Giáo án Ngữ văn 11: Thơ trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11: Thơ trung đại Việt Nam

TIẾT 7 TCV

 THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nắm được những nét cơ bản của cảm hứng yêu nước,khái niệm, hoàn cảnh nảy sinh, những biểu hiện cụ thể.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một số tác phẩm và đoạn trích cụ thể để thấy rõ cảm hứng yêu nước của thơ trung đại.

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: ôn tập lại kiến thức.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 HĐ 2: Giới thiệu bài mới

Trong chương trình ngữ văn 11 các em đã được làm quen với những tác phẩm thơ trung đại với nội dung bao trùm đó là cảm hứng yêu nước. Trong tiết học này cô cùng các em ôn lại các tác phẩm đó.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2726Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Thơ trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7 TCV
NS: 9/10/08 THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
NG: 11/10/08
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Nắm được những nét cơ bản của cảm hứng yêu nước,khái niệm, hoàn cảnh nảy sinh, những biểu hiện cụ thể.
Rèn luyện kĩ năng phân tích một số tác phẩm và đoạn trích cụ thể để thấy rõ cảm hứng yêu nước của thơ trung đại.
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: ôn tập lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
Trong chương trình ngữ văn 11 các em đã được làm quen với những tác phẩm thơ trung đại với nội dung bao trùm đó là cảm hứng yêu nước. Trong tiết học này cô cùng các em ôn lại các tác phẩm đó.
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Em hiểu cảm hứng yêu nước ntn?
? Cảm hứng yêu nước được nảy sinh trong hoàn cảnh lịch sử XH ntn?
? Tinh thần yêu nước thể hiện ở những khía cạnh nào?
? Cảm hứng yêu nước được thể hiện ntn trong văn bản “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
GV chia nhóm HS thảo luận, thời gian thảo luận 10 phút.
Hết thời gian HS trình bày phần thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và đánh giá sau đó chốt ý cơ bản bằng bảng phụ.
HSTL 
HSTL
HSTL
HS thảo luận
HS trình bày
HS nhận xét và bổ sung.
HS treo bảng phụvà so sánh đối chiếu.
I/ Nội dung cơ bản.
 1, Cảm hứng yêu nước 
Cảm hứng yêu nước là cảm hứng bao trùm và xuyên suốt nền văn học VN.
Đây là một nội dung lớn của văn học VN xuất phát truyền thống yêu nước của dân tộc.
2, Hoàn cảnh lịch sử nảy sinh cảm hứng yêu nước.
- Năm 1858 TDP sang xâm lược nước ta. Nước ta đặt trước một tình thế hiểm nghèo, do vậy đã khơi nguồn cảm hứng yêu nước cho nhiều nhà thơ sáng tạo.
- Tinh thần yêu nước là cái huyệt thần kinh nhạy bén nhất của dân tộc VN. Mỗi khi đất nước bị giặc ngoại xâm sang xâm lược thì tinh thần đó lại được khơi dậy mạnh mẽ quyết liệt, và trở thành nội dung tình cảm tư tưởng chủ đạo của nhiều tác phẩm văn học.
3, Những biểu hiện cụ thể của cảm hứng yêu nước.
- Biết ơn và ca ngợi những người hy sinh vì đất nước( Văn tế nghĩa sĩ CG, Chạy giặc-NĐC)
-Yêu nước gắn liền với lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết không đội trời chung với giặc( Văn tế nghĩa sĩ CG)
- Khi đất nước thanh bình thì cảm hứng yêu nước lại được thể hiện bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu những thắng cảnh đẹp của đất nước( Bài ca phong cảnh HSơn, Câu cá mùa thu).
- Đó còn là ý thức trách nhiệm cá nhân mình với hoàn cảnhđats nước ngay cả khi lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo( Bài ca ngắn đi trên bãi cát-CBQ, Câu cá mùa thu- NK).
- Ca ngợi lòng yêu nước sáng ngời của những người nông dân nghĩa sĩ dám xả thân vì nước, tham gia đánh giặc với một tinh thần quả cảm, bất khuất kiên cường( Văn tế nghĩa sĩ CG- NĐC).
- Là ý thức canh tân lại đất nước đưa đất nước phát triển tiến bộ, phê phấn lối học thuật bảo thủ trì trệ( Bài ca ngắn đi trên bãi cát- CBQ).
=> Tlại cảm hứng yêu nước trong thơ ca trung đại vừa kế thừa vừa phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Luyện tập. 
Cảm hứng yêu nước bao trùm lên toàn bộ tác phẩm đó là lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương.
- NK đã miêu tả chính xác thần thái của bức tranh thiên nhiên làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
 + Hình ảnh quen thuộc, đơn sơ 
Ao thu, nước thu, khí thu, trời thu, thuyền câu, ngõ trúc, lá thu, sóng nước, gió, tầng mây, bèo.
+ Ngôn ngữ: trong sáng giản dị giàu sức gợi
Lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, quanh co, vắng teo.
+ NT: gieo vần eo, sử dụnh từ láy, đối.
Thủ pháp lấy động tả tĩnh.
 Điểm nhìn có sự thay đổi từ gần thấp, đến cao xa, rồi trở lại gần thấp
Không gian đóng mở theo nhiều chiều nhưng có xu hướng co hẹp lại phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
=> Gợi ra bức tranh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ đẹp dịu nhẹ thanh sơ nhưng buồn, tĩnh lặng, vắng vẻ.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được gợi ra qua dáng vẻ trầm tư u uất 
Tựa gối buông cần-> Người đi câu nhưng dường như không tập trung vào việc câu cá mà đi câu chỉ là cái cớ để nhân vật thả hồn suy nghĩ về thế sự đất nước.
- Là một nhà Nho có tài NK cũng muốn đem tài năng để phục vụ đất nước nhưng trước cảnh nước mất nhà tan ông đành về quê sống cuộc đời đạm bạc để giữ gìn khí tiết thanh cao. bài thơ là một tiếng thở dài yêu nước thầm kín. 
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
HS nắm được khái niệm cảm hứng yêu nước, các biểu hiện của cảm hứng yêu nước.
Biết phân tích các biểu hiện yêu nước trong các tác phẩm thơ trung đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT7 TCV.doc