Giáo án Ngữ văn 11 năm 2008 - Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Giáo án Ngữ văn 11 năm 2008 - Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

C. Mục đích- yêu cầu:

1. Ôn tập, củng cố kiến thức về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

2. Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, phân tích tác phẩm.

D. Chuẩn bị:

- GV: soạn hệ thống câu hỏi ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng; tham khảo các đề bài về tác phẩm HĐT.

- HS: đọc kĩ lại tác phẩm, thuộc dẫn chứng tiêu biểu, ôn lại bài giảng và các đề đã được ôn tập và rèn kĩ năng về tác phẩm (lớp 11).

E. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, anh (chị) hiểu gì về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng?

Yêu cầu: từ nội dung, nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của truyện ngắn này, HS cần chỉ ra một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật của NT trước CM như: viết về cái đẹp của một thời vang bóng, nhân vật tài hoa nghệ sĩ tập trung ở 1 lớp người đặc tuyển, kiến thức tài hoa, uyên bác, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại.

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1882Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 năm 2008 - Hai đứa trẻ (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Ngày soạn: 03 - 03 - 2008
B. Ôn luyện: 
hai đứa trẻ
(Thạch lam)
Thời gian: 3 tiết
C. Mục đích- yêu cầu:
1. Ôn tập, củng cố kiến thức về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
2. Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, phân tích tác phẩm.
D. Chuẩn bị:
- GV: soạn hệ thống câu hỏi ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng; tham khảo các đề bài về tác phẩm HĐT.
- HS: đọc kĩ lại tác phẩm, thuộc dẫn chứng tiêu biểu, ôn lại bài giảng và các đề đã được ôn tập và rèn kĩ năng về tác phẩm (lớp 11).
E. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi:
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, anh (chị) hiểu gì về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng?
Yêu cầu: từ nội dung, nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của truyện ngắn này, HS cần chỉ ra một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật của NT trước CM như: viết về cái đẹp của một thời vang bóng, nhân vật tài hoa nghệ sĩ tập trung ở 1 lớp người đặc tuyển, kiến thức tài hoa, uyên bác, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại...
3. Ôn luyện:
Kĩ năng cần rèn
Nội dung
 Lập dàn ý chi tiết
Tìm ý và phân tích một chi tiết nghệ thuật
- HS liệt kê các chi tiết mêu tả thiên nhiên, đời sống và phân tích, nhận xét về nghệ thuật miểu tả
HS xác định yêu cầu của đề, thảo luận câu hỏi đặt ra ở đề bài và bày tỏ ý kiến của mình qua dàn ý.
HS trình bày dàn ý trước lớp.
GV gợi ý:
HS lập dàn ý, thuyết trình.
GV nhận xét, đánh giá, định hướng và đặc biệt nhấn mạnh kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật.
HS chọn phân tích tâm trạng Liên trong một đoạn văn (thời gian: 30 phút) - rèn kĩ năng diễn đạt
* Đề 1: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ?
Gợi ý:
Giới thiệu về Thạch Lam; đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam; truyện HĐT và yêu cầu của đề.
Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
- Truyện trữ tình ( truyện không có chuyện) chỉ qua hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật 
- Cấu tứ như một bài thơ trữ tình, mỗi phần giống như một đoạn thơ, các chi tiết được tổ chức nhằm diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, điêu luyện, giàu hình ảnh, nhạc điệu và sức gợi có khả năng diễn tả chính xác thế giới nội tâm của nhân vật.
* Đề 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên và đời sống trong tác phẩm Hai đứa trẻ?
Gợi ý:
Giới thiệu về tác giả; Truyện HĐT tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của TL đã miêu tả một cách đầy ám ảnh bức tranh đời sống ở phố huyện nghèo lúc chiều tối và tâm trạng đợi tàu của HĐT. Qua tác phẩm ta thấy được độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của TL.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
- Thiên nhiên hiện lên qua các hình ảnh và màu sắc: hoàng hôn đỏ rực, dãy tre làng sẫm lại, ngàn sao lấp lánh, đôm đóm nhấp nháy, bóng tối thăm thẳm, dày đặc; qua âm thanh: tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng khe khẽ rụng từng loạt...; qua mùi vị: mùi quen thuộc của cát bụi, mùi riêng của đất , của quê hương này...
- Nghệ thuật miêu tả:
 + Đặt thiên nhiên dưới con mắt quan sát của Liên - một đứa trẻ với những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn mới lớn đầy nhạy cảm, gắn bó tha thiết với quê hương
+ Câu văn có nhịp điệu như thơ
+ Hình ảnh bóng tối được láy đi láy lại nhưi một môtip nghệ thuật đầy sức ám ảnh.
+ Âm thanh, màu sắc, mùi vị khéo hoà hợp với nhau
Nghệ thuật miêu tả bức tranh đời sống:
- Các hình ảnh và hoạt động:
những người bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện, mấy đứa bé nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh nứa, thanh tre, chõng nước tồi tàn của mẹ con chị Tí, gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác Xẩm, cừa hàng tạp hoá nhỏ xíu của chị em Liên...
- Nghệ thuật miêu tả:
+ Ngòi bút tả chân sắc sảo gần với các nhà văn hiện thực phê phán.
+ Tập hợp một loạt các chi tiết tương đồng gợi không khí tàn tạ (ngày tàn, chợ tàn, kiếp người tàn)
+ Dựng lên những mẩu đối thoại vẩn vơ
+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa cái mênh mông của bóng tối với vùng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn
+ Chú ý làm rõ trạng thái tâm hồn nhân vật
Đánh giá: Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của TL, qua cảnh lộ ra trạng thái tâm hồn nhân vật và tình cảm của nhà văn đối với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh trong XH cũ.
* Đề 3: Giữa cuộc sống hiện đại xô bồ, ồn ã của ngày hôm nay, câu chuyện về hai đứa trẻ đêm đêm cố thức để đợi một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện còn đủ sức hấp dẫn đối với anh (chị) hay không?
Gợi ý:
Tác phẩm vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay vì: qua cảnh đợi tàu, TL gửi gắm nhiều điều thú vị và có ý nghĩa đối với chúng ta trong XH hiện đại này:
- Lòng cảm thương, xót thương vô hạn trước những kiếp sống lụi tàn 
- Khát vọng bứt thoát khỏi cuộc sống tù đọng thường ngày, khao khát vươn tới một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Tác phẩm như một lời khẳng định: tâm hồn mỗi con người dù là người cùng khổ nhất vẫn luôn là một thế giới bí ẩn mà phong phú mà người nghệ sĩ cần khám phá.
- Tác phẩm như một lời thông điệp: hãy quan tâm đến trẻ thơ, đừng để tâm hồn chúng lụi tàn.
* Đề 4: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên .
Gợi ý:
Truyện được chia làm 3 đoạn gắn với nhau theo lôgic tâm trạng Liên:
- Đoạn 1:
Tâm trạng Liên trước cảnh chiều muộn nơi phố huyện: 
+ Cảnh ngày tàn, trống thu không, phương Tây đỏ rực như lửa cháy. Nhìn xuống đất là cảnh chợ tàn, cuối cùng là cảnh cụ Thi điên đi lần vào bóng tối càng tô đậm thêm cảnh sống tàn lụi, bế tắc nơi phố huyện nghèo.
+ Tâm trạng Liên: buồn man mác; gắn bó với quê hương, thương trẻ con nhà nghèo, nhân hậu với cụ Thi
- Đoạn 2: Tâm trạng buồn chán của Liên truớc những cảnh đời tối tăm, quẩn quanh, đơn điệu của những cư dân nơi phố huyện: 
+ Cuộc sống lặp lại buồn tẻ, những kiếp người cơ cực, lầm than không bao giờ biết đến hạnh phúc và ánh sáng
+ Liên cảm nhận cuộc sống với sự nhạy cảm, tinh tế, đồng cảm với số phận con người.
- Đoạn 3: Tâm trạng đợi tàu: náo nức đợi chờ -> khát vọng bứt thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, gợi kí ức về tuổi thơ đẹp đẽ...
Đoàn tàu qua nhanh, nỗi buồn lại trở về cùng bóng tối...
Qua tâm trạng Liên, TL muốn nói với người đọc:
- Xót thương, đồng cảm với số phận con người
- Trân trọng ước mơ của họ
- Kêu gọi hãy bảo vệ tâm hồn trẻ thơ
3. Đặc sắc nghệ thuật văn TL: 
- Đi sâu diễn tả đời sống tâm hồn mong manh, tinh tế của con người
- Ngôn ngữ giàu chất thơ và sức gợi
* Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Nắm được cách giải quyết các đề bài đã cho
- Tham khảo các bài viết về tác giả và truyện ngắn HĐT
- Khuyến khích HS chọn các đề để viết thành bài hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_10_Hai_dua_tre.doc