TIẾT 12 Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Củng cố lí thuyết đã học trong tiết một và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của XHvừa có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của XH vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH nắm được quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án, TKTL. Trò: làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
Nêu những nét riêng trong lời nói cá nhân?
TIẾT 12 Tiếng Việt NS: 14/9/08 NG: 18/9/08 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN Mục tiêu cần đạt: Giúp HS Củng cố lí thuyết đã học trong tiết một và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của XHvừa có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của XH vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH nắm được quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án, TKTL. Trò: làm bài tập. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ. Nêu những nét riêng trong lời nói cá nhân? HĐ 2: Giới thiệu bài mới. Trong tiết học trước các em đã biết ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội với những yếu tốchung trong thành phần ngôn ngữ và quy tắc phương thức chung, đồng thời các em cũng biết ngôn ngữ lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân. Vậy mối quan hệ giữa yếu tố chung và riêng ntn cô cùng các em tìm hiểu. HĐ 3: Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Em hãy cho biết cấu trúc ngữ pháp của hai cặp câu thơ trong ngữ liệu trên? Bác Dương/ thôi đã thôi rồi. CN VN Ở cặp câu thứ hai khuyết thành phần CN trong câu “Biết thôi .....” nhưng vẫn có thể biết chủ thể của hoạt động biết thôi ... là NK, DK nhờ mối liên hệ với câu thơ trên. ? Trong cả hai cặp câu thơ có từ nào được lặp lại. Từ “ thôi” ? Nghĩa của từng từ thôi trong hai cặp câu thơ là gì? Thôi: nghĩa đen là chấm dứt kết thúc một hoạt động. Trong câu 1: Thôi 1: chết, nuối tiếc. Trong câu 2: thôi chỉ sự ngậm ngùi chua xót bất lực trước tuổi già. Em có nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu, và cấu tạo ngữ pháp của câu? GV đ h: sử dụng từ một cách sáng tạo, biến hóa linh hoạt nhưng vẫn dựa trên cơ sở ngôn ngữ chung của toàn XH cách đặt câu cũng dựa trên những qui tắc và phương thức chung để biến đổi sinh động, sáng tạo riêng của NK. Căn cứ vào đâu các em có thể hiểu nghĩa của từ và nghĩa của cả câu trong hai ngữ liệu trên. Dựa trên cơ sở nghĩa của từ và qui tắc, phương thức ngôn ngữ chung của toàn XH. Từ ngữ liệu phân tích, em hãy cho biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Yêu cầu HS đọc bài tập 1/SGK/35. Xác định yêu cầu của bài tập 1. ? Tìm hiểu sự sáng tạo từ “ nách” trong câu thơ của NDu. Yêu cầu HS đọc bài tập 2/36. ? Xác định yêu cầu của đề bài? -Từ “ Xuân được sử dụng sáng tạo như thế nào? Phân tích nghĩa của từ xuân trong cách sử dụng của mỗingười? Yêu cầu hs đọc to bài tập 3/36, xác định yêu cầu của bài tập? Phân tích sự sáng tạo của từ “ Mặt trời” trong các câu thơ của các nhà thơ? Yêu cầu 3 hs lên bảng làm 3 phần tương ứng a, b, c . Hs ở dưới làm bài tập và theo dõi phần bài làm của bạn để bổ sung ? HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSthảo luận và trả lời theo nhóm HSthảo luận HSđọc HSTL HSTL III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Ngữ liệu. “ Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” ...... “ bác già tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là” 2, Kết luận. Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói của mình, đồng thời để lĩnh hội lời nói của cá nhân khác. - Lời nói cá nhân là thực tế sinh động hiện thực hóa những yếu tố chung( từ, qui tắc, phương thức ngôn ngữ). Đồng thời lời nói cá nhân có những biến đổi và chuyển hóa góp phần hình thành và xác lập nhũng cái mới trong ngôn ngữ, làm ngôn ngữ chung phát triển. * Ghi nhớ/SGK/35. IV. Luyện tập 1.Bài tập 1. - Nách: mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực( nghĩa gốc TV). - Nách tường: chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà tạo nên một khoảng cách nhỏ hẹp. Nhưng giữa khoảng không gian chật hẹp ấy lại xuất hiện một bông liễu “ bay sang láng giềng” làm cho khoảng không gian ngăn cách không còn giá trị. Cái đẹp của thiên nhiên vẫn tìm ra được nơi tồn tại ngây cả trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất. 2, Bài tập 2. - “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”. Xuân – mùa xuân mùa đầu tiên của một năm, mùa đẹp nhất trong năm. tuổi xuân: tuổi trẻ của con người, tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân qua đi nhưng rồi mùa xuân lại đến theo vòng tuần hoàn của thời gian, nhưng tuổi xuân của con người ra đi không bao giờ quay trở lại. Sự quay trở lại của mùa xuân đem theo tuổi trẻ của con người ra đi vĩnh viễn. Vì vậy mà HXH thấy ngậm ngùi tiếc nuối. - “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”. ( Truyện Kiều-ND) Xuân : chỉ vẻ đẹp của người con gái đang tuổi dậy thì còn trong trắng trinh tiết. “ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”. ( Khóc Dương Khuê- NK) Bầu xuân: chỉ chất men say nồng của rượu ngon. sức sống dào dạt của tình cảm bạn bè gắn bó thân thiết khi con trẻ tuổi. “ Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” ( Hồ Chí Minh) Xuân 1: Chỉ thời gian là mùa đầu tiên của năm. Xuân 2: Vẻ đẹp xanh tươi giàu sức sống, sự giàu có phồn vinh của đất nước. 3, Bài tập 3 Mặt trời được dùng với nghĩa đen là một thiên thể trong vũ trụ nhưng dùng theo phép nhân hóa.( Mặt trời xuống biển) Mặt trời chân lí: Lí tưởng cách mạng, thể hiện niềm vui của t/g khi được lí tưởng cách mạng sưởi ấm và soi sáng, đồng thời nhấn mạnh đến sức mạnh ý nghĩa to lớn của lí tưởng cách mạng với thế hệ nhà thơ lúc đó. Mặt trời 1: H/ả thiên nhiên( mặt trời thực). Mặt trời 2: đứa con của người mẹ( ẩn dụ). Đối với người mel đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin mang lại ánh sáng cho cuộc đời của người mẹ. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. Nắm được những đặc điểm chung của ngôn ngữ, đặc điểm riêng của lời nói cá nhân. MQH giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Tiết sau soạn bài ca ngất ngưởng(NCT).Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Tài liệu đính kèm: