Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận phân tích

TIẾT 16 Làm văn

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Củng cố và nâng cao kiến thức về thao tác lập luận phân tích

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một vấn đề chính trị XH hoặc văn học.

B. Chuẩn bị

 Thầy: soạn gióa án, bảng phụ. Trò: ôn kthức, làm bài tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 ? Em hãy cho biết cách phân tích trong thao tác lập luận phân tích.

 HĐ 2: Giới thiệu bài mới

 Trong tiết học trước các em đã được học về lí thuyết thao tác lập luận phân tích. Tiết học này cô cùng các em rèn luyện và củng cố kiến thức thông qua những bài tập và đề cụ thể.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4298Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 16 Làm văn
NS: 20/9/08 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
NG: 25/9/08
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Củng cố và nâng cao kiến thức về thao tác lập luận phân tích
Rèn luyện kĩ năng phân tích một vấn đề chính trị XH hoặc văn học.
Chuẩn bị
 Thầy: soạn gióa án, bảng phụ. Trò: ôn kthức, làm bài tập
Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy cho biết cách phân tích trong thao tác lập luận phân tích.
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
 Trong tiết học trước các em đã được học về lí thuyết thao tác lập luận phân tích. Tiết học này cô cùng các em rèn luyện và củng cố kiến thức thông qua những bài tập và đề cụ thể.
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Yêu cầu HS đọc đề bài 1/SGK/43?
? Em hãy cho biết những yêu cầu của đề bài trên?
? Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn của GV các em chia nhóm thảo luận dàn ý cho đề bài trên. Thời gian thảo luận 7 phút.
-Hết thời gian thảo luận các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình sau khi đã treo bảng phụ.
Các em có thể bổ sung thêm ý kiến nếu có
GV so sánh giữa các nhóm và nhận xét, sau đó treo bảng phụ có dàn ý đã chuẩn bị sẵn để học sinh so sánh.
? Em hãy chon một ý trong dàn bài trên và viết một đoạn văn hoàn chỉnh?
Thời gian viết: 7 phút
Hết thời gian học sinh trình bày đoạn văn của mình?( Gọi 2-3 em trình bày)
Gv nhận xét và có thể đọc một đoạn văn mẫu
Đề 2 Hs làm tương tự như đề 1 và về nhà làm đề 2 tiết sau nộp lại cho GV.
? Qua việc lập dàn ý và viết đoạn cho đề 1 trên em rút ra được bài học gì?
HS đọc
HSTL
Các nhóm học sinh thảo luận 
HS treo bảng phụ
HS theo dõi và so sánh
HS viết đoạn văn
HS trình bày
HSTL
I.Đề bài
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.
II. Phân tích đề
 1, Kiểu bài: NLXH
 2, Nội dung: ả/h của thái độ tự ti và tự phụ.
 3, PVKT: trong học tập và công tác
 4, Thao tác LL: phân tích
III. Lập dàn ý
Mở bài
-Trong XH có đa dạng kiểu người khác nhau. Ngay trong một con người cũng có nhiều phẩm chất, thái độ ứng sử khác nhau nhiều khi trái ngược nhau như thái độ tự ti và tự phụ. Cả hai thái độ này đều có ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.
B. Thân bài
 1, Giải thích khái niệm
 Tự ti: tự đánh giá thấp khả năng của bản thân nên thiếu tự tin.( phân biệt với khiêm tốn)
 Tự phụ: tự đánh giá quá cao khả năng, năng lực, thành tích của bản thân nên coi thường người khác.( phân biệt với tự tin)
2, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti và tự phụ.
 a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti
 + Không tin tưởng vào năng lực sự hiểu biết của bản thân.
 + Nhút nhát, dụt dè tránh né công việc được giao hoặc không dám trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể.
 + Sống khép mình, xa lánh mọi người.
=> Tác hại của tự ti thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong công việc( DC: bài tập khó không làm được nhưng không dám hỏi ai sợ mọi người chê cười, nên không làm lâu dần hổng kiến thức, Cấp trên giao cho công việc nhưng sợ khó từ chối, làm mất lòng tin của mọi người đễ bị đào thải)
 b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ của tự phụ
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Đánh giá cao thành tích bản thân mỗi khi hoàn thành. Do vậy thường tỏ thái độ coi thường người khác.
Tác hại: Bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.
Tự mãn với bản thân nên không có chí tiến thủ
3, Xác định thái độ sống hợp lí.
Phải biết đánh giá đúng mức bản thân để phát huy được hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.
Biết sống hòa đồng với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến của mọi người để nhận ra những điểm yếu và khắc phục.
C. Kết bài
 Tự ti và tự phụ đều mang lại tác hại cho con người nên cần dứt khoát từ bỏ và xác định lối sống tự tin khiêm tốn
Đoạn văn
Tự ti là đánh giá thấp khả năng năng lực của bản thân nên thiếu tự tin. Tự ti không phải là khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Trong tập thể lớp khi được giao nhiệm vụ mà không nhận vì cho là mình không làm được là tự ti. Tuy nhiên có người tự cho rằng mình có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ đó và nhận lời làm thì đó là khiêm tốn. Tự ti và khiêm tốn chỉ khác nhau ở cách tự đánh giá chính năng lực của bản thân nhưng hai thái độ đó lại dẫn tới hai kết quả hai cách nhìn người khác nhau. Vậy bạn chọn lựa cách sống nào? 
Thao tác lập luận là chia nhỏ vấn đề thành những yếu tố, những mặt khác nhau để xêm xét toàn diện vấn đề.
Ptích phải dựa vào những mối quan hệ nhất định. Kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 Nắm chắc cách phân tích.
 Làm tiếp bài tập 2 và soạn bài “ Lẽ ghét thương” – Nguyễn Đình Chiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 16.doc