Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 4

I. Mục tiêu

1.Về kiến thức:

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

- Thấy được nhân cách thanh cao của tác giả Lê Hữu Trác và ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo của ông.

2. Về kĩ năng:

- Biết cảm thụ và phân tích tác phẩm kí sự.

3. Về thái độ:

 - Phê phán lối sống xa hoa ở phủ Chúa Trịnh

- Trân trọng người lương y có đức có tâm.

 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của tác giả.

 

doc 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1503Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 1, 2	 Ngày soạn:15/08/2016
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Kí Sự) – LÊ HỮU TRÁC
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. 
- Thấy được nhân cách thanh cao của tác giả Lê Hữu Trác và ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo của ông.
2. Về kĩ năng: 
- Biết cảm thụ và phân tích tác phẩm kí sự.
3. Về thái độ:
 - Phê phán lối sống xa hoa ở phủ Chúa Trịnh
- Trân trọng người lương y có đức có tâm.
 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của tác giả.
 5. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, tương tác, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, tư duy sáng tạo.
 - Năng lực chuyên biệt: Đọc- hiểu, đánh giá, tranh luận, phân tích và vận dụng viết đoạn, bài văn nghị luận.
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học.
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học :
+ Chuẩn bị của giáo viên : chuẩn bị các phương tiện dạy học sách giáo khoa, Giáo án và tài liệu dạy học cần thiết; 
+ Chuẩn bị của học sinh : sách giáo khoa, vở soạn, bảng phụ.
III . Bảng mô tả và câu hỏi kiểm tra đánh giá: 
Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
I.Tìm hiểu chung 
- Nắm được thông tin về cuộc đời con người Lê Hữu Trác.
- Nhận biết được đặc trưng thể kí
- Hiểu được nhân cách con người Lê Hữu Trác.
- Hiểu được đặc trưng thể kí tôn trọng sự thật, tác phẩm mang gí trị hiện thực cao
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Quang cảnh phủ chúa (Bên trong, bên ngoài, cung cách sinh hoạt)
2. Tâm trạng và thái độ của tác giả khi bắt mạch, kê đơn cho Thế Tử
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả quang cảnh phủ Chúa
- Nhận biết được tâm trạng và thái độ của tác giả khi bắt mạch, kê đơn cho Thế Tử
- Hiểu được giá trị hiện thực của các chi tiết đó.
- Hiểu được mâu thuẫn giằng xé trong con người tác giả. Cảm nhận đực nhân cách con người Lê Hữu Trác khi quyết định chữa bện cho Thế Tử.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về 1trong 3 nội dung trên 
Vận dụng tổng hợp kiến thức giải quyết những tình huống được đặt ra: Qua cuộc sống của thế tử, suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người?
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về thể lại kí trung đại.
Câu 2: Phân tích giá trị hiện thực miêu tả qua cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa
Câu 3: Cảm nhận của anh chị về bài thơ của Lê Hữu Trác trong đoạn trích.
Câu 4: Từ mâu thuẫn giằng xé tâm trạng của tác giả khi phát hiện ra bệnh tình của Thế Tử và cách giải quyết vấn đề của ông, em có suy nghĩ gì về lương tâm và đạo đức của các bác sĩ ngày nay
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2. Bài mới:
 2.1. Lời vào bài: Ở lớp 10 các bạn đã được tìm hiểu về thể loại kí sự. Kí là một thể văn xuôi tự sự, thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.
 	Để hiểu rõ hơn về thể loại Kí, cũng như thấy được ngòi bút chân thực sắc sảo của một vị danh y tài cao, đức độ, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.
 2.2. Bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả Lê Hữu Trác:
- GV: Em hãy một số nét về tác giả Lê Hữu Trác?
- GV bổ sung:
- Người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên)
- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông lại gắn với quên ngoại ở Hương Sơn – Hà Tĩnh
- Qua những tác phẩm của ông, có thể thấy Lê Hữu Trác là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho nên văn học nước nhà
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm Thượng kinh kí sự
GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh kí sự?
Thao tác 3: Tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa trịnh
GV: Gọi HS đọc đoạn trích
GV: Nhận xét cách đọc và nêu câu hỏi:
 Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích theo sơ đồ?
*Hoạt đông 2: Đọc – hiểu tác phẩm. 
Thao tác 1: Tìm hiểu quang cảnh, cung cách sinh hoạt của phủ chúa. 
 GV yêu cầu HS
 - Tìm những chi tiết về quang cảnh phủ chúa?
- Từ những chi tiết về quang cảnh trên, em có nhận xét, đánh giá gì?
 - GV tổng hợp, bổ sung: Ta thấy rõ đó là một cuộc sống hưởng lạc với đầy rẫy cung tần mĩ nữ, của ngon vật lạ. Nhưng cũng thể hiện một cuộc sống ngột ngạt, tù đọng khi chỉ có hơi người và phấn sáp hương hoa.
- GV nêu vấn đề: Lần đầu đặt chân bước vào phủ chúa, tác giả đã nhận xét “cuộc sống ở đây thực khác người thường”. Vậy các bạn có thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt của phủ chúa?
-Từ những chi tiết đó em có đánh giá nhận xét gì về cung cách sinh hoạt?
HS trả lời, GV tổng hợp:
-> Những lễ nghi khuôn phép, cuộc sống xa hoa hưởng lạc cho thấy phủ chúa là nơi cao sang quyền quý đến tột cùng. Mặt khác thể hiện sự lộng hành, uy thế ngang trời lán lướt cả cung Vua của phủ chúa.
Thao tác 2: Tìm hiểu thái độ tâm trạng của tác giả.
GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Nguyễn Đăng Na cho rằng “kí chỉ thực sự xuất hiện khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”. Xét ở phương diện này Thượng kinh kí sự đã được coi là một tác phẩm kí hay chưa? Hãy phân tích thái độ của tác giả?
HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
GV gợi mở: 
-Thái độ của tác giả trước quang cảnh phủ chúa?
-Thái độ khi bắt mạch kê đơn cho Thế tử?
- Những băn khoăn của tác giả giữa việc chữa lành bệnh hay chỉ cầm chừng nói lên điều gì?
HS thảo luận, trình bày
GV nhận xét và tổng hợp
->Sau khi bắt mạch cho Thế tử dù đã có sự giằng xé, băn khoăn trong tâm trạng của tác giả vì sợ danh lợi ràng buộc nhưng sợ làm trái y đức, phụ long cha ông nên ông đã làm tròn trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. Dám nói thẳng chữa thật bảo vệ chính kiến đến cùng.
- Qua những phân tích trên em có nhận xét gì về con người của tác giả?
Thao tác 3: Tìm hiểu bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
-GV yêu cầu HS tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí sự của tác giả, hãy phân tích những nét đắc sắc đó?
*Hoạt động 3: Tổng kết bài học
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Qua tìm hiểu đoạn trích em có nhận xét gì về hiện thực xã hội phong kiến đương thời. Từ đó nhận xét thái độ của tác giả?
GV tổng hợp lại
I . Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Lê Hữu Trác
- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt làm quan.
- Là một danh y giỏi, không chỉ chữa bệnh mà ông còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
- Tác phẩm nổi tiếng: Hải Thượng y tông tâm lĩnh, 
2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự
- Là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783. Được xếp cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh.
- Tả những điều mắt thấy tai nghe về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh
- Thái độ coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác
3. Đoạn tích Và phủ Chúa Trịnh
- Nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
* Tóm tắt theo sơ đồ:
Thánh chỉ -> vào cung -> nhiều lần cửa -> vườn cây, hành lang -> Hậu mã quân túc trực -> cửa lớn, đại đường, quyền bổng -> gác tía, phòng trà -> Hậu mã quân túc trực -> qua mấy lần trướng gấm -> Hậu cung -> bắt mạch, kê đơn -> về nơi trọ.
II. Đọc – hiểu tác phẩm. 
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt của phủ chúa.
* Quang cảnh:
- Cảnh trí khác lạ : đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm
- Canh giữu nghiêm ngặt: vệ sĩ canh giữ cửa, vào ra phải có thẻ.
- Lối đi quanh co qua nhiều dãy hành lang
- Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm
- Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc
- Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rồng, nệm gấm, màn là.
-> Là chốn thâm nghiêm kín cổng, cao tường, và cũng là chốn xa hoa, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
* Cung cách sinh hoạt 
- Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường
- Guồng máy phục vụ: người truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi
- Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính, lễ phép, ngang hang với vua.
- Chúa luôn có phi tân hầu trực, tác giả không được trực tiếp gặp chúa mà “phải khúm núm đứng chờ từ xa”
- Thế tử có 7-8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên, tác giả phải lạy 4 lạy
2. Thái độ tâm trạng của tác giả.
a. Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa.
- Cách miêu tả ghi chép cụ thể -> tự phơi bày sự xa hoa quyền thế
- Cách quan sát, những lời nhận xét, những lời bình luận: “Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn với người bình thường” “lần đầu tiên mới biết phong vị của nhà đại gia”
->Qua lời văn thấy rõ tác giả tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí. Lời văn pha chút châm biếm mỉa mai. 
b. Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử
- Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn che trướng gấm, ăn quá no, mặc quá âm nên nội tạng mới yếu đi. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa hưởng lạc. Cho nên cách chữa không phải là công phạt như các lương y khác .
- Hiểu rõ căn bệnh của thế tử có thể chữa khỏi, nhưng lại sợ bị danh lợi ràng buộc, phải chữa bệnh cầm chừng cho thuốc vô thưởng vô phạt
-> Đó là một người thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có lương tâm và y đức. Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi quyền quý, quan điểm sống thanh đạm trong sạch.
 3. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm.
- Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả sinh động.
- Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những chi tiết đặc sắc
- Có đan xen với tác phẩm thi ca làm tằng chất trữ tình của tác phẩm.
III. Tổng kết
- Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lấn lướt cung vua của phủ chúa – mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát của xã hội phong kiến VN cuối thế kỉ XVIII
- Bộc lộ cái tôi cá nhân của Lê Hữu Trác – một nhà thơ, một nhà nho, một danh y có khí phách coi thường danh lợi.
V. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới.
 1. Hướng dẫn tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: Nắm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của Văn học Trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.
2. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
+ Ngôn ngữ chong là gì?
+ Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng?
+ Lời nói được coi là sản phẩm riêng của cá nhân, vậy cái riêng đó được biểu hiện như thế nào?
Tuần: 1 – Tiết: 3,4 
 Ngày soạn: 20/8/2016
Tiếng việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.
 - Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
3. Thái độ:
- Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp.
4. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, tương tác, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt, tư duy sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Có ý thức sử dụng linh hoạt ngôn ngữ trong giao tiếp và vận dụng viết đoạn, bài văn nghị luận. 
II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 	
1. Phương pháp: 
+ Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
+ Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
2. Phương tiện dạy học:
- Chuẩn bị của GV: sách giáo khoa, giáo án và tài liệu dạy học cần thiết.
- Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở soạn.
III. Bảng mô tả và câu hỏi kiểm tra đánh giá:
 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức 
Mô tả yêu cầu cần đạt ở mỗi mức độ (MĐ) trong bảng sau
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
I.Các yếu tố chung của ngôn ngữ.
- Nhận biết được các yếu tố chung của ngôn ngữ .
- Hiểu được các yếu tố chung của ngôn ngữ bao gồm ( Âm, Thanh, từ, Tiếng).Các quy tắc chung, phương thức chung
- Vận dụng linh hoạt các yếu tố, quy tắc chung tạo ra nét riêng trong giao tiếp
- Phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong một văn bản văn học 
- Biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo. 
II. Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân.
- Nhận biết được 
Lời nói sản phẩm riêng của cá nhân.
- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân
- Vận dụng linh hoạt các yếu tố, quy tắc chung tạo ra nét riêng trong giao tiếp
- Biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò
Câu 1: Trình bày các yếu tố, các quy tắc chung, phương thức chung của ngôn ngữ .
Câu 2: Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mqh như thế nào?
Câu 3: Câu ca dao đặt ra yêu cầu gì khi lựa chọ lời nói trong giao tiếp:
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu
Câu 4: Phân tích cách vận dụng sáng tạo ngôn ngữ của tác giả trong câu thơ sau
“ Nắng xuống trời lên sâu chót vót”
( Huy Cận)
IV- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn dịnh: - Kiểm tra số hs.
2- Kiểm tra bài cũ: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của LHT được thể hiện qua đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”? 
3.Nội dung bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Ngôn ngữ chung là gì?
- Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng ? Lấy VD minh họa ?
Học sinh thảo luận theo nhóm, trình bày và GV bổ sung
- Theo em thế nào là lời nói cá nhân ?
- Lời nói được coi là sản phẩm riêng của cá nhân, vậy cái riêng được biểu hiện như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ
* GV nhắc lại lí thuyết đã học ở tiết trước bằng cách yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
- Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ
- Những qui tắc ngôn ngữ chung?
- Lần lược hướng dẫn HS giải các bài tập.
Đại diện nhóm trình bày, các thành viên bổ sung- nhóm 1
Nhóm 2 trình bày GV khắc sâu .
Nhóm 3 trình bày hiểu biết
GV nên yêu cầu HS huy động và kể ra những từ cùng kiểu cấu tạo như: nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, bằng bặn, vừa vặn, khỏe khoắn, đỏ đắn, đứng đắn, lành lặn, chắc chắn, thẳng thắng, khó khăn, nhọc nhằn,.
I.Ngôn ngữ – Tài sản chung của xã hội
 1. Khái niệm
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội
 2. Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng
* Thành phần ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong cộng đồng
 - Các âm, thanh ( các nguyên âm, phụ âm, thânh điệu)
- Các tiếng ( âm tiết)
- Các từ 
- Các ngữ cố định.
* Quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn từ.
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu 
VD : Cấu tạo câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả bằng cặp từ vì  nên và hai cụm chủ vị.
- Phương thức chuyển nghĩa từ
VD: Các từ chỉ trạng thai của quả cây: non, già, chín. (nghĩa gốc) -> chỉ mức độ của sự đo lường: non một cân, già một cân -> các mức độ của nhận thức, trí tuệ: suy nghĩ còn non, suy nghĩ đã chín.
- Một số qui tắc và phương thức khác.
II. Lời nói – sản phẩm riêng của các nhân.
1. Khái niệm
- Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố và phương thức, quy tắc chung.
2. Cái riêng được biểu hiện 
 + Giọng nói cá nhân: 
 + Vốn từ ngữ cá nhân
 + Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
 + Việc tạo ra các từ mới
 + Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung.
Ghi nhớ: SGK/ Trang13.
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Có quan hệ hai chiều
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
- Lơi nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.
* Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập
1. Luyện tập ở lớp:
Bài tập 1. Trong câu thơ của Nguyễn Du từ nách chỉ góc tường. Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Đây là nghĩa chuyển, nó được tạo ra theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng việt – phương thức ẩn dụ.
Bài tập 2. 
Từ xuân trong ngôn ngữ chung đã được các tác giả dùng với nghĩa riêng:
- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương, xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ của Nguyễn Du, xuân trong cành xuân để chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.
-Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, xuân trong bầu xuân chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.
- Trong câu thơ của HCM, xuân1chỉ mùa đầu tiên trong năm, xuân2 chuyển nghĩa chỉ sức sống mới tươi đẹp.
Bài tập 3. Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo nên những ý nghĩa riêng, khác nhau:
a.mặt trời dùng với nghĩa gốc (chỉ một thiên thể trong vũ trụ) , nhưng cũng theo phép nhân hóa nên có thể xuống biển (hoạt động như người).
b. mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng.
c. mặt trời1 dùng với nghĩa gốc, từ mặt trời2dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ: Đối với người mẹ, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ.
2.Luyện tập ở nhà
2.Luyện tập ở nhà
Bài tập 3.Một số VD: 
- Quan hệ giữa giống và loài ( chung) và từng cá thể động vật
- Quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với một sản phẩm cụ thể được tạo ra, chẳng hạn một kiểu áo sơ mi, là cơ sở chung để may ra những cái áo cụ thể
 IV.Củng cố: 
- Biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
V.Hướng dẫn học sinh tự học.: Chuẩn bị: Tự tình
Đọc bài thơ “Tự tình” và khái quát lời tự tình được thể hiện trong
 nội dung bài thơ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1_Vao_phu_chua_Trinh_Thuong_kinh_ki_su.doc