. Chủ nghĩa phi ngã. Ông đã khẳng định mình ở câu kết. Gv hỏi - Câu thơ kết HS đọc SGK - Tác giả khẳng định điều gì? Hv khái quát trả lời - Tác giả khẳng định thái độ sống ngất ngưởng của mình sau khi đã khẳng định tư tưởng, vượt lên thói tục và so sánh với những bậc danh sĩ tài giỏi trong sử sách Trung Hoa. Ông cũng là người ăn ở có trước sau: “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Câu thơ kết một lần nữa khẳng định thái độ sống của một nhân cách cứng cỏi, một tài năng, một phẩm giá của một danh sĩ nửa đầu thế kỉ XIX. Gv hỏi - Học xong bài thơ này, em hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan? Hv khái quát trả lời Dù sao Nguyễn Công Trứ cũng là một môn đồ của đạo Khổng. Tư tưởng “trí quan trạch dân” đã thôi thúc ông đi học, đi thi, đỗ đạt ra làm quan lo đời, giúp nước. Lí tưởng “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” luôn luôn vẫy gọi những người như Nguyễn Công Trứ. Ông từng nêu chí khí của kẻ làm trai: “Đã làm trai sống trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” Danh vọng với Nguyễn Công Trứ phải gắn liền với tài năng thực sự, danh vọng phải gắn liền với phẩm chất. ở Nguyễn Công Trứ, ta thấy có ba điểm đáng quý. - Tài thao lược - Bản chất cứng cỏi - Biết lo cho dân về mặt kinh tế, đời sống ổn định. (Tuy nhiên vì lòng trung thành triệt để của một bề tôi mà ông đã tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân miền núi). Nhìn chung vì lí tưởng, tài năng của trang nam nhi, ông vẫn ra làm quan. H Đ3. Tổng kết III. Tổng kết Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố: - Nắm vững nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ 2. Dặn dò: - học thuộc lòng bài thơ, nội dung - Soạn bài Sa hành đoản ca V. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: