Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) - V.huy - gô

Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) - V.huy - gô

I. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gửi gắm.

- Khám phá biện pháp nghệ thuật mà Huy-gô sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng.

 b. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự (tiểu thuyết): phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn.

c. Thái độ

 Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.

 

docx 13 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 8049Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) - V.huy - gô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
 - V.Huy-gô -
I. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gửi gắm.
- Khám phá biện pháp nghệ thuật mà Huy-gô sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng.
 b. Kỹ năng: 
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự (tiểu thuyết): phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua một trích đoạn.
c. Thái độ
 Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài soạn trên phần mềm powerpoint. 
- Học sinh: + Đọc trước trích đoạn và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
 + Ôn tập các tác phẩm văn xuôi lãng mạn đã học trong chương trình: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù. 
III. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức (khoảng 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số: Viết bảng.
- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 3 phút)
3. Bài mới. 
Trong nền văn học Pháp, Huy – gô xuất hiện như một ngôi sao nở sớm và lặn rất muộn ở chân trời trong thế kỷ XIX. Ngay từ khi mới xuất hiện, ông đã khẳng định mình như một chủ soái của trường phái lãng mạn với một loạt những tác phẩm lớn. Với bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, Huy – gô đã đặt một trái núi khổng lồ trên văn đàn thế giới. 
Để hiểu hơn về Huy – gô cũng bộ tiểu thuyết vĩ đại ấy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
4’-5’
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát chung
-GV: Thông qua việc đọc – hiểu phần tiểu dẫn trong sgk, em hãy trình bày vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Vich – to Huy – gô?
GV có thể giảng thêm:
Vich – to Huy gô sinh ra trong một gia đình tồn tại hai hệ tư tưởng đối kháng. Cha là một người lính cách mạng ( sau thắng lợi Đại cách mạng tư sản Pháp 1789, Mẹ mang nặng tư bảo hoàng nên gia đình luôn xảy ra sự mâu thuẫn. Nên Huy- gô chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của cha và mẹ. Tài năng của Huy- gô được bộc lộ từ năm 15 tuổi, đạt giải thưởng của viện hàn lâm Tu – lu – zơ, năm 20 tuổi in tập thơ đầu tiên và được nhiều thanh niên thời đó đón nhận. Năm 1841, được bầu vào viện hàn lâm Pháp. Sau đó ông hoạt động chính trị, cổ súy cho tư tưởng Cộng Hòa và Xã Hội, chống lại tư tưởng của Bônapac cháu của Na – Pô – Lê – ông I và rồi phải sống lưu vong tại Bỉ. Năm 1870khi chế độ 2 sụp đổ ông trở về nước và được nhân dân chào đón nồng nhiệt. Năm 1871 Công xã Pa-ri nổ ra, Huy – gô đứng dậy bênh vực cho những người nghèo khổ khỏi áp bức. Năm 1885, Huy gô mất và được nhà nước tổ chức đam tang long trọng, được chôn cất tại điện Păng – tê – ông, nơi chôn cất dành cho vua chúa và danh tướng.
-GV: dựa vào phần tiểu dẫn sgk hãy tóm tắt tại toàn bộ tiểu thuyết?
-GV: Hãy cho biết bố cục tiểu thuyết “Những người khốn khổ” ?
-GV bổ sung thêm phần nội dung của tiểu thuyết để giúp các em hiểu hơn về tác phẩm và tiếp cận đoạn trích dễ dàng hơn.
-GV: đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở vị trí nào trong tiểu thuyết và nội dung chi tiết trước đó là gì?
-GV: tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, chú ý thay đổi giọng đọc đối với từng nhân vật, từng tình huống khác nhau 
*Trước khi Phăng – tin chết: 
+Phăng – tin: giọng điệu ốm yếu, sợ hãi, bất ngờ
+GVG: giọng điệu điềm tĩnh, nhẹ nhàng, nhún nhường
+Gia – ve: giọng điệu quát tháo, hung hăng, dữ tợn
*Sau khi Phăng - tin mất
+GVG: giọng điệu tức giận, căm phẫn, phản kháng
+Gia – ve: giọng điệu: đuối lý, sợ sệt
-GV: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật Gia -ve
-GV: dựa vào phần tóm tắt ở phần tiểu dẫn và văn bản đoạn trích, em hãy cho biết Gia – ve là ai? (địa vị xã hội, công việc) 
-GV dẫn chuyện: Gia – ve từ trước đến nay vẫn luôn phục tùng dưới quyền hành của thị trưởng Ma – đơ -len, nhưng sau khi biết thị trưởng Ma – đơ – len là GVG - kẻ giả mạo, một người tù khổ sai, kẻ mà Gia – ve tìm kiếm mất lăm năm trời nên đến đây, Gia – ve đã đủ điều kiện để bắt tội GVG. Và đoạn trích này đã tái hiện lại cảnh Gia – ve bắt GVG nhưng người đọc lại thấy một sự “đổi ngôi” kỳ diệu giữa hai nhân vật này. 
Sau khi phát hiện ra thị trưởng Ma– đơ – len là GVG, Gia – ve đã có thái độ và hành động gì? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả chân dung nhân vật Gia - ve?(cách nói, giọng điệu, điệu cười, cặp mắt, hành động)
GV giảng: Gia – ve được nhà văn miêu tả giống như một con thú khát máu đang rình mồi. Với một giọng điệu “thú gầm” không phải là tiếng người, hắn đứng lì một chỗ như để quan sát con mồi, nhìn con mồi GVG như một cái móc sắt, nhằm trúng đích mục tiêu rồi từ từ lao đến “túm lấy cổ áo và ca vát của GVG” và để lộ ra hai hàm răng với tiếng cười ghê tởm, man rợ sung sướng vì đã bắt được con mồi béo bở là GVG – kẻ mà Gia – ve đã tìm kiếm bấy lâu nay.
-GV: Đối với Phăng – tin, Gia – ve đã có những thái độ và hành động như thế nào?
Gia – ve không thèm để tâm đến tình trạng bệnh tật của Phăng tin, ngược lại còn có hành động lời nói xúc phạm Phăng tin, gọi Phăng tin là “con đĩ”, “cái xứ chó đểu”, “đồ khỉ”và sẵn sàng dập tắt hi vọng của Phăng tin khi mà lúc này, Phăng tin chỉ còn một niềm tin duy nhất vào thị trưởng Ma – đơ – len sẽ tìm lại đứa con gái Cô – dét cho mình. Và chị cuãng chưa biết thị trưởng là GVG, đang bị Gia – ve bắt tội. 
-GV: Qua thái độ và hành động của Gia – ve đối với GVG , Phăng – tin, em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật Gia – ve có gì đặc biệt? Và Gia – ve hiện lên là một con người như thế nào?
Miêu tả chân dung nhân vật Gia – ve, nhà văn đã sử dụng biện pháp so sánh, liên tưởng tưởng tượng, dựng lên bức tranh sinh động về một con thú khát máu đang vồ mồi. Có thể nói, Huy – gô là một nhà văn tài tình đã biến con người Gia – ve thành con vật một cách ngoạn mục.(Hết tiết 1)
-GV: Qua chi tiết sự việc diễn ra, em thấy lúc này Gia – ve đã khôi phục lại được uy quyền của mình trước GVG chưa?
-GV: Nếu như trước khi chị Phăng – tin chết, GV đã lấy lại được uy quyền của mình với một thái độ hả hê, sung sướng qua cái cười ghê tởm thì sau khi chị Phăng – tin chết, dưới sự kết tội của GVG đối với GV khi hắn đã gây ra cái chết của chị Phăng – tin, GV đã có sự thay đổi hoàn toàn về thái độ và hành động trước GVG. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thái độ và hành động đó của GV?
Trước lời buộc tội của GVG, GV tỏ ra thái độ đuối lý, ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ “phản kháng” của GVG “Đừng có lôi thôi!..., tao không đến đây để nghe lý sự” và “sự thật thì GV đang run sợ”. Đồng thời nó cho thấy sự lạnh lẽo, cạn ráo tình người khi mà hắn không hề tỏ ra thương cảm đối với cái chết của chị Phăng – tin.
Về hành động, trước sự “phản kháng” mạnh mẽ có tính chất xung đột của GVG, GV đã tỏ ra yếu thế bị động “GV lùi ra phía cửa”, “tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời GVG” đã cho thấy một tư thế phòng thủ, thu mình và chỉ cần GVG tiến tới là ngay lập tức GV bỏ chạy xuống cầu thang thoát thân.
-GV: Qua thái độ và hành động của GV sau cái chết của chị Phăng – tin, em thấy GV hiện lên là con người như thế nào?.Lúc này, GV có còn giữ được quyền uy của mình so với trước đó nữa không? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng.
- Giáo viên: Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu hoàn cảnh của nhân vật.
- Giáo viên: Dựa vào phần tóm tắt tác phẩm, giới thiệu nhân vật Giăng Van-giăng. 
- Học sinh giới thiệu về Giăng Van-giăng.
- Giáo viên: Trong đoạn trích này, Giăng Van-giăng đang ở trong tình huống như thế nào?
- Học sinh: Dựa vào phần tóm tắt đoạn trích phát biểu.
- Giáo viên kết luận: Giăng Van-giăng đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt, bị truy đuổi, sắp trở về thân phận tù khổ sai. 
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
-Vich – to Huy – gô (1802 – 1885)
-Là nhà văn lãng mạn, có khuynh hướng tự do dân chủ, luôn đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của nhân loại.
-Là người đầu tiên được chôn cất ở điện Păng – tê – ông, nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng.
-Sự nghiệp sáng tác:
+Là một nhà thơ, nhà tiểu thuyết, là nhà soạn kịch lỗi lạc của nước Pháp ở thế kỷ XIX.
+Tác phẩm: thơ : lá thu - 1831, Trừng phạt-1853; tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pari – 1831, Những người khốn khổ - 1862; kịch: Héc – na – ni 1830.
èLà nhà văn tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới, luôn đấu tranh vì sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.
2.Tiểu thuyết Những người khốn khổ
a.Tóm tắt
b.Bố cục
Chia làm năm phần:
-Phần 1: Phăng – tin
-Phần 2: Cô – dét
-Phần 3: Ma – ri – uýt
-Phần 4:Tình ca phố Pơ – luy – mê và anh hùng ca phố Xanh – Đơ – ni
è Nội dung: Tiểu thuyết là bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống của những con người lao động nghèo khổ tại nước Pháp ở thế kỷ XIX.Qua tác phẩm, nhà văn truyền tải khát vọng yêu thương và khát vọng giải phóng của những con người khốn khổ. 
c.Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
-Vị trí: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất.
- Chi tiết trước đó: Thị trưởng Ma – đơ – len ( Giăng - văn – giăng) phải ra thú tội để giải oan cho người làm vườn Săng – ma – chi – ơ bị bắt oan. Ông đến từ biệt Phăng – tin khi chị chưa biết về sự thật phũ phàng.
-Bố cục: 2 phần
+Phần 1: Từ đầu đến “Phăng – tin đã tắt thở”: Giăng Van – giăng bị mất uy quyền.
+Phần 2: còn lại: Giang Van – giăng khôi pục lại uy quyền.
II. Tìm hiểu đoạn trích.
1.Hình tượng Gia-ve
-Gia – ve là thanh tra cảnh sát, mật thám – địa vị cao, người đại diện cho chính quyền tư sản, bộ máy chấn giữ pháp luật nhà nước.
*Trước khi Phăng – tin chết
*Đối với GVG
-Chân dung:
+Giong điệu: “man rợ và điên cuồng” giống như “tiếng thú gầm.
+Cặp mắt: giống như “cái móc sắt”
+Điệu cười: ghê tởm phơ ra tất cả hai hàm răng
-Ngôn ngữ: 
+ra lệnh, quát tháo: “Mau lên”
+xưng hô: “mày – tao”, thô thiển, khinh người.
- Hành động: thô lỗ, xấc xược:
+Đứng lì một chỗ, chạy đến túm lấy cổ áo và ca – vát của GVG
*Đối với với Phăng – tin
+Nhìn Phăng-tin trừng trừng, nói những lời kiếm nhã, gọi Phăng – tin làm“con đĩ”, “đồ khỉ”, “lũ gái điếm”.
+Hắn không thèm để ý đến tình trạng bệnh tật của Phăng tin, sắn sàng vùi dập tia hi vọng của Phăng – tin đối với thị trưởng Ma – đơ – len “ Tao đã bảo không có ông Ma – đơ – len Chỉ có thế thôi!”. Chính câu nói là một con dao găm vào tim Phăng tin, khiến chị sốc lên mà chết. 
èGia – ve hiện lên giống như một con ác thú khát máu. Tuy hắn là người đại diện cho luật pháp nhưng lại có cách xử sự rất thô lỗ và thiếu văn hóa, thiếu tình người.
èGia ve đã lấy lại được uy quyền.
*Sau khi Phăng – tin chết
-Thái độ: 
+ “Đừng có lôi thôi! GV phát khùng hét lên.Tao không đến đây để nghe lý sự” (không thèm quan tâm đến cái chết của chị Phăng – tin)
+ “Sự thật là GV đang run sợ”
èHắn đang lo sợ, ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ của GVG.
-Hành động:
+ “Hắn đứng lùi ra phía cửa”
+ “Hắn đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời GVG”.
 èGV đang sợ sệt, không làm chủ được mình trong tư thế phòng thủ (chỉ cần GVG hành động tiến tới thì hắn sẽ bỏ chạy xuống lầu)
èGV hiện lên là một con người thiếu tình người, hắn chỉ quan tâm đến địa vị và nhiệm vụ của mình. Nhưng lại tỏ ra sợ sệt và mất hết uy quyền sau lời kết tội của người tù khổ sai GVG.
2. Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng.
a, Hoàn cảnh.
- Xuất thân: Là người lao động nghèo khổ, vì ăn cắp bánh mỳ cho cháu mà trở thành tù khổ sai.
- Hiện tại: Ông thị trưởng Ma-đơ-len giàu có, đang cứu giúp Phăng-tin, một con người khốn khổ.
- Tình huống: Giăng Van-giăng đầu thú để cứu một người bị Gia-ve bắt nhầm. Sau đó, Giăng Van-giăng đến bệnh xá từ biệt Phăng-tin, Gia-ve đuổi theo để đòi bắt Giăng Van-giăng. 
à Hoàn cảnh: Bị truy đuổi gắt gao và sắp trở về với thân phận khốn cùng: tù khổ sai.
26’-28’
Chuyển ý: Trong hoàn cảnh như vậy, nhân vật sẽ thể hiện tính cách của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về tính cách nhân vật.
- Giáo viên: Trong đoạn trích này, tính cách nhân vật Giăng Van-giăng được soi chiếu bởi những nhân vật nào?
- Học sinh: Nhân vật Gia-ve và nhân vật Phăng-tin.
- Giáo viên: Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu tính cách Giăng Van-giăng qua mối quan hệ với Phăng- tin và Gia-ve.
- Giáo viên: Bằng việc đọc kĩ văn bản trước khi đến lớp các em hãy chỉ ra những yếu tố ngôn ngữ, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve?
- Học sinh: Tìm chi tiết về giọng nói à thái độ nhún nhường.
Trước khi Phăng – tin còn sống, GVG đối với Gia – ve hết sức nhún nhường. Ban đầu khi thấy Gia – ve xông vào phòng, GVG xưng hô với Gia – ve là “anh – tôi” nhưng khi thấy Gia- ve càng lúc càng manh động, cách xưng hô đã có sự thay đổi “ông – tôi”, cùng với cách nói điềm tĩnh, nhẹ nhàng “Tôi muốn nói riêng với ông điều này”, kèm theo đó là sự cầu xin “ Tôi cầu xin ông một điều”. 
Khi bi Gia – ve túm lấy cổ áo và ca vát, GVG cúi đầu, không gỡ bàn tay của Gia – ve ra. 
- Giáo viên: Vì sao Giăng Van-giăng lại có thái độ như vậy trước Gia-ve? Phải chăng vì anh vừa mất đi quyền lực của ông thị trưởng?
- Học sinh: Vì tình thương với Phăng-tin, không muốn làm Phăng-tin sợ hãi mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
-GV:Như vậy, qua thái độ và cách hành xử của GVG, em thấy GVG lúc này đã bị mất hết uy quyền chưa?
- Giáo viên: Vậy, còn đối với Phăng-tin, GVG có những thái độ và hành động ra sao?
- Học sinh: Giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh, động viên, vỗ về.
GVG đối với Phăng – tin hết sức ân cần chu đáo với cử chỉ an ủi, động viên, chăm sóc nhẹ nhàng và điềm tinh: “Cứ yên tâm.Không phải nó đến bắt chị đâu”. 
GVG gọi chị là “Người đàn bà đáng thương” với một tấm lòng đồng cảm, xót thương cho một số phận bất hạnh.
- Giáo viên: Qua thái độ của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và Gia-ve, em nhận thấy con người Giăng Van-giăng như thế nào?
- Trong tình huống Phăng- tin qua đời, ngôn ngữ, hành động của nhân vật Giăng Van-giăng có sự thay đổi không?
- Học sinh: Tìm chi tiết thể hiện sự thay đổi cho thấy Giăng Van-giăng đã trở nên chủ động, mạnh mẽ.
Ngôn ngữ mang đầy tính chất de dọa, lạnh lung với một thái độ phản kháng mạnh mẽ, phản kháng. Nó được biểu hiện cụ thể qua chi tiết: GVG cậy bàn tay GV như cậy bàn tay trẻ con, cùng với sự kết tội GV “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đấy” và cảnh cáo GV “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
GVG với một hành động mạnh mẽ tiến tới bẻ gẫy thanh giường và cầm thanh giường lăm lắm trong tay, sẵn sàng tấn công phản kháng lại GV nếu GV cố tình lấn tới.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh chỉ ra nguyên nhân sự thay đổi trong thái độ của Giăng Van-giăng?
- Học sinh thảo luận: Vì đau đớn trước cái chết đột ngột của Phăng-tin, căm ghét Gia-ve, kẻ đã gây ra cái chết đó.
- Giáo viên bình giảng: Như vậy, vị thế nhân vật trong hai tình huống đã thay đổi. Nếu lúc trước Gia-ve hống hách và Giăng Van-giăng phải nhún nhường thì giờ đây Gia-ve đang phải run sợ, lùi lại. Sức mạnh về thể chất và sức mạnh của tình thương trong Giăng Van-giăng giờ đã đẩy lùi cái ác, làm cho cái ác phải run sợ. 
- Giáo viên: Đến đây, nhìn lại nhan đề đoạn trích, theo các em: Ai là người cầm quyền và quyền lực được khôi phục ở đây là quyền lực gì?
- Học sinh: Dựa tình tiết của văn bản thì người cầm quyền là Giăng Van-giăng và quyền lực của tình thương.
- Với Phăng-tin, Giăng Van-giăng bày tỏ thái độ và hành động như thế nào khi Phăng-tin qua đời? 
- Học sinh: Thái độ đau xót.
 Học sinh tìm chi tiết chứng tỏ sự đau xót.
Phăng – tin sau khi qua đời, GVG đã có thái độ và hành động ân cần và nâng niu, trân trọng. 
+nét mặt và dáng điệu cho thấy một nỗi thương xót khôn tả.
+cúi đầu ghé lại và thì thầm bên tai
+Lấy hai tay nâng đầu Phăng – tin lên, sửa sang lại tư trang và vuốt mắt cho chị.
+Nhẹ nhàng nâng bàn tay lên và đặt vào đó một nụ hôn giống như một người mẹ sửa sang cho con.
-GV: Qua thái độ và hành động của GVG đối với Phăng – tin, em có nhẫn ét gì về con người GVG?
- Học sinh: Giăng Van-giăng vẫn là một con người giàu lòng yêu thương đối với con người ngay cả khi con người đó không còn. Tình thương của con người có thể làm cái ác phải run sợ.
-GV: Đặt mình vào trong câu chuyện, theo em thì GVG nói gì với chị Phăng – tin mà khiến chị nở nụ cười?.Qua đó, em thấy bức thông điệp nhà văn gửi gắm là gì?
- Giáo viên bình luận: 
+Dõi theo câu chuyện, ta có thể suy đoán, GVG hứa với chị Phăng – tin là sẽ tìm lại con gái cho chị.
+Qua cách ứng xử với Phăng-tin khi cô qua đời, Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp của một vị thánh, một đấng cứu thế. Hành động của Giăng Van-giăng đã khiến cho linh hồn đau khổ của Phăng-tin có thể mỉm cười khi đi vào cõi chết. Phải là con người có trái tim bao la, có tình thương yêu sâu sắc với con người thì Giăng Van-giăng mới có những hành động như vậy. Qua đây, ta thấy cái chết trong quan niệm của Huy-gô: Chết không phải là điều quá đau buồn. Khi tình thương còn tồn tại trên cõi đời thì sức mạnh của tình thương có thể dẫn dắt con người, an ủi con người ngay cả khi họ không còn tồn tại trên cõi đời.
b, Tính cách.
* Qua mối quan hệ với Gia-ve và Phăng-tin.
- Tình huống khi Phăng-tin còn sống.
+ Đối với Gia-ve:
- Ngôn ngữ: 
+Xưng hô: ban đầu “anh – tôi”, sau đó “ông – tôi”.
+giọng điệu: Thì thầm, nhỏ nhẹ, cầu xin. 
- Thái độ: Điềm tĩnh, nhún nhường “tôi muốn nói riêng với ông câu này”;cầu xin: “tôi cầu xin ông một điều”. Đây là một sự đổi vai vế một cách diệu kỳ.
-Hành động:
+cúi đầu
+không cố gỡ bàn tay của Gia-ve
èGVG đã mất hết uy quyền
+ Đối với Phăng-tin:
- Ngôn ngữ: Giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh. 
- Thái độ: Động viên, vỗ về.
à Vị cứu tinh, thương yêu, cứu giúp những người cùng khổ, yếu đuối.
- Tình huống khi Phăng-tin qua đời. 
+ Đối với Gia- ve.
- Thái độ: chủ động, mạnh mẽ phản kháng lại GV
+Cậy bàn tay GV ra khỏi ngực
+Kết tội GV
+Lời cảnh cáo
- Hành động: Mạnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng tấn công đánh lại GV
+ “giật gãy thanh giường, cầm lăm lăm cái thanh giường và nhìn GV trừng trừng”
èGVG đã lấy lại được uy quyền của mình, chính tình thương đã giúp cho GVG chiến thắng trước GV,làm cho GV phải khiếp sợ.
èTheo tình tiết xảy ra trong câu chuyện thì GVG là người cầm quyền và cũng là người đã khôi phục lại uy quyền của mình nhờ sức mạnh của tình thương yêu con người.
+ Đối với Phăng-tin: 
- Thái độ: xót thương khôn tả.
- Hành động: Ân cần, trân trọng, nâng niu.
à Giăng Van-giăng là một con người giàu lò tình yêu thương con người.
Tình yêu thương mạnh mẽ đến mức có thể đẩy lùi cái ác. 
*Bức thông điệp nhà văn
-GVG nói sẽ tìm và nuôi nâng Cô – dét lớn khôn. Và kết thúc tiểu thuyết, GVG đã làm được điều này.
-Chi tiết nụ cười có tác dụng phi thường hóa, lãng mạn hóa tính cách GVG. Khiến GVG hiện lên như một đấng cứu dỗi linh hồn, một người mẹ, một vị cứu tinh của Phăng – tin, người đàn bà đáng thương.
-Qua đó, nhà văn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương, chết không phải là điều đáng sợ hãi và đau buồn.Ngược lại chỉ cần tình yêu thương tồn tai thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, ngay cả khi con người đi vào cõi vĩnh hằng.Và đó cũng chính là lời cuối cùng của HUY – GÔ: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
5’-7’
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phần tổng kết.
- Giáo viên: Em hãy chỉ ra những giá trị nội dung của tác phẩm?
- Học sinh: Nêu những ý nghĩa về nhan đề, về tư tưởng của nhà văn: Vấn đề lẽ sống tình thương, quyền lực của tình thương trước cái ác.
- Giáo viên: Thành công của đoạn trích này có được nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- Học sinh khái quát từ tiết học trước: Biện pháp tu từ, thủ pháp tương phản, lời trữ tình ngoại đề.
III. Tổng kết.
1. Giá trị nội dung.
- Ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền. 
- Quyền lực của xã hội chỉ là tạm thời còn tình thương giữa con người với con người là mãi mãi. 
2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật. 
- Thủ pháp: tương phản. 
- Giàu xung đột tính kịch. 
4. Củng cố (khoảng 3-4 phút)
Câu hỏi: Em hãy liên hệ thực tế và cho biết: Cuộc sống hiện tại vẫn đang đặt ra những vấn đề gì về bạo lực và tình thương? Con người hiện đại cần có những phẩm chất gì để ứng xử trước những vấn đề đó? 
- Học sinh làm việc độc lập, thuyết trình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (Khoảng 1 phút)
1. Bài tập về nhà:
- Có điểm gặp gỡ nào giữa Huy-gô – Phăng tin và Nguyễn Du- Thúy Kiều. Qua đó, em có suy nghĩ gì về những nhà văn, nhà thơ lớn của nhân loại?
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày những suy nghĩ đó. 
2. Chuẩn bị bài mới: Thao tác lập luận bình luận.
Người soạn
Nguyễn Kim Hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_28_Nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_quyen.docx