Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết: 105: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết: 105: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

A.Mục tiêu bài học.

 Học xong bài này học sinh cần nắm được.

 I.Về kiến thức.

-Hiểu được khái niệm ngông ngữ chính luận, các văn bản chính luận và các đặc điểm của phong cách ngông ngữ chính luận.

 II.Về kĩ năng.

-Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.

B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 I.Giáo viên.

-Soạn giáo án,SGK,STKBGngữ văn11.

-Bảng phụ.

 

docx 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1915Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết: 105: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/3/2013. Ngày giảng: /3/2013
 Lớp :
 Tiết: 105,Tiếng việt. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A.Mục tiêu bài học.
 Học xong bài này học sinh cần nắm được.
 I.Về kiến thức.
-Hiểu được khái niệm ngông ngữ chính luận, các văn bản chính luận và các đặc điểm của phong cách ngông ngữ chính luận.
 II.Về kĩ năng.
-Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 I.Giáo viên.
-Soạn giáo án,SGK,STKBGngữ văn11.
-Bảng phụ.
II.Học sinh.
-Soạn bài,SGK ngữ văn 11, bút mực, vở ghi
C.Tiến trình bài dạy.
 I.Kiểm tra bài cũ.(4)
Câu hỏi: Em hãy nêu các đặc điểm loại hình của tiếng việt?
Đáp án: 
-Các đặc điểm loại hình của tiếng việt là:
+Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp,về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng tiếng có thể là từ hoăc yếu tố cấu tạo từ.
+Từ không biến đổi hình thái
+Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
 II.Bài mới.
Lời vào bài.(1)
 Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta lai sử dụng phương tiện ngôn ngữ khác nhau.Vi dụ : Tong lĩnh vực báo chí thì người ta sử dụng phong cách ngông ngữ báo chí, trong cuộc sống thường ngày thì người ta sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vậy trong lĩnh vực chính trị-xã hội thì người ta sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Đó là nội dung của tiết học ngày hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
Gv: Kể tên những phong cách ngôn ngữ đã học.
-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
-Phong cách ngôn ngữ báo chí.
-Gv:
?Văn bản chính luận thời xưa viết theo thể loai nào? Cho ví dụ?
-Hs: Trả lời
-Gv:
?Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những thể loại nào? Chi ví dụ?
-Hs: Trả lời.
-GV: Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số văn bản chính luận. Thầy chia lớp thành 6 nhóm thảo luận.
Nhóm 1-2: 
Đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập”
Nhóm 3-4:
 Đoạn trích “Cao trào kháng Nhật cứu nước”
 Nhóm 5-6:
Đoạn trích “Việt Nam đi tới”
-Nôi dung thảo luận :
?Thể loai của văn bản.
?Mục đích viết văn bản.
?Thái độ quan điểm của người viết với những vấn đề được đề cập đến.
(Các em thảo luận trong thời gian 3 ph)
-HS: Thảo luận, cử đại diện trinh bầy.
Nhóm 1: trình bầy
Nhóm 2: nhận xét .
Nhóm 3: Trình bày.
Nhóm 4: Nhận xét.
 Nhóm 6; Trình bày .
Nhóm 5: nhận xét.
-Gv;Qua tìm hiểu những văn bản chính luân trên em hãy.
? Mục đích viết văn bản chính luận.
? Thái độ ,quan điểm của người viết với những vấn đề được đề cập đến.
-Hs: Trả lời.
-Gv:
?Các dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận?
-Hs: Trả lời.
-Gv:
?Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chính luận.
-Hs; Trả lời.
-Gv: Chú ý.
 -Không phải tất cả các bài phát biểu trong các hội nghị , đại hội đều theo phông cách ngôn ngữ chính luận(tùy theo những nội dung khác nhau có nhữ bài phát biểu lại theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học..) chỉ có những bài phát biểu mà nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận.
-Gv:
?Mục đích của ngôn ngữ chính luận?
-Hs: Trả lời.
-Gv:
?Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ trong các văn bản khác.
-Hs: Trả lời
-GV;
?Thế nào là ngôn ngữ chính luận
-Hs: Trả lời.
-Gv:
?Hãy chỉ ra sự khác nhau giữ khái niệm nghị luận và chính luận.
-Hs: Trả lời.
I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.(34)
 1.Tìm hiểu văn bản chính luận.(20)
-Văn bản chính luận thời xưa viết theo thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểuchủ yếu bằng chữ Hán.
Ví dụ: Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo. Thiên đô chiếu, chiếu cầu hiền
-Văn bản chính luận hiên đại bao gồm: các cương lĩnh, tuyên bố tuyên ngôn. Lời kêu gọi hiệu triệu các bài bình luận xã luận ,báo cáo tham luận phat biểu trong các hội thảo hôi nghị chinh trị
Ví dụ:tuyên ngôn độc lập. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Trường kì kháng chiến nhất định thâng lợi
a.Tuyên ngôn.
-Thể loại: Văn chính luận
Mục đích: Tuyên ngôn dựng nước của nguyên thủ quốc gia,(công bố nền độc lập của đất nước). Bác đã dẫn lời của bản tuyên ngôn độc lập nước Mĩ năm 1776 và tuyen ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp nawm1791 làm cơ sở lí lẽ của chân lí và lẽ phải.
-Thái độ, quan điểm: Đàng hoàng, dõng dạc, giọng văn hùng hồn danh thép. Người viết đứng trên lập trường của dân tộc , nguyện vọng của dân tộc để viết lên bản tuyên ngôn lịch sử.
b. Bình luận thời sự
-Thể loại: Văn chính luận.
-Mục đích:Tổng kết một giai đoạn cách mạng.( trình bầy sách lược của những người cộng sản Việt Nam, chỉ rõ kẻ thù lúc này là Phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát bọn thực dan Pháp không còn là đồng ming chống Nhật của chúng ta nữa.
-Thái độ, quan điểm : Đứng trên lập trường của dân tộc, lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xit giành độc lập tự do cho dân tộc.
c.Xã luận
-Thể loại: văn chính luận.
-Mục đích:Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
-Thái độ , quan điểm: Tự hào, tin tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhâ dịp đầu năm mới.
-Thể loại: Văn bản chính luận.
-Mục đích: Thuyết phục người đọc người nghe bằng những lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm cchinhs trị nhất định.
-Thái độ: Dứt khoat rõ ràng, giữ vững quan điểm chinh trị của mình.
-Quan điểm: dùng lí lẽ và bằn chừng xác đáng để không ai bác bỏ được, có sức thuyết phục đối với người đọc người nghe.
2.Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.(14)
-Ngôn ngữ chính luận tồn tại cả ở dạng nói và dạng viết.
+Ở dạnh viết:Các tác phẩm lí luận, các tài liệu chính trị
+Ở dạng nói: Lời phat biểu hội nghị,các cuộc thảo luận mang tính chất chính trị.
-Phạm vi sử dụng:Dùng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác.
-Mục đích: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay qunh một việc trình bầy ý kiến, hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện,một vấn đề chính trị, một chính sách chủ chương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
-Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ trong các văn bản khác.
+Ngôn ngữ trong các văn bản khác là để bình luận về một vấn đề nào đó, được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn học, sử dụng phương pháp nghị luận( nghị luận văn học , nghị luận xã hội)
Ví dụ:Đồng tiền cở hồ đã thanh một thế lực vạn năng.Tài năng, nhansawcs, thình nghĩa nhân phẩm, công lí đều không có nghĩa lí gì trước thế lực cử đồng tiền. Tài tình hiếu nghĩa như Kiều cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém.
 (Hoài Thanh)
+Ngôn ngữ chinh luận: trình bấy một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.
Ví dụ:
“Tuyên ngôn độc lập”
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ 
được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các bưởi hội nghị ,hội thảonhằm trình bày đáng giá bình luận những sự kiện, những vấn đề chính trị ,văn hóa tư tưởng theo một quan điểm nhất định.
 -Nghị luận
+Là một phương pháp tư duy(diễn giảng, lập luận, bàn bạc). Một kiể làm văn trong nhà trường ( nghị luận văn chương, nghị luận xã hội)
+Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt.
 -Chính luận.
+Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phông cách ngôn ngữ khác.
+Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bầy quan điểm về vấn đề chính trị.
III. Củng cố - luyện tập
 Bài tập 2: SGK
-Đây là đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận vì:
+Dùng nhiều từ chính trị: Dân ta, tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước
+Câu văn mạch lạc chặt chẽ có sức thuyết phục.
+Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.
IV.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 1.Bài cũ.
-Học bài và làm bài tập 3 SGK –T99
 2.Bài mới.
-chuẩn bị bài tiếp theo “Luyện tập phong cách ngôn ngữ chính luận”
V.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphong_cach_ngon_ngu_chinh_luan.docx