Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

CHIẾU CẦU HIỀN

 Ngô Thì Nhậm

I.Mục tiêu:

 _ Hiểu được chủ trương chiến lược của Vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài .

_Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.

_Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm của người viết.

II.Phương pháp: phát vấn gợi tìm, thuyết giảng ,thảo luận.

III. Phương tiện : SGK SGV.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPPCT: 25
Ngày soạn :
Ngày dạy:.
CHIẾU CẦU HIỀN
 Ngô Thì Nhậm
I.Mục tiêu: 
 _ Hiểu được chủ trương chiến lược của Vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài .
_Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
_Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm của người viết.
II.Phương pháp: phát vấn gợi tìm, thuyết giảng ,thảo luận.
III. Phương tiện : SGK SGV.
IV.Các hoạt động trên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 a/ Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc được phản ánh như thế nào?
 b/Tác giả bày tỏ niềm tiếc thương của mình đối với nghĩa sĩ ra sao?
 2.Giảng bài mới:
 *Lời vào bài : Nói đến văn học trung đại nước ta là nói đến 1 giai đoạn văn học rất phong phú về thể loại .Trong những thể loại mang tính chất đặc trưng của văn học trung đại còn có một thể loại khá đặc biệt đó là chiếu.Trong thể loại này “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng mà còn có giá trị về nghệ thuật.
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK.
Tóm tắt những nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm.
*GV thuyết giảng them về tác giả.
Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh nào?
Yêu cầu HS nhắc lại những tác phẩm đã học ở THCS thuộc thể chiếu.
*GV tóm lược những đặc điểm cơ bản của thể chiếu.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
Cho HS đọc văn bản
Văn bản được chia làm mấy phần?
Xác định nội dung của từng phần?
*GV định hướng phân tích cho HS.
Thế nào là người hiền?
Quy luật xử thế của người hiền được lập luận như thế nào?
Nhận xét về cách lập luận về quy luật xử thế của người hiền?
Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà được thể hiện qua những chi tiết nào?
Cách lập luận của tác giả như thế nào khi nói về những kẻ sĩ Bắc Hà ?
Bối cảnh đất nước trong thời kỳ này như thế nào?
Trước bối cảnh ấy tác giả lập luận như thế nào?
Trước vận mệnh đất nước như thế tấm lòng của Vua Quang Trung ra sao?Cách lập luận của ông như thế nào?
Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung là gì?
HĐ 3: HDHS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HĐ 1: làm việc cá nhân
HS dựa vào phần tiểu dẫn trả lời.
HS trả lời
Nêu từ 2-3 tác phẩm đã học.
HĐ 2:HDHS tìm hiểu văn bản.
3 phần
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
Dựa vào văn bản tìm các chi tiết lien quan.
Nhận xét cách lập luận.
Gặp nhiều khó khăn
HS suy nghĩ trả lời.
Kêu gọi và ngưỡng mộ người tài.
Rộng mở.
HĐ 3: HS tự rút ra kết luận dựa vào phần ghi nhớ.
I.Giới thiệu chung:
 1.Tác giả:
 _Người làng Tả Thanh Oai .
 _1775 đỗ tiến sĩ làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng .
 _1788 ông theo phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp nên được Nguyễn Huệ tin dùng ,giao cho soạn thảo những giấy tờ quan trọng .
 2.Tác phẩm : 
 a/Hoàn cảnh ra đời:
Ra đời khi đất nước ta vừa trải qua thời kỳ loạn lạc ,nhà Lê sụp đỗ triều Tây Sơn lên thay.
 b/ Đặc điểm thể chiếu:
_Là loại văn nghị luận là công văn thởi xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị.
_Lời văn trang trọng tao nhã rõ ràng.
 c/. Bố cục:
_Đặt vấn đề: Nêu quy luật xử thế của người hiền.
_Giải quyết vấn đề: Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà ,tình hỉnh của đất nước và tấm long của Vua Quang Trung.
_Kết thúc vấn đề: Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung.
II.Đọc –hiểu văn bản:
_Không lảm như vậy xem như trái với đạo trời.
FCách lập luận có hình ảnh ,lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà.
 2.Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà ,tình hình đất nước và tấm lòng của Vua Quang Trung.
 a/Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà:
_ Bỏ đi ở ẩn ,mai danh ẩn tích lãng phí tài năng.
_ Có kẻ ra làm quan thì sợ hãi im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng.
_Có một số bỏ đi tự tử.
 *Cách lập luận :
_Luận cứ toàn diện sâu sắc đề cập đến nhiều tầng lớp trong xã hội .
_Bày tỏ thái độ bất bình mĩa mai chua xót.
 b/ Tình hình đất nước :
_Đất nước còn nhiều khó khăn 
 +Đương ở buổi đầu của nền đại định .
 +Kỷ cương còn nhiều khiếm khuyết .
 +Biên ải chưa yên.
 +Nhân dân chưa hồi sức sau chiến tranh .
 +Đức hóa chưa thấm nhuần .
_Cách lập luận :
 +Dùng biện pháp ước lệ .
 +Đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống .
 +Dùng hình ảnh hoặc lấy trog kinh điển nho gia.
 c/ Tấm lòng của Vua Quang Trung:
_Khiêm nhường ,trân trọng ngưỡng mộ hiền tài.
_Cách lập luận:chặt chẽ ,mẫu mực ,văn viết thấu tình đạt lý.
 3.Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung.
_Toàn dân ai cũng được dâng sớ tỏ bày việc nước.
_Cách tiến cử rất rộng mở dể làm:
 +Dâng thư .
 +Các quan.
 +Tự cử.
"Vua Quang Trung kêu gọi mọi người gánh vác việc nước đó là một đường lối hết sức dân chủ mới mẻ và tiến bộ,thể hiện tầm nhìn xa của VuaQuang Trung.
III.Tổng kết : 
Ghi nhớ SGK
3.Củng cố:
 Qua tác phẩm cho thấy Vua Quang Trung là một vị Vua như thế nào?
4.Dặn dò:
 _Học bài .
 _Chuẩn bị bài mới.
65

Tài liệu đính kèm:

  • doc25,26.doc