Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2009 - 2010

Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2009 - 2010

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích

3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác

B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.

C.Chuẩn bị của Thầy và trò:

1.Giáo viên: Soạn giáo án

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

D.Tiến trình tiết dạy:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Dẫn nhập bài mới:

 

doc 389 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01
Ngày soạn: / / 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích 
3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục I của SGK
-Gọi HS đọc phần I/SGK
-Nêu một nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác
 - Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của thể kí VN thời trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào Kinh chữa bệnh cho Thế Tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11. 
*GV: GV: - Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh -> lên đường. Từ khi mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là một nhà văn.
- Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy – Hoàng Đình Bảo. Sau đó được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế Tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
* Hoạt động 3: Củng cố
Dưới ngòi bút kí sự thiên tài của Lê Hữu Trác, trước mắt người đọc dần hiện lên quang cảnh phủ chúa cực kì thâm nghiêm, xa hoa, tráng lệ; cung cách thì đầy quyền uy.
-HS đọc mục I trong SGK và xác định nội dung chính.
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
* Hoạt động 3:
- HS nghe.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Lê Hữu Trác (1724 – 1791), Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, Quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (Nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
-Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy ngề thuốc để truyền bá y học.
- Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ 
2.Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô)
-Hoàn thành vào năm 1783
-Nội dung: (SGK)
3.Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”
-Nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: GV yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích
b.Dặn dò: Soạn bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 02
Ngày soạn: 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích 
3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu VB
+Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
GV: -Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, đầy quyền uy của nhà chúa
Dẫn chứng : SGK
-Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: (SGK)
+Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa?
GV: Tất cả những thứ sơn son thiếp vàng, sập vàng gác tía, nhà cao cửa rộng, hương hoa thơm nức, đèn đuốc lấp lánh ..chỉ là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì nhơ bẩn ở bên trong. Những thứ đó qua cái nhìn của một ông già áo vải, quê mùa tự nó phơi bày tất cả. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền quý cao sang. Ông khinh thường tất cả.
+Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán được miêu tả như thế nào?
GV: -Thế tử Cán được miêu tả bằng cái nhìn của một vị lang y tài giỏi bắt mạch, chẩn bệnh. Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan.
Chú ý trong đơn thuốc: “Sáu mạch tế sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương nên âm hỏa đi càn. Vì vậy bên ngoài thì thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù trong thì trống”. Phải chăng cuyộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng
+Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho Thế tử Cán? Em có suy nghĩ gì về thái độ và phẩm chất ấy?
+Bút pháp kí sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào? Hãy phân tích những nét đặc sắc đó.
Hoạt động 4:
Hướng dẫn học sinh tổng kết 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
-Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày:
 HS đọc phần ghi nhớ SGK
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả:
-Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh với những nghi lễ, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
-Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúavà không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
2.Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác:
a. Thế tử Cán:
-Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng
-Biết khen người giữ phép tắc “Ông này lạy khéo”
-Đứng dậy cởi áo thì: “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gầy gò nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức mạch bị tế sác âm dương đều bị tổn hại”
b. Lê Hữu Trác:
- Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm
-Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
3.Nghệ thuật kí sự:
-Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc
III.Tổng kết:
 (Phần ghi nhớ SGK) 
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: GV yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích
b.Dặn dò: Soạn bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 03
Ngày soạn:20.08
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân
2.Kỹ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung
3.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Dẫn nhập bài mới: 
 Cha ông ta khi dạy con cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng câu ca dao:
 “Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học : “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục I.Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục I của SGK
-Gọi HS đọc phần I/SGK
-Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng còn được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục II.Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân 
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục II của SGK
-Gọi HS đọc phần II/SGK
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh Luyện tập
1.Bài tập 1/ SGK 13
-Gọi HS đọc BT 1/SGK 13
2.Bài tập 2/SGK 13:
-Gọi HS đọc BT 2/SGK 13
-HS đọc mục I trong SGK và xác đ ... ớc tha thiết và ngấm ngầm trong tình yêu tiếng mẹ đẻ thân thương và thiêng liêng.
->Đólà mong ước và niềm tin của một bộ phận không nhỏ của thê shệ trẻ Việt Nam nhữngnăm 1930-1945.
2.Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
a.Tính khoa học:
-Hệ thống luận điểm. Chính xác
mớimẻ sâu sắc, được sắp xếp mạch lạc.
-Dẫn chứng chọn lọc. Lập luận chặt chẽ màuyển chuyển, đầy sức thuyết phục 
-Sử dụng biện pháp đối chiếu, so sánh các cấp độ phù hợp, hiệu quả
-nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở tầm sâu rộng, tinh tế, nhiều mặt cá nhân và xã hội, thời đại, văn học và hiện thực, chủ quan và khách quan, một cái nhìn vận động lôgích vàbiẹn chứng, khách quan.
b.Tính nghệ thuật:
-Lời văn thấm đẫm cảm xúc, giọng điệu thay đổilinh hoạt, giọng của người trong cuộc, giãi bày chia sẻ đồng cảm (ta, chúng ta)
-Nhiều hình ảnh cụ thể gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng: gửi cả. Yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui, dồn tình yêu quê hương, chưa bao giờ như bây giờ, nao nao trong hồn
-Tình cảm, cảm xúc thành thực, nồngnhiệt gây truyền cảm, đồng cảm cao
-Văn nghị luận phê bình nhưng không hề khô khan, cứngnhăc smà êm ả, ngọt ngào, dịu dàng, hấp dẫn như một bài thơ bằng văn xuôi vềthơ mới.
-Từng đoạn, từng câu, từ đầu đến cuối tác giả đều giữ được sự kết hợp cân đối, hài hòa tính chất trên tạo nên chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp say người và sức cuốn hút lâu bề của Một thời đại thi nói chung và đoạn đi tìm tinh thần cuat thơ mới nói riêng
III.Tổng kết ghi nhớ SGK
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: 
b.Dặn dò: 
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 108
Ngày soạn: 
Phong cách ngôn ngữ chính luận (t2)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
-Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
-Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại diễn giảng, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt vàđặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
-Gv gọi HS đọcphần II.SGK
-Cho biết phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận
-PCNNCL có mấy đặc trưng cơ bản?Là những đặc trưngnào?
-Từ nhữngnhận xét về ngôn ngữ chính luận có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của PCNNCL
GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK
-HS đọcphần II.SGK
-HS trình bày
-HS đọc ghi nhớ SGK
II.Các phươngtiện diễn đạt vàđặc trưng của PCNN chính luận:
1.Các phương tiện diễn đạt:
a.Từ ngữ:
-Sử dụng vốn từ ngữ toàn dân, thông dụng có tính phổ cập cao. Đồng thời VB Chính luận còn sử dụng một hệ thống từ ngữ chuyên dùng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế khoa học
b.Ngữ pháp:
-Câu văn có cấu trúc chặt chẽ, thể hiện một trình độ luận lí nhất định.Câu có thể dài hoặc ngắn nhưng thường trong sáng, rõ nghĩa
-Thường dùng nhữngcâu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, cho nên, vì lẽ đó
c.Biện pháp tu từ:
- Các biện pháp tu từ được dùng có mức độ, có tác dụng giúp cho lí lẽ và các lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng ức thuyết phục.
2.Các đặc trưng cơ bản:
a.Tính công khai về quan điểm chính trị
b.Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
c.Tính truyền cảm, thuyết phục 
II.Luyện tập:
1.bài tập 1:
-Lặp từ vựng: Ai có Ai códùng dùng
-Lặp mô hình câu: A có B, B có C
-Liệt kê: súng , gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc
2.Bài tập số 2:
Mở bài: Dẫn lại câu nói
Thân bài:
-Luận cứ:
a.HS nói riêng, tuổi trẻ nói chung bao giờ cũng là chủ nhân của tương lai đất nước
b.Muốn làm chủ đất nước trong tương lai thì phảicó tri thức, muốn có tri thức thì phải học tập tốt
-Luận chứng:
a.Dẫn chứng trong các cuộc kháng chiến
b.Dẫn chứng trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống
c. Dẫn chứng trong các cuộc thi quốc tế
Kết bài:
Sứ mệnh vinh quang và nặng nề của thế hệ trẻ đối với đất nước.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Bài tập đã thực hành
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài :Một số thể loại văn học: kí, nghị luận.
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 109
Ngày soạn 
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
-Hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại VH: kịch, nghị luận
-Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc hiểu các thể loại VH trong chương trình ngữ văn phổ thông
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại diễn giảng, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại Kịch
-Gv gọi HS đọc phần I.SGK
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Khái lược về văn nghị luận
-HS đọcphần I.SGK
-HS trình bày
-HS đọcphần II.SGK
-HS trình bày
I.Khái lược về kịch:
1.Khái niệm
-Kịch là một loại nghệ thuật tổng hợp. Trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn, diễn viên
2.Đặc trưng chủ yếu của kịch:
-Xung đột phản ánh tập trung xung đột của đời sống
-Nhân vật kịch thực hiện hành động kịch trong cốt truyện tập trung, cô đọng
-Ngôn ngữ kịch –lời thoại trực tiếp khắc họa tính cách nhân vật, có tính hành động và khẩu ngữ cao.
2.Bố cục và phân loại kịch:
a.Bố cục:
 Vở kịch
Màn(Hồi)1 Màn(Hồi)2 Màn(Hồi)3
Lớp(cảnh)1 Lớp(cảnh2 Lớp(cảnh)3
b.Phân loại kịch:
-Căn cứ vào tính truyền thốnghay hiện đại, có tác giả hay sáng tác tập thể có: kịch truyền thống dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại
-căn cứ vào tính chất và cách giải quyết mâu thuẫn xung đột kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch (SGK)
-Căn cứ vào hình thức ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói vũ kịch, kịch câm, kịch truyền hình
3.Đọc hiểu kịch bản VH trong nhà trường (SGK)
II.Khái lược về văn nghị luận 
-Nghị luận là thể loại VH bàn luận về một vấn đề, bằng phán đoán lập luận, chứng cứ nhằm tranh luận, thuyêt sphục bác bỏ, khẳng định, phủ nhận.Tóm lại là giải quyết vấn đề 
*Giá trị của bài văn nghị luận trước hết là:
-Tính đúng đắn sâu sắc, mới mẻ cần thiết của vấn đề và những ý kiến, luận điểm của người viết đưa ra
-Nghệ thuật trình bày sắc bén, thuyết phục
-Ngôn ngữ trình bày chính xác, chặt chẽ rõ ràng và giàu hình ảnh biểu cảm 
2.Phân loại văn nghị luận : SGK)
III.Luyện tập:
Bài tập 2SGK:
Trong toàn vở kịch: đólà xung đột giữa tình yêu của hai người và sự cản trở (dựa trren thù hận của hai dòng họ Capiulét và Mônta ghiu)
-Trong đoạn trích : tình yêu trong sáng, mê say và mãnh liệt của hai người bất chấp và vượt lên thù hận giữa hai dòng họ. Rômêô say mê Giuliét và ngượclại, chỉ băn khoăn không biết chàng có vượt qua được sự cản trở của gia đình và dòng họ hay không.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Bài tập đã thực hành
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài :
E.Rút kinh nghiệm:
Tiết 110
Ngày soạn 
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại diễn giảng, gợi mở.
C.Chuẩn bị của Thầy và trò:
1.Giáo viên: Soạn giáo án 
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà
D.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2..Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại Kịch
-Gv gọi HS đọc phần I.SGK
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Khái lược về văn nghị luận
-HS đọcphần I.SGK
-HS trình bày
-HS đọcphần I.SGK
-HS trình bày
I.Khái lược về kịch:
1.Khái niệm
-Kịch là một loại nghệ thuật tổng hợp. Trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn, diễn viên
2.Đặc trưng chủ yếu của kịch:
-Xung đột phản ánh tập trung xung đột của đời sống
-Nhân vật kịch thực hiện hành động kịch trong cốt truyện tập trung, cô đọng
-Ngôn ngữ kịch –lời thoại trực tiếp khắc họa tính cách nhân vật, có tính hành động và khẩu ngữ cao.
2.Bố cục và phân loại kịch:
a.Bố cục:
 Vở kịch
Màn(Hồi)1 Màn(Hồi)2 Màn(Hồi)3
Lớp(cảnh)1 Lớp(cảnh2 Lớp(cảnh)3
b.Phân loại kịch:
-Căn cứ vào tính truyền thốnghay hiện đại, có tác giả hay sáng tác tập thể có: kịch truyền thống dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại
-căn cứ vào tính chất và cách giải quyết mâu thuẫn xung đột kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch (SGK)
-Căn cứ vào hình thức ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói vũ kịch, kịch câm, kịch truyền hình
3.Đọc hiểu kịch bản VH trong nhà trường (SGK)
II.Khái lược về văn nghị luận 
-Nghị luận là thể loại VH bàn luận về một vấn đề, bằng phán đoán lập luận, chứng cứ nhằm tranh luận, thuyêt sphục bác bỏ, khẳng định, phủ nhận.Tóm lại là giải quyết vấn đề 
*Giá trị của bài văn nghị luận trước hết là:
-Tính đúng đắn sâu sắc, mới mẻ cần thiết của vấn đề và những ý kiến, luận điểm của người viết đưa ra
-Nghệ thuật trình bày sắc bén, thuyết phục
-Ngôn ngữ trình bày chính xác, chặt chẽ rõ ràng và giàu hình ảnh biểu cảm 
2.Phân loại văn nghị luận : SGK)
III.Luyện tập:
Bài tập 2SGK:
Trong toàn vở kịch: đólà xung đột giữa tình yêu của hai người và sự cản trở (dựa trren thù hận của hai dòng họ Capiulét và Mônta ghiu)
-Trong đoạn trích : tình yêu trong sáng, mê say và mãnh liệt của hai người bất chấp và vượt lên thù hận giữa hai dòng họ. Rômêô say mê Giuliét và ngượclại, chỉ băn khoăn không biết chàng có vượt qua được sự cản trở của gia đình và dòng họ hay không.
4.Củng cố – Dặn dò: 
a.Củng cố: Bài tập đã thực hành
b.Dặn dò: Chuẩn bị bài :
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 11 da chinh theo PPCT moi.doc