THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
TIẾT 99
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
- Nắm được cách bình luận
- Thấy được: học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiên đại rất cần phải có.
B/ Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án Trò: Soạn bài
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
HĐ 2: Giới thiệu bài mới
HĐ 3: Bài mới
NS: 17/3/09 LV NG: 19/3/09 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN TIẾT 99 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận - Nắm được cách bình luận - Thấy được: học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiên đại rất cần phải có. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án Trò: Soạn bài C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Kiểm tra bài cũ HĐ 2: Giới thiệu bài mới HĐ 3: Bài mới Hoạt động của Thầy HĐ của trò Nội dung kiến thức ? Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận ( Bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao...)Theo anh chị bình luận trong những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì? Bình luận là sự trao đổi bàn luận, đưa ý kiến đánh giá nhận xét của bản thân về một vấn đề hay sự kiện thời sự hay thể thao, hay quân sự. Người ta có thể giải thích bóng đá cho một người chưa biết chưa hiểu bóng đá nhưng người ta không thể bình luận bóng đá với một người không biết không hiểu gì về bóng đá. Bình luận bóng đá không phải nhằm dẫn dắt người nghe từ chỗ chưa biết đến chỗ biết từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu( đây là nhiệm vụ của GT)Bình luận là khi chưa có những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận mà mình tự thấy là xác đáng, mới mẻ, thì mình đưa ý kiến nhận định của mình về trận đấu bóng đá đó. -> tóm lại chỉ có thể bình luận với những người đã hiểu về vấn đề, đồng thời phải đưa ra được những ý kiến mới mẻ, mới có sức hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu nhận thức của người nghe. NL2:Xin lập khoa luật - NTT ? Câu hỏi a/SGK/71 Trong đoạn trích đó tác giả có đưa ra nhận định đánh giá đúng- sai, hay-dở: Đúng: Bất luận là quan hay dân đều phải học luật vì luật gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh cả tam cương ngũ thường cho đne việc hành chính của sáu bộ. Quan theo luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn Luật không chỉ tốt cho việc cai trị mà còn là cái đạo đức cao nhất:chí công vô tư, là đức trời. Sai: Các nhà nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt có làm cũng chẳng được ai thưởng, bởi vậy chưa thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt. Có những nhà Nho suốt đời đọc sách mà cử chỉ, cách ứng sử của họ chẳng bằng những người dân quê mùa chất phác. Tác giả còn mở rộng vấn đề luật không chỉ tốt cho việc cai trị mà là đạo đức cao nhất, đức chí công vô tư. -> Do vậy nhất thiết phải lập khoa luật. ? Câu hỏib/ SGK/71 Không ? Câu hỏi c/SGK/71 Có vì trong đoạn trích tác giả đã có cuộc tranh biện chỉ ra cái đúng cái sai cái hay cái dở khi có luật và không có luật. Đây không phải là đoạn giải thích hay chứng minh mặc dù có những yếu tố đó. Đó là đoạn bình luận vì tác giả đã có ý thức tranh biện và đưa ra ý kiến của mình và đó là ý kiến hết sức mới mẻ lúc bấy giờ. ?Câu hỏi 3/SGK/71 sự bình luận chỉ được coi là thành công khi cá ý kiến đánh giá bàn luận trong đó thực sự thuyết phục, lôi cuốn được người nghe. Muốn thế thì người bình luận không thể không nắm vững cách tổ chức luận cứ, luận điểm nhằm đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra. ? Câu hỏi 4/SGK Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh dân chủ; mọi người đều có quyền và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề trong xã hội các quan điểm ý kiến có tinh thần xây dựng đều được trân trọng và khuyến khích.Con người trong một thời đại như thế phải dám và phải có khả năng tham gia bình luận, trở thành người có ích cho cuộc sống. ? Từ sự phân tích trên em hãy cho biết mục đích của lập luận bình luận là gì? Từ ngữ liệu đã phân tích trên các em hãy cho biết bình luận có mấy bước? Gồm những bước nhau? ? Bình luận yêu cầu phải nêu rõ thái độ và sự đánh giá của con người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Nhưng có nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng(vđề) cần bình luận không? Vì sao? Có phải nêu hiện tượng vấn đề. vì nếu không nêu vấn đề thì người nghe không biết là mình đang bình luận về cái gì. ? Câu hỏi b? Thảo luận câu hỏi SGK/72 ba phút? Có mấy cách bàn về hiện tượng( vấn đề) cần bình luận? Yêu cầu Hs đọc to bài tập 1/73 Xác định yêu cầu của bài tập 1? Bình luận là sự kết hợp của hai thao tác lập luận GT, CM. Theo em có đúng không? HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL I/ Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận 1, NL MĐ: là đánh giá và bàn luận để đưa ra ý kiến phải- trái, đúng- sai; hay- dở về các vấn đề trong đời sống XH và văn học. Yêu cầu: + Trình bày rõ ràng trung thực vấn đề được bình luận. + Lập luận để khẳng định được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn, phù hợp với thực tế đời sống hoặc quy luật văn chương. + Bàn bạc để mở rộng xung quanh vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục. II/ Cách bình luận 1, Ngữ liệu 2, Kết luận Bước 1: Nêu hiện tượng( vấn đề)cần bình luận Vẫn đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận. Bước 2: Đánh giá hiện tượng vấn đề cần bình luận Có ba cách đánh giá:SGK/72 Bước 3: bàn về hiện tượng( vấn đề)cần bình luận Có ba cách bàn luận về vấn đề/SGK/72 Ghi nhớ/ SGK/73 Luyện tập Bài tập 1 Bình luận không phải là giải thích, không để chứng cũng không phải là giải thích và chứng minh cộng lại. Sự khác nhau là ở mục đích. Mục đích của GT là giúp người nghe hiểu nhận định được nêu, còn mục đích của chứng minh là giúp họ tin rằng nhận định ấy có căn cứ trong sự thật. Sự giải thích do đó phải hướng vào những người chưa hiểu còn chứng minh lại hướng vào những người còn chưa rõ, chưa tin . trong khi bình luận lại giúp người đọc người nghe đánh giá hiện tượng được chính xác, toàn diện và công bằng và bàn luận cùng họ những ý nghĩa sâu rộng hơn HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà - HS cần nắm được các bước bình luận - Làm nốt bài tập 2 - Tiết sau chuẩn bị: Về luân lí XH của nước ta.
Tài liệu đính kèm: