Giáo án Ngữ văn 11 tiết 102, 103: Đọc văn Một thời đại trong thi ca ( trích ) - Hoài Thanh

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 102, 103: Đọc văn Một thời đại trong thi ca ( trích ) - Hoài Thanh

Tuần 26

 Đọc văn

 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

( TRÍCH )

- HOÀI THANH-

TIẾT 102 - 103

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Nắm được quan niệm đúng đắn của Hoài Thanh trong việc định nghĩa thơ Mới tập trung vào vấn đề cốt yếu là tinh thần thơ mới.

- Cảm nhận được cách lập luận sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh đầy sức thuyết phục của tác giả trong đoạn trích.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 102, 103: Đọc văn Một thời đại trong thi ca ( trích ) - Hoài Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Đọc văn 
 một thời đại trong thi ca
( trích )
- hoài thanh-
Tiết 102 - 103
Ngày soạn: 09/3/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Nắm được quan niệm đúng đắn của Hoài Thanh trong việc định nghĩa thơ Mới tập trung vào vấn đề cốt yếu là tinh thần thơ mới.
- Cảm nhận được cách lập luận sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh đầy sức thuyết phục của tác giả trong đoạn trích.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
Tiết 102
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu nội dung phần tiểu dẫn?
Bài Một thời đại trong thi ca gồm khoảng 47 trang.
- Đọc có đoạn chậm rãi, sâu lắng thiết tha, sôi nổi có đoạn trầm ngâm nghĩ ngợi, có đoạn duyên dáng bay bổng..
CH: Đọc và chia bố cục của văn bản?
CH: Tinh thần thơ Mới là gì? Có cách nói nào khác không? 
Để giải quyết nó người viết gặp khó khăn gì? Cách khắc phục của ông ra sao? Nhận xét cách vào đề của tác giả?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
Tiết 103
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
CH: Theo tác giả tinh thần thơ mới là gì? Nhận xét cách diễn đạt của tác giả?
Em hiểu thời đại chữ tôi và thời đại chữ ta ntn?
CH: Quá trình xuất hiện và phát triển của cái tôi cá 
thể , cá nhân trong lịch sử văn học ntn?
Đây là một đoạn văn thể hiện tài năng của HT trong việc khám phá và thể hiện tư tưỏng nghệ thuật, diễn đạt tinh tế, tài hoa cùng tấm lòng của người viết.
CH: Các nhà thơ mới tìm cách giải quyết các bi kịch ntn?
Con đường thơ mới đúng hay sai? Vì sao?
CH: Nêu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
- Hoài Thanh ( 1909 - 1982) xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An.
- Là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam.
- Văn phê bình của HT thường nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Văn chương và hành động. ( 1936)
+ Thi nhân Việt Nam ( 1942)
- Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ Mới. Đoạn trích học thuộc phần cuối của bài tiểu luận. 
II/ Đọc - chia bố cục.
1. Đọc.
2. Bố cục. 3 phần.
- Phần I: Đầu ....nhìn vào đại thể.Nêu vấn đề đi tìm tinh thần thơ Mới, những khó khăn và phương pháp thực hiện.
- Phần II: Cứ đại thể thì.....cùng Huy Cận: phân tích, chứng minh và lí giải nội dung tinh thần thơ mới, thời chữ tôi trong sự đối sánh với thơ cũ thời đại trước.
- Phần III: còn lại: Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch của mình bằng cách gửi tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho hi vọng ngày mai.
IV/ Đọc hiểu.
1. Phần I: Đầu ....nhìn vào đại thể.Nêu vấn đề đi tìm tinh thần thơ Mới, những khó khăn và phương pháp thực hiện.
- Tinh thần thơ Mới: là nội dung bản chất, cốt lõi chi phối toàn bộ thơ mới, làm nên đặc trưng của thơ mới mang tính khái quát cao cho cả phong trào thơ Mới, cái phân biệt thơ mới và thơ cũ một cách cơ bản, rõ ràng và nổi bật.
- Ranh giới thơ cũ và thơ mới không rõ ràng, trong hai loại thơ này đều có những bài hay, dở, bài hay ít, bài dở nhiều đó là khó khăn phức tạp nhất. Dẫn chứng thơ Dương Quảng Hàm và Xuân Diệu.
- Với các phương pháp và biện pháp hữu hiệu lôgíc và khoa học tác giả đã đề nghị phương pháp của mình là so sánh và đối chiếu. Căn cứ vào những bài thơ hay so sánh với những bài thơ hay, không so sánh tỉ mỉ vụn vặt mà so sánh trên đại thể.
- Nắm nội dung bài học
- Soạn phần còn lại
2.Phần II: Cứ đại thể thì.....cùng Huy Cận: phân tích, chứng minh và lí giải nội dung tinh thần thơ mới, thời chữ tôi trong sự đối sánh với thơ cũ thời đại trước.
- Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi. Cách nêu ngắn gọn, dứt khoát, chứng tỏ sự tự tin trong khám phá và kết luận khoa học. Cách diễn đạt so sánh với thơ cũ thời đại xưa là ở chữ ta. Sự giống nhau đã rõ, chủ yếu đi tìm sự khác nhau giữa hai tinh thần thơ mới và thơ cũ, thời đại ngày nay và thời đại xưa.
- Cái tôi gắn liền với cái riêng cái cá nhân, cá thể, chữ ta gắn liền với cái chung, tập thể , cộng đồng, xã hội.
- Quá trình xuất hiện và phát triển của cái tôi.
+ Thời điểm xuất hiện đầu tiên của cái tôi trong thơ văn không chính xác, xuất hiện bỡ ngỡ, lạc loài.
+ Cái tôi chìm đắm trong cái ta.
+ Cái tôi xuất hiện giữa thi đàn VN năm 1920 thật nhỏ bé, bơ vơ, tội nghiệp. Đó là cái tôi trữ tình tinh thần của thơ mới lãng mạn trước 1945.
+ Cụ thể hoá trong các phong cách thơ ca: Thế Lữ lên tiên, LTLư phiêu lưu trong tình trường, HMTử điên cuồng, XDiệu đắm say, Hcận ngẩn ngơ buồn sầu.
3. Phần III: 
- Giải quyết bằng cách: Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch của mình bằng cách gửi tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho hi vọng ngày mai.
Là con đường đáng được lịch sử ghi nhận và trân trọng.
V/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Thể hiện tính khoa học:
+ Hệ thống luận điểm chính xác, mới mẻ, sâu sắc được sắp xếp mạch lạc.
+ Dẫn chứng chọn lọc, lập luận chặt chẽ mà uyển chuyển đầy sức thuyết phục.
+ Sử dụng biện pháp đối chiếu so sánh các cấp độ phù hợp hiệu quả.
- Tính nghệ thuật:
+ Lời văn thấm thía cảm xúc, giọng điệu thay đổi linh hoạt, giọng của người trong cuộc giãi bày, chia sẻ, đồng cảm.
+ Hình ảnh cụ thể gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng.
+ Cảm xúc chân thực, nồng nhiệt và truyền cảm.
+ Văn êm ả ngọt ngào hấp dẫn.
2. Nội dung.
- Thể hiện tinh thần thơ mới.
- Lòng yêu nước của Hoài Thanh
- Nắm được nội dung của bài
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 102 03 Mot thoi dai trong thi ca.doc