Làm văn
Tuần 26
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
TIẾT 104
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề thuộc tác phẩm thơ, biết vận dụng kiến thức văn học và đời sống vào bài viết, nắm được đặc điểm và yêu cầu của đề văn.
- Biết vận dụng kĩ năng phân tích văn học đặc biệt là phân tích thơ. Nhận ra được chõ mạnh yếu khi viết loại bài này, có hướng sửa chữa, khắc phục lỗi trong bài viết của mình.
II - Phương tiện.
- Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1,Ổn định lớp.
2, Trả bài kiểm tra, nhận xét.
Làm văn Tuần 26 Trả Bài viết số 6 Tiết 104 Ngày soạn: 09/3/2008 I - Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Nắm vững hơn cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề thuộc tác phẩm thơ, biết vận dụng kiến thức văn học và đời sống vào bài viết, nắm được đặc điểm và yêu cầu của đề văn. - Biết vận dụng kĩ năng phân tích văn học đặc biệt là phân tích thơ. Nhận ra được chõ mạnh yếu khi viết loại bài này, có hướng sửa chữa, khắc phục lỗi trong bài viết của mình. II - Phương tiện. - Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo. III - Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2, Trả bài kiểm tra, nhận xét. Cái Tôi độc đáo của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời? 1. Khái quát về cái Tôi.. - Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương. -> Đến Tản Đà. 2. Sự biểu hiện trong bài thơ. a. Cuộc thoát tục nên trời để thể hiện cái tôi cá nhân. - Những năm 20 của thế kỉ XX xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, nhiều nghệ sĩ đã không chấp nhận nhập cuộc mà tìm cách để thoát li cuộc sống thực tại. Với TĐ ông tìm cách thoát li lên cõi thượng giới do mình tự tưởng tượng ra. Song để cho người đọc tin tưởng có một cuộc hầu Trời thật ông phải khẳng định: " Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên sướng lạ lùng" Cách giới thiệu đã khẳng định câu chuyện lên tiên là có thật kích thích mọi người dõi theo câu chuyện lên tiên của nhà thơ. b. Cuộc đọc văn cho Trời nghe. - Nhà thơ tự nói về tài năng của bản thân: -> Đó là tài năng thơ thực sự, vừa có sự phong phú về thể loại vừa đặc sắc về nội dung vừa tài hoa phóng túng và mang phong cách sáng tạo riêng. Lời văn đẹp như sao băng, khí văn mạnh như mây chuyển, khi thì nhẹ như sương, khi êm như gió, khi đậm đà như mưa sa, khi thì lạnh như tuyết.Trước Tản Đà cũng có nhiều thi sĩ thể hiện cái tôi cá nhân nhưng thực sự dám khẳng định mình một cách trực tiếp có lẽ chỉ có TĐ. Có lẽ đây chính là cá tính sáng tạo của một con người có tài năng thật sự, dám khẳng định cái tôi cá nhân của mìnhĐây không phải là lần đầu nhà thơ tự khen: " Sông Đà, núi Tản ai hun đúc Bút thánh câu thần sớm vãi vung" ( Tự trào) - Sự ngợi khen thán phục của trời và các chư tiên: ( Trích thơ) -> Tạo ra sự thuyết phục đối với người nghe bởi đối tượng thưởng thức ở đây không phải là người bình thường mà là những người có con mắt xanh với nghệ thuật. Có lần TĐ đã thoát tục: " Đêm thu........nửa rồi" Nhưng phải đến HT thì sự thoát tục mới trọn vẹn. c. Cách xưng danh. - Các nhà thơ xưng danh + NDu + HXH + NCTrứ - TĐ: Rõ tên tuổi, quê quán-> Tự tin, tự hào. d. Dám đứng giữa cuộc đời, theo đuổi văn chương dù đó là một nghề nghèo đói. e. Đảm nhận trách nhiệm giữ thiên lương trong sáng giũa cuộc đời nhiều bon chen -> Thể hiện nhân cách cao đẹp và tâm huyết của nhà thơ với văn chương. III/ Kết luận. B/ Nhận xét. 1. Ưu điểm. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ - Đa số học sinh có ý thức làm bài, xác định được trọng tâm, yêu cầu của đề. - Một số diễn đạt tốt, có khả năng sáng tạo, mở rộng và nâng cao vấn đề. 2. Tồn tại. - Còn sai chính tả. - Một số diễn đạt yếu. - Còn lười học - Không xác điịnh được yêu cầu của đề C/ Kết quả. Lớp 11a4 11a5 Giỏi 20% 10% KHá 45% 45% Tb 35% 45% Yếu 0% 0%
Tài liệu đính kèm: