Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp:

- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK xx đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại.

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại.

- Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Các tài liệu tham khảo khác

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 80171Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 33 – 34
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Ngày soạn: 12.10.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp: 
- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK xx đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại.
- Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết trình
D. Tiến tình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (Không KT)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Văn học giai đoạn này có mấy đặc điểm cơ bản? Đó là những đặc điểm nào, hãy kể tên?
HS trả lời
GV: Hoàn cảnh lịch sử văn hóa VN trong thời kì gần nửa TK âý có những nét chính gì?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Thuyết giảng 
- Xã hội thực dân nửa phong kiến với các giai cấp, tầng lớp mới ra đời: TS, TTS, công nhân, dân nghèo
- Một tầng lớp công chúng mới với thị hiếu mới đòi hỏi văn chương mới
GV: HĐH văn học là gì? Nội dung của HĐH văn học?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: quá trình HĐH diên ra như thế nào? (mấy giai đoạn?)
HS: 3 giai đoạn
GV: giai đoạn này có điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Những tác phẩm chính?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: đặc điểm của truyện ngắn, tiểu thuyết: vụng về, non nớt
GV: giai đoạn 2 có điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: từ nội dung đến hình thức bị rằng buộc níu kéo của cái cũ tạo nên tĩnh chất giao thời của văn học
GV: giai đoạn này có điểm nào đáng chú ý?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Vì sao văn học lại có đặc điểm này?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Vì VHVN giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa, ảnh hưởng của chính sách kinh tế, văn hóa của TD pháp; ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu nước.
Căn cứ vào thái độ chính trị của các nhà văn (chống Pháp trực tiếp hay không trực tiếp) để chia là 2 bộ phận: VH công khai và VH không công khai.
GV: Thế nào là bộ phân văn học công khai? Bộ phận văn học này có đặc điểm gì đáng chú ý?
 HS tra lời Gv ghi bảng
GV: đặc trưng của xu hướng lãng mạn?
GV: những điểm đáng lưu ý của xu hướng văn học này là gì?
GV: thế nào là bộ phận văn học không công khai? Bộ phận văn học này có điểm gì đáng chú ý?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: thành tựu chủ yếu?
HS dừa SGK nêu những thành tựu nổi bật
GV: thuyết giảng
GV: đặc điểm văn học này được biểu hiện như thế nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Nguyên nhân?
HS đưa ra những nguyên nhân cụ thể GV ghi bảng
GV: Ở lĩnh vực nội dung tư tưởng, VH thời kì này có điểm gì đáng lưu ý?
HS trả lời GV chốt lại
GV: những điểm mới của truyền thống yêu nước và nhân đạo của văn học thời kì này?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: thuyết giảng bằng những tác phẩm cụ thể
GV: nêu những nét cơ bản về thể loại của thời kì văn học thời kì này?
HS trình bày Gv ghi bảng
GV: ở phương diện này VHVN thời kì này có những điểm nào đáng lưu ý?
HS trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS đọc 2 đoạn cuối T. 90 và ghi nhớ SGK T. 91
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng HĐH
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, đàn áp các phong trào khởi nghĩa.
- Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng dân tộc tới thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
- Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc
- Văn hoá Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá Hán, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây
- Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, Nôm và phát triển mạnh mẽ sâu sắc, được truyền bá rộng rãi
- Báo chí, dịch thuật, in ấn phát triển
- Xuất hiện lớp tri thức Tây học dần thay thế lớp tri thức nho học
- Viết văn trở thành một nghề để kiếm sống
=> HĐH văn học là tất yếu, là quy luật phát triển
b. Khái niệm, nội dung
- Khái niệm: HĐH là quá trình làm cho VHVN dần thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền VHTG hiện đại
- Nội dung:
+ Vai trò nhiệm vụ của văn học: từ văn chương chở đạo, nói Chí -> VC là hoạt động thẩm mĩ nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám phá hiện thực
+ Thi pháp: thi pháp VHTĐ -> thi pháp VHHĐ
+ Nhà văn: nhà nho, nhà văn -> nhà văn, nghệ sĩ chuyên nghiệp
+ Công chúng văn học: nho sĩ -> thị dân
+ Thể loại văn học: xây dựng và phát triển nền văn học với các thể loại mới: kịch nói, lí luận phê bình, phóng sự, phê bình văn học.
c. Quá trình HĐH
* Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỉ XX đến 1920)
- Đây là giai đoạn chuẩn bị:
+ Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi
+ Sự phát triển báo chí và dịch thuật
- Các tác phẩm chính: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), HoàngTố Oanh hàm oan (Thiên Trung), được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.
- Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ H, N theo thi pháp VHTĐ)
* Giai đoạn 2 (khoản từ 1920 -> 1930)
- Đây là giai đoạn quá trình HĐH đạt được những thành tựu đáng kể:
+ Tiểu thuyết, truyện ngắn: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải) + Thơ: Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải
+ Truyện kí, văn chính luận: các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.
- Đặc điểm: nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại.
* Giai đoạn 3 (từ 1930 -> tháng Tám 1945)
- Đặc điểm: giai đoạn hoàn tất quá trình HĐH với nhiều cuộc đổi mới sâu sắc trên mọi lĩnh vực:
+ Truyện ngắn và tiểu thuyết: Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng, Thạch Lam, Nam Cao
+ Thơ: phong trào thơ mới (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cân) và thơ cách mạng (Tố Hữu, Hồ Chí Minh)
+ Phóng sự và tuỳ bút: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân
+ Kịch: Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng
+ Phê bình lí luận: Hoài Thanh, Thai Mai, Vũ Ngọc Phan
- HĐH diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, toàn diện trên mọi mặt hoạt động văn hoá, làm biến đổi toàn diện, sâu sắc diện mạo của nền VHVN
-> VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
a. Nguyên nhân, căn cứ
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước bị thuộc địa
- Chịu ảnh hưởng cuộc sống kinh tế và văn hoá của thực dân Pháp; đồng thời chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc diễn ra
b. Bộ phận văn học 
* Bộ phận văn học công khai
- Khái niệm: là bộ phận văn học hợp pháp, tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến
- Đặc điểm: phân hoá thành nhiều cu hướng: Lãng mạn và hiện thực
+ Văn học lãng mạn:
— Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư.
— Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn.
— Giá trị của VHLM: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân.
— Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước.
— Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn..
+ Văn học hiện thực:
— Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công.
— Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột.
— Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hóa cảnh điển hình.
— Thành tựu: văn xuôi (chủ yếu) – Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng; thơ trào phúng 
— Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc.
* Bộ phận văn học không công khai
- Khái niệm: là bộ phận văn học đặt ngoài vòng phát pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến, phảo lưu hành bí mật.
- Đặc điểm:
+ Là bộ phận VH CM của các nhà chí sĩ, các chiến sĩ và cán bộ CM được sáng tác trong tù.
+ VH được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu với kẻ thù của dân tộc.
+ Gá trị: nói lên tình yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc, cổ vũ phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Hạn chế: một số tp còn chưa giàu chất nghệ thuật.
* Lưu ý: Hai bộ phận VH này vừa đối lập, vừa ảnh hưởng qua lại với nhau
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ
a. Biểu hiện:
- Ở tốc độ mau lẹ, ở số lượng tác giả và tác phẩm, chất lượng giá trị của tác phẩm, sự kết tinh ở những cây bút tài năng, sự cách tân đổi mới
b. Nguyên nhân
- Sự thúc bách của thời đại, chủ quan củaVHDT, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân. 
II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VHVN TỪ ĐÂU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
1. Thành tựu về nội dung tư tưởng
- Hai truyền thống yêu nước và nhân đạo được kế thừa. Có thêm truyền thống mới: dân chủ.
- Điểm mới:
+ Yêu nước thời PK gắn với vua. Giai đoạn này yêu nước gắn liền với nhân dân; gắn với lí tưởng của chủ nghĩa xã hội.
+ Truyền thống nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ, quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. Khát vọng giải phóng cá nhân, đề cao tài năng và phẩm giá con người.
2. Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ
a. Thể loại
- Tiểu thuyết:
+ Trước 1930: xuất hiện chưa nhiều, chủ yếu mô phỏng cốt truyện của tt phương Tây, chưa thoát khỏi kết cấu chương hồi và cách kết thúc có hậu; nhân vật minh hoạ cho quan điểm đạo đức; ngôn ngữ chưa đạt tới chuẩn mực 
+ Đầu những năm 30: nhóm Tự Lực văn đoàn; cách dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật được xem là trung tâm của tác phẩm, đời sống nội tâm được chú trọng, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả chính xác thế giới bên trong của con người
+ Từ năm 1936: NTP, NTT, NH; đề tài từ cuộc sống nhân dân, xây dựng thành công những tính cách điển hình, ngôn ngữ giản dị trong sáng, linh hoạt
- Truyện ngắn:
+ Xuất hiện nhiều loại truyện ngắn giàu chất thơ, trào phúng, giàu tính phong tục, viết về người nông dân, trí thức nghèo
+ Ngôn ngữ phong phú, giản dị
+ Phóng sự: ra đời đầu những năm 30
+ Kịch nói là thể loại văn học mới
+ Ngoài ra còn có sự xuất hiện của tuỳ bút, kí sự
+ Thơ ca: số lượng tác giả đông
+ Lí luận phê bình đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận
b. Ngôn ngữ
- Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức ước lệ, điển cố, quy phạm của VHTĐ
- Ngày càng trong sáng, giản dị, gần với đời sống thường ngày những vẫn đa dạng, tinh tế, phong phú, làm giàu có và trong sáng của tiếng việt
III. TỔNG KẾT
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Ôn tập giờ sau viết bài số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docKQ VHVN Tu tkXX 1945.doc