Tiết 89(ĐV)
Tương tư
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với ~ diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị
- Nhận ra được vẻ đẹp của một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Tiết 89(ĐV) Tương tư Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với ~ diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị - Nhận ra được vẻ đẹp của một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *HĐ1: *HĐ2: *HĐ3: *HĐ4: I.Tiểu dẫn 1.Tác giả: * Cuộc đời - gặp nhiều bất hạnh-> tạo nên vốn sống phong phú - Tham gia CM - Được N.nước tặng giải thưởng HCM về VHNT 2000 *Sáng tác: - TP chính: SGK - Phong cách thơ: + Tích hợp và phát huy 1 cách xuất sắc chất dân gian trong sáng tạo thơ mới + Là 1 nhà thơ mới nhưng thơ NB mang vẻ đẹp " chân quê", cảnh sắc và bóng dáng con người trong thơ ông đều thấm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước .( Sự hòa điệu ND-NT : nổi bật là sự hòa điệu giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê) 2.Bài thơ: - Được viết tại làng Hoàng Mai năm 1939 đưa vào tập thơ " Lỡ bước sang ngang" năm 1940 - ST khi NB còn rất trẻ II.Đọc- hiểu: 1.Nhan đề bài thơ: - Từ Hán Việt: " tương"- > nhau; " tư" -> nghĩ, nhớ. Vậy tương tư có nghĩa là chỉ sự thương nhớ nồng nàn của đôi trai gái. Khái quát hơn, là nỗi nhớ nhau của TY đôi lứa .Trên thực tế tương tư được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương - Nhưng đó ko hoàn toàn là tình cảm đơn giản chỉ có nhớ thương nhau mà phức hợp các cảm xúc khác nhau với ~ diễn biến nhiều khi trái ngược nhau. -> Vậy tương tư là 1trạng thái tâm lí tiêu biểu của TY đơn phương 2.Diễn biến tâm trạng " tương tư" của NVTT a.Bốn câu đầu - Thôn Đoài thôn Đông : từ ngữ chỉ địa danh xóm làng thôn quê -> KG quê để NVTT bày tỏ mối tương tư. Một người...-> đứng ở đầu câu và cuối câu, ở giữa là 1 thành ngữ DG " chín nhớ.." Tác giả đẩy hai đối tượng về hai đầu câu thơ- tạo khoảng cách xa . - Gió mưa...tương tư...-> có sự sáng tạo, dùng qui luật tự nhiên trong cs để khẳng định "Tương tư" là một lẽ tự nhiên . " Gió, mưa, trời" là ~ đại diện cho TN, đại diện cho sự sống còn của cây cối , mùa màng ( cách nói dân giã) - ở đây được NB dùng để nói đến mình . TY đến một cách tự nhiên tình cờ khiến tôi ko thể cưỡng lại được cũng như gió mưa đến một cách bất ngờ mà chẳng ai biết trước , chẳng ai cưỡng chế lại được . Gió mưa đến có thể tàn phá đi mùa màng , hủy diệt đi sự sống , nhưng đó là căn " bệnh" của trời ...còn " tôi" cũng mắc phải căn " bệnh" TY- căn bênh " tương tư" . Mặc dù phải dằn vặt đau khổ nhưng sao" tôi" vẫn phải nhớ. Đây là một lời thú nhận hết sức chân thành mang phong thái của người quê xưa một lời giãi bày TY khéo léo và đáng yêu. -> Có thể nói nhớ mong đơn phương là quyền được yêu của con người, tương tư là căn bệnh chung của mọi người , ai cũng biết cũng hiểu nhưng ai cũng muốn mắc vào? Cai hay của câu thơ chính là ở chỗ đó. => Tóm lại: lối nói vòng, nhân hóa -> tình và cảnh hòa quyện với nhau tạo nỗi nhớ song hành và chuyển hóa gắn với hai chủ thể , hai đối tượng thôn nhớ thôn người nhớ người. Sâu xa hơn nó còn biểu đạt cả qui luật tâm lí - khi tương tư thì cả KG sinh tồn bao quanh chủ thể cũng nhuốm tương tư . 3.Tám câu tiếp: ( tâm trạng của người đang yêu và chờ đợi được nâng cao dần với ~ cung bậc của TY ) - Hai thôn...cớ sao -> câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào lòng người, diễn tả ~ thắc mắc băn khoăn và nỗi buồn da diết . ở đây Tg ko dùng" cùng" mà dùng " chung"-> chung một làng rất gần nhưng cũng rất xa , bởi vì" chung một làng" nhưng " bên ấy chẳng sang.." .Cách sử dụng từ " bên ấy, bên này" gần với cách nói DG . - Ngày qua... lá xanh.. Câu lục: cách ngắt nhịp3/3 khiến chữ "lại" ở đầu nhịp sau trở thành điểm nhấn của câu thơ, và lời của ý sau lặp lại vế trước . Hai từ " ngày" và " qua" được lặp đi lặp lại đầy biến hóa đã diễn tả rất hay một thực tế E.Hướng dẫn học ở nhà G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 10 H.Kiến thức bổ sung Tiết 90: Đọc thêm Tống biệt hành ( Thâm Tâm) Chiều xuân ( Anh Thơ) Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được những nét chính về mỗi tác giả, nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. - Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong từng TP. B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài " Tương tư" ? Nêu cảm nhận chung? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *HĐ1:HDHS đọc thêm bài " Tống biệt hành" *B1: Tìm hiểu về tác giả ? Nêu những nét chính về cuộc đoèi tác giả? ? Cho biết đặcđiểm của thơ Thâm Tâm ? *B2: HD tìm hiểu khái quát về bài thơ - GV giới thiệu về xuất xứ và nhan đề bài thơ . - Gọi HS đọc bài thơ ? Cho biết ND chính của bài thơ? ? Tâm trạng người đưa tiễn thể hiện ntn? ? Hình ảnh người ra đi được miêu tả ntn? ? Nêu những nét đặc sắc về NT *HĐ2:HDHS đọc thêm bài " Chiều xuân" B1: HD tìm hiểu về TG ? Nêu những nét chính về cuộc đời nhà thơ? ? Thơ của Anh Thơ có đặc điểm gì? *B2: HD đọc thêm ? Cho biết nội dung của bài thơ? ND đó được thể hiện qua những chi tiết hình ảnh nào? ? Chỉ ra những BPNT tiêu biểu của bài thơ? *HĐ3:HDHS làm bài tập nâng cao của tiết trước. - GV gợi ý để HS so sánh các bài CD yêu thương tình nghĩa và bài " Tương tư" ở các phương diện: thể thơ, mạch thơ, cách thể hiện tâm trạng, hình tượng thơ. *HĐ4:GV củng cố bài học I.Đọc thêm: 1.Bài : Tống biệt hành ( Thâm Tâm) a.Tác giả: - Cuộc đời: có tài năng ở nhiều mặt, có nhiều đóng góp cho CM, được giải thưởng Nhà nước về VH và NT 2007. - ST: + đặc điểm thơ:giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, phảng phất hơi thơ cổ . đằng sau tâm sự u uất là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng lên đường . b.Bài thơ: Tiêu biểu nhất - Xuất xứ: TTlàm để tiễn người bạn lên ch.khu . Lúc ấy phong trào VMinh đang dấy lên ở ch.khu, 1 số TN th.phố được t.truyền vận động hăng hái đi làm CM - Nhan đề: hành- một thể thơ cổ T.Quốc, tự do phóng khoáng . TG chọn thể loại này để diễn tả một tâm trạng bi phẫn bi hùng. - ND: + Tâm trạng người đưa tiễn : xao xuyến, nhớ thương mênh mông vời vợi, buồn tê tái lúc chia tay , + Hình ảnh người ra đi: bề ngoài " dửng dưng" - thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát, gạt tình riêng để lo việc chung, thực hiện lí tưởng cao đẹp- sống chết vì nghĩa lớn . Đằng sau bề ngoài đó là cả một thế giới nội tâm chất đầy ~ day dứt dằn vặt bên trong khi người ra đi bị níu lòng từ nhiều phía. -> Chí khí của người TN ra đi cứu nước. - NT: cách phối hợp B-T trong câu thơ; câu hỏi tu từ' cách vắt dòng , hai thứ NN đan xen ( của người đưa tiễn và người ra đi) ; dùng nhiều điệp từ, nhịp thơ rắn rỏi có lúc gay gắt . 2.Bài : Chiều xuân ( Anh Thơ) - TG: + Cuộc đời: Anh Thơ - tham gia CM, sáng tác thơ để phục vụ kháng chiến và XD đất nước. ĐượcNN tặng Giải thưởng HCM về VH và NT. + Sáng tác: SN chính là thơ . đặc điểm: thiên về tả cảnh - toàn ~ cảnh bình dị quen thuộc . Một số bài làm xúc động lòng người bởi ~ nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm một tình quê đằm thắm, pha chút tâm sự bâng khuâng, u buồn của cái tôi thơ mới. - Bài thơ: + ND: Bài thơ là một bức tranh quê vào mùa xuân với ~ hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của cảnh MX nơi đồng quê miền Bắc nước ta: mưa bụi trên bến vắng, đò, sông, quán tranh, hoa xoan tím, cỏ non trên đường đê, đàn sáo....-> gợi không khí và nhịp sống của nông thôn rất êm đềm , bình yên . + NT: cách sử dụng từ ngữ gợi tả ( từ láy) , các BPTT ( nhân hóa ) , dùng cái động để nói cái tĩnh. II. Bài tập nâng cao của bài " Tương tư" So sánh bài " Tương tư" với ~ bài ca dao yêu thương tình nghĩa: - Về thể thơ: đều là thể LB. Tuy nhiên CD ngắn, bài thơ dài- có dáng dấp của LB trường thiên hiện đại. - Về mạch thơ: Trừ bài " khăn thương nhớ ai", có mạch thơ tương đối dài, diễn tả một tâm trạng thương nhớ với nhiều cung bậc khác nhau còn lại đều là ~ mảnh tâm trạng ~ khoảnh khắc cảm xúc điển hình nào đấy. Còn bài " Tương tư" triển khai cả một mạch tâm trạng phong phú và trọn vẹn với ~ cung bậc cảm xúc đáng xem là điển hình nhất của mối tương tư. - Về cách thể hiện tâm trạng : bài thơ đề cập các sự vật TN khá phong phú và có tính hệ thống -> làm hiện lên một khung cảnh làng quê khá hoàn chỉnh. - Về hình tượng: cũng như CD, TG sử dụng nhiều cặp hình tượng quen thuộc để diễn tả ý niệm lứa đôi , nhưng ông dùng phong phú hơn và và sắp xếp theo một trật tự kín đáo , biểu hiện được diễn biến của khát vọng lứa đôi hết sức nhuần nhuyễn và tế nhị. III.Củng cố: - ND- NT của hai bài thơ - Sự tiếp nối thơ ca truyền thống và sự cách tân của thơ N.Bính E.Hướng dẫn học ở nhà - Tiết sau: KT VH 1 tiết . ND xem phần HD SGK . Học thêm các TG: XD, HMT, HC . G.Tài liệu tham khảo - Giáo án lớp 11 THPT H.Kiến thức bổ sung Tiết 91: Kiểm tra văn học Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Nắm được ~ kiến thức cơ bản về LS VHVN từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945, một số TL, các tác gia và các TP tiêu biểu đã học ở phần VHTĐ trong SGK - Có kí năng PT VH B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *HĐ1: GV phát đề cho HS ( chẵn, lẻ) - Yêu cầu HS làm đúng đề, nghiêm túc. - GV theo dõi HS làm bài. *HĐ2: Hết giờ GV thu bài, dặn dò tiết sau. I.Đề ra: có VB kèm theo II. Đáp án: 1.Phần câu hỏi trắc nghiệm - Đề lẻ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D C A D C Đề chẵn: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A A C C D 2.Phần tự luận *Câu1: - Đề lẻ: Các đặc điểm cơ bản của thơ: + Thơ là một hình thức cấu tạo NN đặc biệt + Thơ là tiếng nói của tâm hồn + Bài thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện... + NN thơ là NN của NVTT, NN hình ảnh, biểu tượng - Đề chẵn: Các cách đọc thơ + Đọc thành tiếng chậm rãi có khi ngâm nga + Phải biết cảm nhận suy đoán, p.tích để tìm ý ngoài lời + Biết vận dụng ngữ cảnh để hiểu bài thơ + Khi đọc cần tìm hiểu sự liên kết giữa các câu, khổ thơ + Cần đọc đi đọc lại để cảm được cái hay nhiều mặt của thơ * Câu 2: - Mùa xuân là đề tài rất quen thuộc của thi ca từ xưa tới nay Mỗi thi sĩ đều có ccách cảm nhận riêng của mình. XD đã thể hiện rất rõ điều đó qua bài " Vội vàng" đặc biệt là đoạn thơ sau - MX trong thơ XD mới từ nhiều phương diện" + Bức tranh thiên nhiên: đa dạng. phong phú, tràn đầy sức xuân, tươi sáng, ấm áp , đẹp, tình tứ + Bức trang cuộc sống: vui, hạnh phúc, tràn ngập xuân tình + Cách miêu tả, biểu đạt: dùng BP trùng điệp ( từ, ngữ, câu) , cách đảo ngữ, cách liên tưởng độc đáo, hình ảnh đẹp thơ mộng, từ ngữ chọn lọc, giàu hính ảnh, giàu cảm xúc; có sự cách tân rõ nét trong cách miêu tả, biểu đạt. *Củng cố : E.Hướng dẫn học ở nhà - Tiết sau: trả bài. G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV ngữ văn 11 Nâng cao - 741 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 H.Kiến thức bổ sung Kiểm tra văn học ( 45') ( Đề lẻ) Họ và tên : Lớp: Phần I: Trắc nghiệm ( Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm) 1.Đặc điểm nào sau đây k ... *HĐ1: HDHS đọc- hiểu - HDHS tìm hiểu cảnh đám tang ? Cảnh đám tang diễn ra ntn? ? Dụng ý và tác dụng của việc nói nhiều đến đồng tiền? ? Hình ảnh hai chiếc xe có ý nghĩa gì? - Nhận xét cách kể về đám tang của tác giả? Dụng ý nghệ thuật khi nêu cụ thể, chính xác về các mốc thời gian, địa điểm? *HDHS tìm hiểu NV Ra-xti-nhắc - GV nói qua về NV -Ra-xti-nhắc là ai? Thái độ và hành động của anh ta trong đám tang ntn? qua đó cho thấy anh là người ntn? ? Giọt nước mắt R khóc cho G có ý nghĩa ntn? ? Tại sao TG lại nói đó là giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ ? ( GV giảng) ? ý nghĩa của câu nói cuối cùng của R? *HĐ2: GV tổng kết bài học *HĐ3: HDHS làm BT *HĐ4: GV củng cố bài học II- Đoc- hiểu: 2.Cảnh đám tang : + Đám tang gần như không có người đưa tiễn; không người thân thích, ruột thịt + Chỉ có Ra-xti-nhắc, Cri-xtô-phơ và ~ người phục vụ đô tuỳ, khiêng quan tài, đào huyệt, cha xứ, cậu bé, lèo tèo vài người. Đáng lưu ý là hầu hết họ làm một cách miễn cưỡng cho xong và tìm cách bỏ về trước.Cuối cùng chỉ còn trơ lại một mình Ra-xti-nhắc - Trong đám tang mà đồng tiền được nói đến nhiều lần: tiền đãi công, đòi tiền,70 quan, 20 xu -> Dụng ý của nhà văn- tạo hiệu quả phê phán sâu sắc, mỉa mai sự trái khoáy của đồng tiền ( cái vật lẽ ra ko nên xuất hiện trong nghi thức bi thương này cứ lấp ló ám ảnh) - Hình ảnh gián tiếp hai chiếc xe chở gia huy của hai chàng con rể ông lão -> ý đồ NT của TG là gợi cho người đọc thấy rõ quá trình biến chất, tha hoá của những đứa con mà nguyên nhân sâu xa là sự nhào nặn của xã hội TS quý tộc thượng lưu Pháp. - Tác giả chỉ kể lướt, bằng những câu ngắn, với nhịp điệu nhanh. Vì tác giả muốn thể hiện sự sơ sài, vội vã, qua quýt, chiếu lệ của đám tang: - Tất cả chỉ để chứng minh sự chân thực của câu chuyện. Đó là câu chuyện đương thời, có thật, rất đáng tin mà tác giả là người chứng kiến và thuật lại, đúng đến từng phút, ở quán trọ này, nhà thờ này, trong nghĩa trang này... - Nhưng đây còn là dụng ý nghệ thuật của Ban-dắc: đám tang đưa vào cuối chiều càng tăng thêm vẻ ảm đạm, cô lẻ, đáng buồn, thê lương. 3.Chàng sinh viên Ra-xti-nhắc - Đó là một thanh niên nghèo ở nông thôn, quyết chí lên Pa-ri lập nghiệp, đang định học Luật. - Thái độ, tình cảm và hành động của anh ta trong những ngày sống ở quán trọ bà Vô-ke, cạnh phòng lão Gô-ri-ô, nhất là trong đám tang lão, chứng tỏ rằng anh là chàng trai tốt bụng, giàu tình cảm, biết thương người. Bàn tay nắm chặt tay của Ra-xti-nhắc là chân thành xúc động trong trắng và thiêng liêng. Cũng nghèo xác nhưng anh đã tự nguyện đứng ra lo liệu đám tang người quá cố bằng những đồng tiền cuối cùng của mình. - Giọt nước mắt cuối cùng thiêng liêng, chân thành và trong trắng của Ra-xti-nhắc khóc lão Gô-ri-ô đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển tính cách của anh. Những điều chứng kiến cuộc đời đen bạc không làm cho chàng rút ra được những bài học đúng đắn mà lại là bài học tiêu cực vứt bỏ bản chất tốt đẹp của mình. - Cái nhìn của anh hướng tới thành phố Pa-ri là cái nhìn thèm khát, cái nhìn hướng lên xã hội thượng lưu mà anh ao ước được nhập vào. - Câu nói cuối cùng sau đám tang của Ra-xti-nhắc là lời thách thức đối với xã hội và số phận nhưng thực ra đó là lời nói báo hiệu sự đầu hàng.Từ nay chàng sẽ sống theo quy luật của xã hội thượng lưu, chấp nhận lối sống giả dối, không tình nghĩa của nó. Chàng sẽ làm tất cả để được giàu sang, danh giá mà việc đầu tiên là đến bữa tối ở nhà phu nhân Đờ-nuy-xin-ghen. - Rõ ràng đám tang đã kết thúc cuộc đời lão Gô-ri-ô nhưng lại mở ra cuộc đời của Ra-xti-nhắc. Chàng sẽ giàu có, sẽ leo lên bậc thang danh vọng và quyền thế; nhưng càng giàu sang, chàng càng mất dần tâm hồn và tính cách của chàng Ra-xti-nhắc tốt bụng thuở còn ở trọ nhà bà Vô-ke. => Giá trị tố cáo mạnh mẽ. III.Tổng kết: - ND: qua đám tang- tố cáo XH TS Pháp - đồng tiền và địa vị làm mất hết tình người . - NT: NT kể và tả: cảnh đám tang TG hầu như không tả, chỉ kể thậm chí kể rất lướt. Đó là dụng ý NT của TG -> khiến người đọc cảm giác sự kiện diễn ra chóng vánh. IV.Bài tập nâng cao - Trong đám tang TG hầu như không tả, chỉ kể thậm chí kể rất lướt V.Củng cố: - Qua nhân vật lão Gô-ri-ô và cái chết, đám tang của lão, tác giả muốn chứng tỏ điều gì? - Qua nhân vật Ra-xti-nhắc, tác giả muốn thể hiện chủ đề gì? ( Sự tha hoá của tuổi trẻ trước thực tiễn tiêu cực, khi ước mơ giàu sang trở thành dục vọng thiêu đốt tâm hồn, phải được làm bằng mọi giá) E.Hướng dẫn học ở nhà: PT được cảnh đám tang G. Tài liệu tham khảo, : Bài soạn ngữ văn 11 Tiết 119 ( LV) : Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố về kiến thức và kĩ năng của văn nghị luận - Tích hợp với kĩ năng đọc- hiểu văn bản ở phân môn Văn - Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận B.Kiểm tra bài cũ C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy D. Hướng dẫn bài mới Hoạt động của GV và H Kiến thức cần đạt *HĐ1: GV HDHS Thực hành các bài tập trong sách giáo khoa - Trên cơ sở HS chuẩn bị ở nhà, GV gọi HS trình bày, các HS khác góp ý và sửa chữa. - GV nhận xét, bổ sung - GV đọc VB tóm tắt mẫu cho HS tham khảo. *HDHS làm BT 2 - Cho HS tóm tắt, GV nhận xét và bổ sung. _ GV đọc VbB tóm tắt mẫu . *HĐ2: GV HD HS làm bài thực hành bổ trợ *HĐ3: GV củng cố bài học I-Thực hành các bài tập SGK Bài tập 1: Đọc và tóm tắt các văn bản: Mấy ý nghĩ về thơ (sgk tr.149) - Các ý chính: + Đoạn đầu: câu chủ đề định nghĩa về thơ " Nhiều định nghĩa về thơ....không đủ". + 3 đoạn tiếp theo: TG bác bỏ 3 định nghĩa về thơ. + Đoạn 5: nêu chủ đề - đầu mối của thơ ở trong tâm hồn người . + Các đoạn 5,6,7,8: đều nói về sự sống và rung động thơ trong tâm hồn. Đoạn 7 là đoạn quan trọng nhất nói về rung động thơ; đoạn 8 nói về sáng tác thơ. + Đoạn 9: nói về hình ảnh thơ + Đoạn 10, 11,12: nói về tư tưởng trong thơ. + Đ13: nói hình ảnh gắn với tâm trạng, t/c trong thơ + Đ14,15,16: h/ả thơ ko phải làm bằng thủ pháp, ko phải là phiên dịch ý, mà ~ tia lửa tóe - Viết thành bài tóm tắt: Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng không đủ. Thơ và nghệ thuật nói chung là sự chiến thắng lớn nhất của con người, từ chỗ vâng theo bản năng đã tự nhận thức được bản thân mình để vượt qua bản năng, vươn tới một đời sống tâm hồn cao cả. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, mà là sự rung động khác thường của tâm hồn trong sự va đập với cuộc sống giữa một vùng ánh sáng kì diệu. Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, nhưng thơ không bao giờ là những ý niệm khô khan bởi người ta hiểu thơ không phải bằng tri thức mà bằng cả tâm hồn. Thơ là nơi tư tưởng, tình cảm quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra một sự hiểu biết mới sâu sắc hơn những gì mà tư duy luận lí chưa thể với tới. Bài 2: Tóm tắt VB (Mấy nét về Thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay (sgk tr.153) Cái buồn của thơ mới không uỷ mị mà chứa nhiều yếu tố tích cực. Thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực. Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ. Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. Nhưng nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. Tuy vậy, thơ mới vẫn xứng đáng được mệnh danh là “ một thời đại trong thi ca”” như Hoài Thanh đã nói. II-Thực hành bổ trợ Tóm tắt các văn bản: Một thời đại trong thi ca ( đoạn: Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn... đủ bảo đảm cho ngày mai- sgk tr.104- 107) * Gợi ý: - Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có. - Những biểu hiện của “cái tôi- cá nhân, cá thể” trong thơ mới, “cái tôi” buồn nhưng đầy khát vọng. - Tình yêu, sự tôn vinh đối với tiếng Việt - Nhấn mạnh tinh thần thơ mới. *Củng cố: - Khi tóm tắt VB NL cần bám vào các luận điểm, các ý trong bài và sự liên kết giữa các ý. E.Hướng dẫn học ở nhà - Xem trước các bài luyện tập tiết 120 G. Tài liệu tham khảo: - SGK 11, SGV, Bài soạn NV 11 H. Bổ sung kiến thức: Tiết 120 (LV) Luyện tập phân tích đề lập dàn ý cho bài nghị luận văn học Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Có kĩ năng PT một đề văn NL VH để hiểu các yêu cầu của đề - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài NLVH B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *HĐ1:HDHS phân tích đề - Từ những câu hỏi và gợi ý SGK, GV định hướng cho HS xác định3 yêu cầu của đề ( bằng cách lập bảng) - Từ việc xác định 3 yêu cầu của đề GV định hướng cho HS so sánh sự giống và khác nhau của mỗi đề. *HĐ2:HDHS tìm ý cho mỗi đề văn - GV HD HS theo trình tự SGK *HĐ3:HDHS lập dàn ý * Đề 1: trên cơ sở các câu hỏi SGK, GV HD HS bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp với cách lựa chọn của bản thân. *HDHS lập dàn ý cho đề 3 - Có thể nêu một số câu hỏi để tìm ý *Các bước của dàn ý *Đề 2: HS làm ở nhà *HĐ4:GV củng cố bài học 1.Phân tích đề: - Đề ra : SGK - Xác định : Vấn đề trọng tâm Thao tác chính Phạm vi tư liệu Đề 1 Vẻ đẹp của bài " Thơ duyên" PT, CM Bài " Thơ duyên" Đề 2 NT trào phúng qua tr. ngắn " Tinh thần TD" GT, PT, CM ~ DC từ TP " Tinh thần TD" Đề3 Bản chất s.tạo củaTP văn chương GT, CM ~ DC từ các TPVH tiêu biểu - Nhận xét: + Các đề trên đây đều là NLVH tuy vậy mỗi đề thuộc các dạng NL khác nhau. + Có đề nêu ró thao tác LL mà HS cần triển khai + Có đề ra theo dạng mở , chỉ nêu vấn đề để HS tự xác định các thao tác cần vận dụng 2.Tìm ý: - Cách tìm ý: đặt câu hỏi - Tìm ý cho các đề văn: SGK 3. Lập dàn ý: a.Đề 1: SGK - Từ ~ câu hỏi và câu trả lời, GV HDHS xác định các ý lớn ( LĐ) b.Đề 3: *Câu hỏi tìm ý: -ý kiến của L nói về điều gì? - Thế nào là " phát minh về hình thức"?....được thể hiện ntn - Mối liên hệ giữa phát minh về hình thức và phát minh về ND? - Có thể CM qua ~ TP VH tiêu biểu nào ? *Dàn ý: **Mở bài: - Giới thiệu về bản chất sáng tạo của văn chương và ý kiến của Lê-ô-nốp **Thân bài: Các ý chính cần triển khai: - Giải thích nội dung câu nói của Lê-ô-nốp + Bản chất và yêu cầu của LĐ NT là sáng tạo : phát minh về hình thức, khám phá về ND + Sáng tạo về ND và HT trong TP phải có MQH gắn bó ko tách rời + Sự " Phát minh - khám phá" ko phải là chạy theo cái mới, cái lạ mà phải là ~ đóng góp mới mẻ , có giá trị ( về tư tưởng NT) - Chứng minh: + PT ~ sáng tạo về ND và NT của một số TP văn chương tiêu biểu ( của N.Cao, XD) - Đánh giá ý nghĩa của câu nói: + Sự sáng tạo trong LĐNT là thước đo giá trị của TP , là bài học phấn đấu cho mỗi nhà văn **Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ với thực tiễn sáng tác văn chương hiện nay. 3.Đề 2: Tự làm. *Củng cố: - Cách phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn N E.Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập 2 SGK - Soạn : người trong bao G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sung
Tài liệu đính kèm: