Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 35

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Vận dụng các thao tác phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm văn.

2. Kĩ năng

- Biết phân tích đề, lập dàn ý khi làm văn nghị luận.

3. Tư duy, thái độ

- Hình thành thói quen phân tích đề, lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận.

B. Phương tiện

- GV: SGK , SGV , giáo án.

- HS : SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

- Ôn lại lý thuyết.

- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng làm bài tập.

 

doc 95 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 879Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 Tiết 1. Làm văn. 
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức	
- Giúp học sinh nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Vận dụng các thao tác phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm văn.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích đề, lập dàn ý khi làm văn nghị luận.
3. Tư duy, thái độ
- Hình thành thói quen phân tích đề, lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận.
B. Phương tiện 
- GV:	SGK , SGV , giáo án.
- HS : SGK, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Ôn lại lý thuyết.
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng làm bài tập.
D. Tiến trình dạy học	
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2.Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là văn nghị luận?	
2. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Văn nghị luận là loại văn yêu cầu người viết ( người nói ) trình bày ý kiến của mình thông qua những lý lẽ , dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn ( do đề ra yêu cầu )nhằm làm cho người đọc ( người nghe ) hiểu , tin , đồng tình với ý kiến của mình từ đó nhận thức đúng , hành động đúng theo điều bản thân đề xuất. Để làm tốt bài văn nghị luận, chúng ta cần thành thạo thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
I. Phân tích đề
Làm hai đề bài sau: 
Đề 1:
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng ?
Đề 2:
Các Mác nói: "Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian".
Anh (chị) hãy giải thích làm sáng tỏ câu nói trên.
Chia nhóm học sinh: Thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 đề
Đề 1: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề chìm (NLXH) 
+ Vấn đề nghị luận: Vai trò của rừng, của cây xanh trong cuộc sống.
+ Các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích.
+ Phạm vi dẫn chứng: Lấy từ trong thực tế đời sống hàng ngày.
Đề 2: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề nổi (NLXH)
+ Vấn đề nghị luận: ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian.
+ Các thao tác chính: Giải thích, chứng minh.
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống thực tế áp dụng đối với mỗi người.
Rút ra nhận xét về quá trình phân tích đề văn:
Đối với mỗi đề văn ta cần xác định được:
+ Đề thuộc loại đề nào (nổi - chìm; NLXH - NLVH)
+ Vấn đề cần nghị luận là gì?
+ Các thao tác nghị luận chính.
+ Phạm vi sử dụng tài liệu.
II. Lập dàn ý
Xác định các luận điểm, luận cứ cho mỗi đề văn trên.
Chia nhóm học sinh học tập, mỗi nhóm thực hiện một đề
Hướng dẫn đề 1: Có 3 luận điểm lớn sau:
+ Giá trị lợi ích lớn lao mà rừng đem lại cho con người.
+ Màu xanh của rừng đang bị đe doạ hủy hoại.
+ Những giải pháp để giữ gìn màu xanh của rừng
* Gồm các luận cứ sau: 
+ Luận điểm 1: 
	-Là lá phổi duy trì sự sống trong trái đất.
	-Tiềm ẩn bao tài nguyên quý báu
	-Đem lại vẻ đẹp bình yên cho cuộc sống.
+ Luận điểm 2: 
	- Rừng bị cháy, bị chặt bừa bãi.
	- Nguyên nhân: Do sự bất cẩn, con người thiếu nhận thức và vụ lợi
+ Luận điểm 3:
	- Kế hoạch lâu dài.
	- Những việc trước mắt cần làm.
III. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ
Bố cục một bài văn thường có mấy phần?
Thường gồm 3 phần: 
a. Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
b. Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic hợp lý.
c. Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định bình luận nhằm khêu gợi suy nghĩ cho người đọc.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học.
5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Tác giả Nguyễn Khuyến.
Ngày soạn : 4/9/2015
Ngày dạy :
	Tiết 2. Đọc văn. 
TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức	
- Giúp học sinh thấy được tâm hồn trong sáng thanh cao của một nhà nho yêu nước.
- Thấy được vị trí đặc biệt của Nguyễn Khuyến trong nền thơ ca Việt Nam.
- Học tập tấm gương yêu nước của Nguyễn Khuyến và tâm hồn trong sáng thanh cao của ông.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Tư duy, thái độ: Có ý thức trong việc đọc các tài liệu tham khảo.
B. Phương tiện thực hiện
GV : SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11, SGV , giáo án.
HS : SGK, vở soạn, vở ghi.
C. Phương tiện
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình dạy học	
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các bước lập dàn ý bài văn nghị luận?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Nguyễn Khuyến, tác gia nổi tiếng của văn học Trung đại Việt Nam, cuộc đời và thơ văn của ông luôn mẫu mực trong từng câu chữ, hài hoà giữa ý và lời. Đến với Nguyễn Khuyến, chính là nhận định chân dung một con người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Khuyến.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn của bài thơ Câu cá mùa thu để nhắc lại những nét cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến.
HS: Dựa vào SGK thảo luận và trả lời.
I. Tiểu sử
- Nguyễn Khuyến ( 1935 – 1909) làng Hoàng Xá – Ý Yên – Nam Định nhưng chủ yếu sống ở quê cha.
- Cuộc sống vất vả, nghèo túng.
- Có chí học hành, thi đỗ Tam nguyên (Hương, Hội, Đình ) => Tam nguyên Yên Đổ.
- Ra làm quan cho triều Nguyễn khi Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam kì và đang đánh ra Bắc.
- Bất mãn với xã hội đương thời, với triều đình nhà Nguyễn, từ quan về quê ở ẩn sau hơn 10 năm làm quan.
- Phần lớn cuộc đời sống ở nông thôn. 
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ ca.
GV: Giới thiệu sự nghiệp thơ ca và những nét chính trong nội dung thơ ca của Nguyễn Khuyến.
GV: Em hãy cho biết thơ ca Nguyễn Khuyến thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
HS: Thảo luận phát biểu:
- Tâm sự trước thời cuộc.
- Viết về nông thôn Việt Nam.
- Cảm quan trào phúng
GV: Vì sao Nguyễn Khuyến rất yêu nước nhưng không đứng lên chống giặc?
GV: Tìm một số bài thơ, câu thơ để chứng minh cho những nội dung vừa nêu.
HS: Đọc một số bài thơ đã học.
.
GV: Thơ văn Nguyễn Khuyến có những điểm độc đáo nào về nghệ thuật?
HS: Thảo luận trả lời.
II. Sự nghiệp thơ ca
- Sáng tác chủ yếu ở giai đoạn cuối, lúc đã từ quan về quê ở ẩn.
- Gồm khoảng 800 bài thơ, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm.
1) Thơ văn Nguyễn Khuyến bộc bạch tâm sự của mình
- Là một nhà nho được nuôi dạy ở cửa Khổng sân Trình, muốn ra làm quan “thờ vua giúp nước” nhưng Nguyễn Khuyến sinh ra lớn lên trong thời tao loạn => luôn day dứt, buồn khổ vì vận mệnh đất nước, thấy trách nhiệm của mình muốn giúp nước nhưng bất lực, cô đơn trước cuộc đời.
- Luôn giằng co giữa xuất và xử.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
+ Cảm thấy về quê như một cuộc chạy làng.
+ Ví mình như ông già điếc, ông phỗng đá.
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng chịu, rằng khờ cũng cam.
- Tuy vậy vẫn một lòng với vua với nước.
2) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn Việt Nam
- Phần lớn cuộc đời ông sống ở nông thôn, một vùng đồng chiêm nghèo Bắc bộ.
- Sống rất chân tình, gần gũi, gắn bó, chia sẻ thương yêu với mọi người.
- Viết rất nhiều về cuộc sống, con người, phong tục, cảnh vật ở làng quê.
=> Với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học một cách thực sự.
3) Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng, đả kích
- Thơ văn Nguyễn Khuyễn vạch rõ bản chất của bọn vua quan, nho sĩ đương thời.
- Ngoài bút đả kích, châm biếm của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thâm thúy, ông mỉa mai bóng gió xa xôi nhưng chua chát, xót xa trước tình trạng nước mất nhà tan, xã hội nhố nhăng bấy giờ.
- Ông cũng tự chế giễu cái bất lực, bạc nhược của bản thân mình.
4) Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Khuyến
- Sử dụng bút pháp trào phúng mỉa mai vào trong thơ. Dùng điển cố lấy từ ca dao.
- Thơ Nôm: Hình ảnh giản dị, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng, gần gũi nhưng rất sinh động, tinh tế.
- Bút pháp chủ yếu: Hiện thực – trữ tình. Bên cạnh đó là yếu tố trào phúng, tiếng cười thâm trầm, kín đáo mà sâu sắc.
- Sử dụng nhiều thơ cổ, câu đối Đường luật.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố: Nắm được những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
5. Dặn dò: 
- Phân tích ba bài thơ thu để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
Ngày soạn: 12/9/2015
Ngày dạy :
Tiết 3. Tiếng Việt . Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
A-Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố nâng cao kiến thức về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Sự sáng tạo của các nhà văn , nhà thơ khi sử dụng ngôn ngữ chung.
2. Kĩ năng
Giúp h/s biết phân tích, làm nổi bật tài năng của các tg khi vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập các t/p. 
3. Tư duy, thái độ
Làm sinh động lời nói cá nhân bằng vốn ngôn ngữ chung.
B-Phương tiện thực hiện 
- GV : Sgk , sgv ngữ văn 11, giáo án.
- HS : SGK, vở soạn, vở ghi.
C-Phương pháp
- Chia nhóm học tập: Cả lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách 1 bài tập , sau đó cử 1 h/s đại diện lên bảng làm bài tập. =>Rút ra nhận xét về bài học.
D-Tiến trình dạy học
1-Ôn định tổ chức 
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2-Kiểm tra bài cũ 
- Nêu những phương diện chung và riêng của lời nói cá nhân ?
3-Bài mới 
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Hãy tiến hành luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Bài tập 1 ( tr.26+27 )
Chia nhóm học tập : nhóm 1 phụ trách bài tập 1 :
Phân tích những đoạn thơ và đoạn văn trong bài tập, làm rõ nét riêng của mỗi tg trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảnh vật và con người :
*Hướng dẫn:
Khi làm bài tập này lưu ý mấy điểm cơ bản sau :
- Thể loại : + Đoạn trích "CPNgâm" Là thơ song thất lục bát, thuộc thể loại ngâm khúc.
 +Đoạn trích " Truyện Kiều " là thơ lục bát , thuộc thể loại tự sự.
 +Bài thơ "Cảnh khuya" thuộc văn học hđại.
-Về thời kì sáng tác:
 +Hai đoạn thích đầu thuộc văn học tđại.
 +Bài thơ "Cảnh khuya" thuộc văn học hđại.
-Về cảnh vật (cùng với từ ngữ diễn đạt ):Hiện lên trong các đoạn trích và bài thơ rất giống nhau (1 đêm khuya có trăng có hoa, ...hoà quyện với nhau, lồng vào nhau,có 1 người chưa ngủ)nhưng tâm trạng của các nhân vật thì khác nhau :
 +Nhân vật chinh phụ và Thuý Kiều thì lo cho duyên phận của riêng mình.
 +Nhân vật trữ tình - tgiả thì lo cho sự nghiệp chung của nước nhà.
*Hướng dẫn:
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: tiếng đàn đáy như những cung bậc trạng thái tình cảm của con người : hậm hực nghẹn ngào, u uất, bực dọc than thở.....
Bài tập 2 (tr.27 )
Nhóm 2 phụ trách bài tập 2
Phân tích cách Nguyễn Tuân sử dụng các biện pháp tu từ qua đoạn trích sgk.
Bài tập 3(tr.27)
 Nhóm hoc tập 3 phụ trách bài tập này.
GV yêu cầu HS nhận xét.
-Biện pháp lặp cấu trúc: Nó.................=>Tạo ra cho người đọc cảm nhận được tâm trạng của con người n ... theo chủ đề:
* Gợi ý về nội dung:
 - Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:
+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.
+ Tác hại của bệnh quay cóp.
+ Lời khuyên .
 - Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. 
* Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận
3. Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng:
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
 GV chốt lại những điểm cốt yếu nhất về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nguyên tắc lựa chọn các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài văn nghị luận.
 5. Dặn dò
 - Hoàn thành phần luyện tập.
 - Chuẩn bị ôn tập kiểm tra cuối năm.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 35. Ôn tập, kiểm tra cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức
- Tổng hợp kiến thức về văn học, tiếng Việt, làm văn.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức môn học tự chọn.
2. Kĩ năng: Tự ôn tập theo hd. Biết đọc hiểu vb theo đặc trưng thể loại. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức.
3. Tư duy, thái độ: Yêu mến bộ môn. Nghiêm túc trong học tập. 
B. Phương tiện 
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- HS: Vở ghi, TLTK, sgk...
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.
D. Tiến trình dạy học
 1.Ổn định lớp
Lớp
Sĩ số
HS vắng
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kt vở ghi của hs. Kết hợp kt bài cũ trong giờ học.
 3. Bài mới
 Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Sau một năm học, chúng ta hãy cùng hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11, học kì II ; những kiến thức về tiếng Việt đã học ; nắm được và vận dụng thành thạo các thao tác lập luận để có thể làm tốt bài kiểm tra cuối năm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
 GV trình bày cấu trúc đề thi Ngữ văn theo hướng mới.
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về các kiểu câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc bài làm nghị luận về tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại học trong học kì 2, bao gồm các bài thơ mới và các bài thơ thuộc bộ phận văn học cách mạng.
HS thảo luận, trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
I. Cấu trúc đề thi Ngữ văn theo hướng đổi mới:
Đề thi ngữ văn theo hướng đổi mới thường có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn
Nội dung các câu hỏi trong phần đọc – hiểu thường để làm rõ 2 vấn đề:
Một là: điểm đặc sắc về nghệ thuật. Thường yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT.
Hai là: nét chính về nội dung. Có thể yêu cầu nêu giá trị tư tưởng của đoạn văn bản đó hoặc một nội dung nào đó thông qua việc phân tích giá trị của các yếu tố nghệ thuật
II. Phần đọc hiểu 
Cần nắm vững những kiến thức  cơ bản sau:
+ Về ngữ pháp, cấu trúc câu
+Phong cách ngôn ngữ văn bản.
+Phương thức biểu đạt của văn bản
+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn,và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
+Nội dung chính của văn bản
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong  văn bản.
+Thông điệp rút ra từ văn bản .
+ Thể loại của văn bản.
III. Nghị luận xã hội
1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội với các thao tác lập luận: bình luận, giải thích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, phân tích.
- Cách viết đoạn văn, cách diễn đạt, cách tìm và đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Xoay quanh hai vấn đề
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghiện game online, cờ bạc, HIV/AISD, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh thành tích, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, hút thuốc lá trong học sinh )
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (bệnh vô cảm, tình thương, hạnh phúc, sống đẹp, lí tưởng, tự học, ước mơ, niềm tin, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, lòng vị tha, )
IV. Nghị luận văn học
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích. Cụ thể:
+ Phân tích một bài thơ
+ Phân tích một đoạn thơ
+ Phân tích một khía cạnh của đoạn thơ hoặc bài thơ.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm.
- Bàn về bức thông điệp trong bài thơ Vội vàng
- Bàn về quan niệm sống của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng, em có suy nghĩ gì về quan niệm sống ấy?
- Phân tích  bài thơ Tràng giang của tác giả Huy Cận .Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ
- Nét đẹp bức tranh thôn Vĩ trong  bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ  Hàn Mặc Tử, qua bức tranh thiên nhiên ấy, Hàn Mặc Tử bày tỏ  điều gì?
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử.
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều tối
- Nghị luận xã hội về bài thơ Chiều tối: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của tác giả trong bài thơ Chiều tối,  qua đó bàn về ý chí và nghị lực của con  người trong cuộc sống.
- Phân tích bài Từ ấy  của Tố Hữu ?
- Nghị luận xã hội về bài thơ Từ ấy : em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên thời nay ?
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NGỮ VĂN 11 (TỰ CHỌN)
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 11 (tự chọn).
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Nghĩa của câu. 
- Nhận biết và vận dụng thấp về nghĩa của câu.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một câu thơ trong tác phẩm : Vội vàng Xuân Diệu)
- Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ: Từ ấy (Tố Hữu).
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức : Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Tiếng Việt
- Nghĩa của câu.
Nhận biết được hai thành phần nghĩa trong câu.
Xác định nghĩa tình thái.
Số câu Số điểm
Tỉ lệ %
1
10
1
10
1
2
20
Văn học
Vội vàng
(Xuân Diệu)
- Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ.
Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1.5
15
0.5
5
1
2
20
Làm văn
- Đảm bảo bố cục bài văn.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Từ hiểu biết về đoạn trích Từ ấy và kĩ năng đọc hiểu thơ, trình bày cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình khi giác ngộ lí tưởng.
- Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ vấn đề được nghị luận.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
10
2
20
2
20
1
10
1
6
60
Tổng chung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2
20
3,5
35
3,5
35
1
10
3
10
100
IV. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NGỮ VĂN 11 (TỰ CHỌN)
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1 (2đ): 
Nêu khái niệm các thành phần nghĩa của câu. (1.0 đ)
Phân tích thành phần nghĩa tình thái trong câu sau: (1.0 đ)
 Bác ấy cho tôi những ba quyển sách.
Câu 2 (2đ):
 Vẻ đẹp câu thơ : “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .
 (Vội vàng- Xuân Diệu)
 Câu 3 (6đ):
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:	 	
 	 “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
 (Trích Từ ấy- Tố Hữu - Theo Sách Ngữ văn 11- tập hai 
 NXB Giáo dục, 2008) 
Từ tâm trạng người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ ngày nay. 
-Hết-
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu 1: ( 2.0 đ) 
Nội dung
Thang điểm
a/ 
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
Nghĩa tình thái là bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
0.5
0.5
b/ Nghĩa tình thái: 
“Những”: đánh giá số lượng
1.0
Câu 2: (2.0đ)
Nội dung
Thang điểm
Lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên
1.0
Cảm nhận mùa xuân bằng vị giác
1.0
Lưu ý: Hs có thể trình bày theo nhiều cách, có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu trên thì mới cho thang điểm tối đa; khuyến khích bài làm sáng tạo. Chú ý: hs phải viết được đoạn văn hoàn chỉnh.
Câu 3. (6 điểm)
Ý 1
Nêu vấn đề 
0,5
Ý 2
- Giới thiệu khái quát tác giả - tác phẩm
0,5
Ý 3
 Phân tích đoạn thơ để làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình:
 *Về nội dung:
 - Đó là giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ – đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn, niềm hạnh phúc lớn.
- Tâm trạng bừng ngộ và quyết tâm của người thanh niên yêu nước khi tìm ra lẽ sống của cuộc đời mình: giác ngộ lập trường giai cấp, tự nguyện gắn cá nhân mình với cái ta chung, gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ trong ý thức đoàn kết giai cấp để tạo nên sức mạnh đấu tranh.. . Lẽ sống cao đẹp ấy làm nên sức mạnh tinh thần to lớn cho người thanh niên cộng sản.
 *Về nghệ thuật:
 - Hình ảnh thơ tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ,  (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, khối đời); các động từ, tính từ với sắc thái và mức độ mạnh (bừng, chói, đậm, rộn, buộc, trang trải); từ ngữ giàu sức gợi cảm (tôi- mọi người, hồn tôi – bao hồn khổ); lối vắt dòng (Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương) thơ sảng khoái, nhịp điệu sôi nổi, đầy hăm hở 
 [ Tất cả góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình một cách sinh động và ấn tượng. 
3,5
Ý 4
Đánh giá	
- Những câu thơ là lời ca hát lí tưởng của người thanh niên yêu nước với lẽ sống cao đẹp.
- Đoạn trích thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - thơ trữ tình - chính trị.
0,5
Ý 5
Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay:
 -Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mổi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.
-Thanh niên cần hướng tới lẽ sống đẹp: sống có lí tưởng, sống có bản lĩnh vững vàng, có đạo đức trong sáng, có mục đích rõ ràng
-Thời đại hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội và không ít thách thức, việc xác định lí tưởng sống của thanh niên là rất cần thiết.Lí tưởng sống giúp thanh niên xác định hướng đi cho đời mình, có bản lĩnh vững vàng, có ý thức học tập phấn đấu vươn lên. 
- Phê phán lối sống buông xuôi, thiếu ý chí, không định hướng tương lai.
- Lí tưởng phải phù hợp thời đại, thiết thực, phù hợp năng lực bản thân. 
1,0
* Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
 - Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. 
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_1_den_tiet_35.doc