Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 123

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 123

I.Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

 - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.

 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

 -Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.

 -Trân trọng lương y, có tâm có đức

II. Phương tiện, phương pháp thực hiện

 GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại,nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

III.Tiến trình giờ dạy:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn

 3. Dạy bài mới:

 

doc 165 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1683Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn:
Tiết 1-2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
	(Trích Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
I.Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
 - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
 -Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
 -Trân trọng lương y, có tâm có đức
II. Phương tiện, phương pháp thực hiện
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại,nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
III.Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 3. Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. 
TT1: HS đọc tiểu dẫn sgk
TT2: Tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả Lê Hữu Trác?
TT3: Những đóng góp của ông về mặt y học và văn học?
TT4: HS tìm hiểu tác phẩm.
- Hãy cho biết thể loại, hình thức, và những nội dung cơ bản của tác phẩm Thượng kinh kí sự? 
TT5: Hãy cho biết đại ý đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
GV tóm tắt bằng sơ đồ trên bảng phụ.
 HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
TT1: Gọi hs đọc đoạn văn chọn lọc, gv hướng dẫn
TT2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá.
GV gợi ý:
+ Cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Cảnh bên ngoài, cảnh bên trong?
+ Qua đó em có nhận xét gì về vị trí của chúa trong triều đình?
- Đại diện tổ trình bày, gv nhận xét tổng kết.
Hết tiết 1 – củng cố.
TIẾT 2
- Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả cách sinh hoạt trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá.
- GV gợi ý:
+ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao?
+ Qua những ghi nhận và quan sát của tác giả, em hãy nêu giá trị hiện thực của tác phẩm? Đoạn trích?
- Gv nhận định tổng kết.
 Nhóm 3: Tìm những chi tiết cho thấy thái độ , tâm trạng của tác giả
GV gợi ý:
+ Trước quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa, tác giả đã có những nhận xét ntn? Hãy tìm những chi tiết cho thấy điều đó?
+ Tác giả xác định căn bệnh của thế tử do đâu mà có? Cách chữa bệnh ntn?
+ Qua cách chữa bệnh ta biết thêm được gì về con người LHT?
- Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết.
HĐ3: Tổng kết
- Nhóm 4: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật.
GV gợi ý:
+ Hãy nêu những giá trị nghệ thuật của đọan trích? 
+ Qua những đặc sắc về nghệ thuật, em hãy nêu khái quát giá trị hiện thực của đọan trích?
- GV nhận định tổng kết.
HDD4: Luyên tập
- Học sinh đọc tiểu dẫn, rút ra những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự.
- Học sinh trả lời câu hỏi: 
- Đây là câu chuyện thật được tác giả ghi chép trong chuyến vào cung khám bệnh. Tuy nhiên, từ những điều mắt thấy tai nghe và những cảm nhận của tác giả khi vào phủ chúa đã đem lại cho tác phẩm 1 ý nghĩa và giá trị hết sức lớn lao. Đồng thời cũng làm toát lên nhân cách của một lương y chính trực.
Hs hoạt động nhóm
Nhóm 1:
- Đường vào phủ: Phải qua nhiều lần cửa, hành lang quanh co, nối tiếp; mỗi cửa có vệ sĩ canh gác: “ai muốn vào phải có thẻ”.
- Khuôn viên: khuôn viên có điểm: “Hậu mã quân túc trực”.
- Trong phủ có nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “gác tía”, “Kiệu sen.
Đại diện nhóm 2 trả lời
- Nội cung của thế tử: phải qua 5, 6 lần trướng gấm.
- Lời lẽ nhắc đến chúa Trinh và thế tử hết sức cung kính, lễ độ.
Nhóm 3:
- Được tận mắt chứng kiến sự lộng lẫy, xa hoa trong phủ chúa.
+ “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang thực khác hẳn người thường”.
+ “Cả trời Nam sang nhất là đây”
- Đấu tranh tư tưỏng giữa sở thích bản thân và y đức -> y đức thắng.
Nhóm 4:
- Nghệ thuật kí sự đặc sắc: quan sát tỉ mĩ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu Hải Thượng Lãn Ông.
- Danh y: chữa bệnh, soạn sách, dạy nghề thuốc.
- Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh:
+ Cảm xúc của tác giả khi chữa bệnh ở miền quê.
+ Tâm huyến, đức độ của người thầy thuốc.
- Nhà văn, nhà thơ có những đóng góp cho văn học nước nhà.
2. Tác phẩm: Thượng kinh kí sự
- Thể loại: kí sự, ghi chép lại sự việc có thật, hoàn chỉnh.
- Hình thức: + Viết bằng chữ Hán
- Nội dung: + Tả cuộc sống ở kinh đô, cảnh sống xa hoa ở phủ chúa Trịnh, thế lực, quyền uy nhà chúa.
+ Thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
3. Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh
- Lê Hữu Trác lên kinh, vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
a. Quang cảnh: 
- Khi vào phủ: qua nhiều lần cửa, mỗi cửa có lính canh, hành lang quanh co.
- Cảnh bên ngoài: vườn hoa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa thắm, thoang thỏang mùi hương.
→ Cảnh rất nguy nga.
- Trong khuôn viên: kiệu son, võng điều → đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
- Nội cung: năm sáu lần trướng gấm, thắp nến, nệm gấm, màn là, đồ đạc sơn son thếp vàng.
→ Cầu kì, xa lạ với cuộc sống bên ngòai.
→ Phủ chúa cực kì lộng lẫy, tráng lệ.
b. Cung cách sinh hoạt:
- Có người vào: đầy tớ hét đường, cáng chạy, người báo rộn ràng, người đi lại như mắc cửi 
- Bảy tám thầy thuốc coi bệnh, phục dịch thế tử.
→ Vị trí trọng yếu, quyền uy tột đỉnh của chúa.
- Nhắc đến chúa + thế tử: lễ nghi, khuôn phép.
→ Quang cảnh, cung cách sinh hoạt hiện lên sinh động qua ngòi bút miêu tả tỉ mỉ, cụ thể → nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh.
è Giá trị hiện thực của ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo, thể hiện sự phê phán kín đáo của tác giả.
2. Thái độ, tâm trạng của tác giả.
a. Thái độ trước quang cảnh và sinh hoạt trong phủ chúa.
- Bước chân đến đây người thường 
+ Được mời ăn: bấy giờ mới biết phong vị
- Ở trong tối om gì cả. Vì thế yếu đi 
→ Nhận xét và cảm nhận tinh tế cái sang, cái đẹp, dửng dưng trước quyến rũ vật chất, không đồng tình lối sống tiện nghi, no đủ nhưng ngột ngạt, tù túng nơi phủ chúa.
b. Tâm trạng khi chữa bệnh.
- Hiểu rõ bệnh → sợ danh lợi ràng buộc → chọn phương thuốc hoà hoãn.
- Trung quân, nhân đức → nói thẳng bệnh và cách chữa.
→ Thầy thuốc giỏi, tài năng, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, đức độ.
è Phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, thích tự do, nếp sống thanh đạm.
III. Tổng kết. 
1.Nội dung: Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và thái độ của LHT
2. Nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ giản dị, quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
- Kể diễn biến sự việc khéo léo: khách quan nhưng giàu cảm xúc, cái tôi của tác giả bộc lộ rõ ràng, mạnh mẽ.
- Chi tiết bình thường nhưng tạo được cái thần của cảnh và việc.
IV. Luyện tập: Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài Vào phủ chúa Trịnh?
 4. Củng cố: Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa?
 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
--------------aa{bb---------------
Tiết 3: Tiếng việt TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV.
3. Thái độ: Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà.
II. Phương tiện, phương pháp thực hiện
GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành
3. Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tổ chức cho hs tìm hiểu tri thức về ngôn ngữ, tính chung của ngôn ngữ.
TT1: HS đọc sgk. Em hiểu ntn là ngôn ngữ? Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Đặc tính của ngôn ngữ?
TT2: Tính chung của ngôn ngữ thể hiện ở mấy phương diện? Đó là những phương diện nào?
TT3: Xác định các yếu tố ngôn ngữ chung? Cho vd?
TT4: HS cho vd và phân tích quy tắc cấu tạo câu, chuyển nghĩa của từ?
HĐ2: HS chiếm lĩnh tri thức về lời nói cá nhân.
TT1: Em hiểu ntn là lời nói? Tính riêng trong lời nói được thể hiện ở những phương diện nào?
TT2: Học sinh chỉ ra từng phương diện, gv phân tích từng phương diện chốt kiến thức.
HĐ3: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân được thể hiện ntn?
HĐ4: Luyện tập
HS chia 6 nhóm hoạt động và trình bày kết quả phân tích.
Nhóm 1 bài tập1/13
Nhóm 2 bài tập 2 và 3/13
Nhóm 3 BT 3/13.
Sau khi hs trình bày kết quả GV sửa; chốt lại và nhấn mạnh vai trò của cá nân trong việc làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ chung qua việc sử dụng sáng tạo trong lời nói cá nhân, phong cách cá nhân của các nhà văn
Học sinh nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi
* Muốn giao tiếp để hiểu biết nhau, dân tộc cộng đồng và xã hội phải có một phương tiện chung là ngôn ngữ
* Học sinh trả lời: 
- Các âm và các thanh 
- Các tiếng (âm tiết): tạo bởi sự kết hợp giữa âm và thanh.
- Các từ, các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
HS trả lời: Quy tắc cấu tạo các kiểu câu
+ Câu đơn 2 thành phần c –v
+ Câu đơn đặc biệt (danh từ, động từ)
+ Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì nên
+ Câu ghép 2 cụm chủ vị
* Giọng nói cá nhân giúp ta có thể nhận ra.
- Là vốn từ mà cá nhân đó đang sử dụng.
* Từ “Buộc” trong câu thơ của Xuân Diệu: 
“Tôi muôn buộc gió lại”.
* Dấu ấn cá nhân được biểu hiện ở sự sáng tạo từ.
* Biểu hiện rõ nhât chinh là việc vận dụng linh hoạt các quy tắc, phương thức chung.
Các nhóm chuẩn bị bài tập, lên bảng trình bày bài tập theo yêu cầu của gv
Các hs khác nhận xét bài làm của bạn, bổ sung ý kiến, hoàn thành bài tập vào vở.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội:
* Vị trí, vai trò của ngôn ngữ: 
- Tài sản chung của một dân tộc, cộng đồng.
- Phương tiện giao tiếp chung của xã hội.
Cá nhân trình bày những điều mình muốn nói và lĩnh hội lời nói của người khác bằng ngôn ngữ.
* Đặc tính của ngôn ngữ: tính chung.
 1. Các yếu tố ngôn ngữ chung:
 - Các âm và các thanh.
 - Các tiếng.
 - Các từ.
 - Các ngữ cố định.
 2. Các quy tắc và phương thức cấu tạo, sử dụng ngôn ngữ: 
 - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
 - Phương thức chuyển nghĩa từ: nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh.
II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân:
- Lời nói: Tạo ra nhờ các yếu tố, quy tắc, phương thức.
- Lời nói mang sắc thái riêng, đóng góp của cá nhân 
1. Giọng nói cá nhân. Nhận ra sắc thái cá nhân thông qua vẻ riêng trong cách dùng từ ngữ của cộng đồng.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, quan hệ xã hội, địa phượng ... hiếu với đáp án
5. Dặn dò: Soạn: LT vận dụng kết hợp
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 Ký duyệt tuần 36
 Ngày tháng năm 
 Đoàn Thị Thanh Bình
Tiết 119 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố vững chắc hơn kiến thức & kĩ năng về các thao tác lập luận PT, so sánh, 
bác bỏ và bình luận. 
 2.Kĩ năng: Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một 
 văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài ( hoặc một phần bài, một đoạn) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất 2 trong 4 thao tác đó. 
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Nhắc lại các thao tác lập luận đã học?
3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
 KiÕn thøc cÇn ®¹t
*HĐ 1: Gọi HS đọc phần ngữ liệu SGK/ 112
Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó ra sao?
Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng thao tác nào?
*HĐ 2: Hướng dẫn hs xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.
*HĐ 3: GV nhận xét về các măt: Nội dung trình bày, hình thức trình bày, tư thế, thái độ trình bày.
Hs đọc ngữ liệu và trả lời lần lượt các câu hỏi sgk
Hs khác bổ sung ý kiến (nếu có)
Hs phát biểu ý kiến theo định hướng câu hỏi
Tiến hành xây dựng đề cương theo hướng dẫn
Trình bày đề cương đã chuẩn bị
Nghe nhận xét của gv, điều chỉnh những sai sót, hoàn thành đề cương vào vở
I. Ôn tập lí thuyết.
*Thao tác lập luận phân tích.
- Khi phân tích cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo tiêu chí, quan hệ nhất định ( quan hệ giữa các yếu tố taọ nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các đối tượng với các đối tượng
*Tìm hiểu ví dụ:
- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Gi-đơ, Véc-len, nhà văn Mĩ như: ét-ga pô.
- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt Nam, không làm mất đi bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.
*Tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác so sánh và phân tích. Ngoài ra cuói đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.
* Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. áp dụng nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào các lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ diễn đạt có hấp dẫn không.
II. Hướng dẫn hs xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.
-Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
- Bước 2: Lập dàn ý.
- Bước 3: Viết một đoạn văn trình bày trước lớp.
-Triển khai cụ thể.
 * Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
 * Giải quyết vấn đề:
- Khẳng định rèn luyện ý trí vươn lển trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với qui luật phát triển của con người ở thời đại mới.
- Tại sao phải rèn luyện?
- Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.
- Làm thế nào để rèn ý trí vươn lên trong học tập và công tác.
 * Kết thúc vấn đề: 
 - ý nghĩa của vấn đề đặt ra.
 - Bản thân phải có nhận thức và hành động gì.
=> Nên áp dụng các thao tác nghị luận đã học.
4. Củng cố: Làm các bài tập còn lại
5. Dặn dò: Soạn: Tóm tắt văn bản nghị luận
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 ---------------------------------------- 
Tiết 120 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu đsược mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
2. Kĩ năng: Tóm tắt được các văn bản NL XH hoặc nghị luận VH có độ dài khoảng 1500 chữ.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan của việc tóm tắt văn bản nghị luận
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
 KiÕn thøc cÇn ®¹t
*HĐ 1: Tóm tắt văn bản nghị luận nhằm mục đích gì ?
 Nêu những yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận?
*HĐ 2: Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
Gọi HS đọc lại văn bản ?
Vấn đề đem ra bàn bạc là gì? Mục đích viết văn bản này của Phan Châu Trinh?
 Tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Tìm các câu thể hiện luận điểm? 
 *HĐ 3: Hướng dẫn hs làm các bài tập.
Hs dựa vào sgk để trả lời
Hs đọc lại đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta
Lần lượt trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của gv
Hs đọc bài tập, nghe hướng dẫn của gv và hoàn thành bài tập
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
Mục đích.
-Trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích đã định trước.
 - Mục đích quyết định lựa chọn những thông tin đưa vào văn bản nhằm.
2. Yêu cầu
-Đảm bảo hình tành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc.
-Không được xuyên tạc và tự ý thêm vào những điểm không có trong văn bản gốc.
-Diễn đạt ngắn gọn súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
+Vấn đề đưa ra bàn bạc là:
+ ở nước ta không có luân lí xã hội. Điều đó được thể hiện qua các dẫn chứng:
*Dân ta : “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, sợ sệt, ù lì”. 
* Vua quan mặc sức bóp nặn nhân chúng, chỉ biết vơ vét coi sự dốt nát của nhân dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham của mình.
* Thức tỉnh luân lí đạo đức cho dân, phê phán bọn quan lại Nam triều.
+ Mục đích: Làm sao mong muốn cho nhân dân phát triển dân trí để giành độc lập tự do, tác giả luôn hướng về đích cuối cùng này.
+ Bài viết của PCT có những luận điểm sau:
III. Luyện tập:
Bài 1: Chủ đề nghị luận của văn bản: 
a. Sự đa dạng và thống nhất của người In- đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu tài năng nhiều mặt.
Bài 2:Vấn đề nghị luận: Sử dụng lãng phí nước.
* Mục đích:
+ Để mọi người thấy nước ngọt ngày càng khan hiếm mà lượng người sử dụng ngày càng nhiều. 
+ Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước.
* Tìm các luận điểm trong văn bản
4. Củng cố: Hoàn thành các bài tập còn lại
5. Dặn dò: Soạn: LT tóm tắt văn bản nghị luận
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: 
 ------------------------------------------------------
Tiết 121 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kĩ năng đã học vào việc tóm tắt các văn bản nghị luận 
3. Thái độ: Vận dụng lí thuyết vào việc tóm tắt văn bản nghị luận.
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Các bước tóm tắt văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
 KiÕn thøc cÇn ®¹t
*HĐ 1: Gọi hs đọc văn bản: Tóm tắt nội dung chính?
 *HĐ 2: Gọi HS đọc bài: Một thời đại trong thi ca. Xác định chủ đề và mục đích của văn bản?
Trình bày ý định của tác giả qua văn bản?
*HĐ 3: Hướng dẫn hs làm bài tập còn lại
Hs đọc văn bản, tóm tắt nội dung chính theo hướng dẫn của gv
Hs đọc đoạn trích Một thời đại trong thi ca
Trả lời các câu hỏi ở sgk, các hs khác bổ sung và ghi vở
Hs về nhà làm các bài tập còn lại theo hướng dẫn
1.Tìm hiểu văn bản 1- Nhận xét.
-Dự định tóm tắt như một bạn đã làm trong SGK vừa thiếu lại vừa thừa: 
- Nên bỏ ý: “ Thơ mới là phong trào văn học phong phú, có nhiều yếu tố tích cực’’
-Thêm vào: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.
2. Tìm hiểu văn bản 2- Nhận xét.
 a. Chủ đề : Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi- ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái đáng thương tội nghiệp chứa đầy bi kịch.
 b. Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thàn chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội , thời đại và tâm lí của lớp trẻ.
 c. Tác giả triển khai bài viết: 
 - Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới.
 - Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ.
 - Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào ài dở mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể.
 - Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi.
d. Tóm tắt văn bản:
 - Chữ tôi trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối 
 - Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả cái bi kịch và tâm hồn lớp tre.
 - Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là linh hồn các thế hệ đã qua. 
4. Củng cố: Hoàn thành các bài tập còn lại
5. Dặn dò: Soạn: Trả bài số 7
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 ---------------------------------------------------------
Tiết 122 TRẢ KIỂM TRA HỌC KỲ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu rõ ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận
2. Kĩ năng: Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản.
3. Thái độ: Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Nhắc lại đề bài kiểm tra học kỳ?
3. Bài mới: ( Soạn theo đề chung của sở)
4. Củng cố: Xem lại bài làm và đối chiếu với đáp án
5. Dặn dò: Soạn: Hướng dẫn học hè
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 ----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 123 HƯỚNG DẪN HỌC HÈ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: củng cố và giúp cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản đã học ở học kì 1,
 chuẩn bị để học tốt chương trình ngữ văn ở học kì 2
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học
3. Thái độ: Chuẩn bị kiến thức cho năm học 12
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giáo viên: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không tiến hành
3. Nội dung học hè: Gv nêu nhũng câu hỏi cho học sinh thảo luận và trao đổi bằng cách nêu vấn đề
*Trình bày và nắm những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học trung đai
*Những đậc điểm cơ bản của văn học việt nam giai đoạn 1900- 1945
*Những tác giả tác phẩm đã được học trong chương trình lớp 11
*Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: chí phèo (Nam Cao), chữ người tử tù (nguyễn tuân), các nhà thơ mới của giai đoạn 1932- 1945
*Nắm chắc các thể loại văn học : nghị luận văn học, nghị luận xã hội và các thao tác lập luận.
4. Củng cố: Về nhà tự đọc và ôn lại chương trình 11
5. Dặn dò: Tìm hiểu trước chương trình 12
6. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
 Ký duyệt tuần 37
 Ngày tháng năm 
 Đoàn Thị Thanh Bình 
Ngày soạn:
Tiết 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
2. Kĩ năng: 
3. Thái độ: 
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1.Giỏo viờn: SGK, SGV, TLTT.
2.Học sinh: SGK, SBT, TLTT.
III. TIẾN TRèNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
 Nội dung hoạt động 
 Kiến thức cần đạt
4. Củng cố: 
5. Dặn dũ: Soạn: 
6. Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy:
 Ký duyệt tuần
 Ngày tháng năm
 Đoàn Thị Thanh Bỡnh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc