Giáo án Ngữ văn 11 - Thương vợ (Trần Tế Xương)

Giáo án Ngữ văn 11 - Thương vợ (Trần Tế Xương)

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

-Trần Tế Xương ( 1870-1907), thường gọi là Tú Xương hay Cao Xương

-Quê: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, TP Nam Định.

-Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng và không chịu gò bó vào khuôn sáo trường quy (8 lần đi thi chỉ đỗ tú tài).

-Sự nghiệp thơ văn phong phú khoảng hơn 100 bài thơ(thơ Nôm là chính), gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đối. Gồm 2 mảng : trào phúng& trữ tình.

-Có công lớn trong việc đổi mới Tiếng Việt trong văn học, việt hóa thơ Đường luật, chuẩn bị cho bước hiện đại hóa thơ ca dân tộc.

2.Tác phẩm:

-Tú Xương có hẳn 1 đề tài về bà tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối, trong đó Thương vợ là bài thơ cảm động và hay nhất.

 

docx 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2626Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Thương vợ (Trần Tế Xương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG VỢ
(Trần Tế Xương)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Trần Tế Xương ( 1870-1907), thường gọi là Tú Xương hay Cao Xương
-Quê: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, TP Nam Định.
-Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng và không chịu gò bó vào khuôn sáo trường quy (8 lần đi thi chỉ đỗ tú tài).
-Sự nghiệp thơ văn phong phú khoảng hơn 100 bài thơ(thơ Nôm là chính), gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đối. Gồm 2 mảng : trào phúng& trữ tình.
-Có công lớn trong việc đổi mới Tiếng Việt trong văn học, việt hóa thơ Đường luật, chuẩn bị cho bước hiện đại hóa thơ ca dân tộc.
2.Tác phẩm:
-Tú Xương có hẳn 1 đề tài về bà tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối, trong đó Thương vợ là bài thơ cảm động và hay nhất.
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương:
a.Nỗi vất vả gian truân:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông”
-“Quanh năm”: chỉ thời gian suốt cả năm, không trừ ngày nào.Gợi thành ngữ: “quanh năm suốt tháng” ->Chỉ thời gian triền miên.
-“Buôn bán”:gợi lên sự vất vả, bươn chải ngược xuôi.
-“Mom sông”:chỉ không gian, phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi tập trung kẻ buôn người bán-> Địa thế chênh vênh, nguy hiểm.
=>Hoàn cảnh làm ăn vất vả, tất bật của bà Tú.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
-Đảo động từ: lặn lội-> nhấn mạnh nỗi gian lao, cơ cực của bà Tú.
-Thân cò: nỗi đau thân phận, sự tủi nhục của bà Tú.->Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để cụ thể hóa nỗi vất vả cực nhọc của bà Tú, đồng thời nhấn mạnh sự tần tảo.
+D/C: “Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
 “Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”. 
-“Quãng vắng”: không gian và thời gian heo hút, vắng vẻ->Gợi lên hình ảnh 1 bà Tú lẻ loi, chứa đầy những âu lo, nguy hiểm.
-“Eo sèo”: lời qua tiếng lại, kì kèo của những người buôn bán nhỏ.
-Cảnh tượng ấy đặt giữa không gian là “buổi đò đông” gợi lên sự xô bồ, chen lấn, xô đẩy chứa đầy bao điều bất trắc.
=>2 câu thực làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú, 1 thân 1 mình lo toan, bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn.
b.Nỗi lòng, đức tính của bà Tú:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
 Năm nắng mười mưa dám quản công.”
-“1 duyên 2 nợ”: chỉ sô lượng, tăng theo cấp sô nhân. -> “âu đành phận”: chấp nhận nỗi cơ cực nhọc nhằn của đời mình như 1 tất yếu.
-“5 nắng 10 mưa”: thành ngữ sử dụng lối nói tăng cấp diễn tả nỗi vất vả cực nhọc mà bà Tú phải gánh chịu. 
-“Dám quản công”: ko hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con
 =>Bà Tú chịu thương chịu khó hết lòng vì chồng vì con, hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, giàu đức tính vị tha và lòng hi sinh cao cả.
2.Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ:
a.Yêu thương, quý trọng vợ:
“Nuôi đủ 5 con với 1 chồng”: vừa đủ, không thừa cũng không thiếu.
-Tự trách mình là 1 kẻ vô tích sự, phải để vợ nuôi.
-Tú Xương tự hạ mình, coi chính bản thân mình là 1đứa con đặc biệt, là kẻ ăn theo, ăn bám, ăn tranh với 5 đứa con.
=>Tú Xương cảm phục vợ sâu sắc, ông như nhập thân vào bà Tú để nói thay vợ những tâm sự.
b.Con người có nhân cách:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
 Có chồng hờ hững cũng như không.”
-“Thói đời ăn ở bạc”: +thói đời bạc bẽo: Tú Xương tự chửi rủa mình, tự trách mình và than cho hoàn cảnh của vợ.
 +Tú Xương dám lên án, dám chửi thẳng XH, thói đời bạc bẽo đã biến ông từ 1 nhà nho trở thành 1 kẻ ăn bám vô tích sự.
-“Có chồng..không”: ông nhận mình là con số 0 tròn trĩnh giữa cđ, không còn giá trị.
=>Ngời sáng 1 nhân cách cao đẹp, nhất là trong hoàn cảnh XHPK đương thời.
III.Tổng kết:
1.Nội dung: 
-Hình ảnh bà Tú tảo tần, giàu đức hi sinh, cam chịu.
-Thể hiện tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương, qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
2.Nghệ thuật:
-Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
-Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG.
-Xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình ảnh người phụ nữ vào trong thơ ca, đạt đến trình độ mẫu mực và đượm tính nhân văn.
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_3_Thuong_vo.docx