Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Đọc văn:
Phan Bội Châu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu
-Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức : Giúp HS
- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng.
- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu.
Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Đọc văn: Phan Bội Châu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu -Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức : Giúp HS - Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng. - Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật 3.Thái độ : sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước - Đàm thoại, Phát vấn phát hiện khơi gợi cho học sinh phân tích và cảm thụ thơ Nôm Đường luật - Nêu vấn đề, học sinh trao đổi nhóm . D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới : Phan Bội Châu là 1 nhà cách mạng yêu nước đầu thế kỷ XX, đồng thời ông còn là 1 nhà thơ lớn. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY HS đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa GV : Trình bày những nét chính về cuộc đời Phan Bội Châu? Học sinh : Đọc và nêu ý chính. GV : Gọi học sinh nêu 1 số tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu? Nội dung thơ văn chủ yếu của Phan Bội Châu là gì ? tác dụng của những vần thơ ấy HS đọc một số bài thơ đã biết và nhận xét : Yêu nước, tuyên truyền HS trình bày hiểu biết về loại thơ văn tuyên truyền qua tri thức đọc hiểu GV giảng thêm về tác dụng những vần thơ ấy với thanh niên đương thời GV hướng dẫn HS chốt những nét chính về tác giả và tác phẩm GVG : Năm 1905 đỗ giải nguyên. Tuy ở Phan Bội Châu sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước của ông vẫn thiết tha cháy mãi muôn đời: 1925 bị Thực Dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải đưa về Hà Nội với án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, chúng giam lỏng ông ở Huế ® ra đời “Ôâng già Bến Ngự “ GV : Dựa vào kiến thức lịch sử và SGK nói về cảnh ngộ nước ta đầu thế kỷ XX và trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS dựa vào phần tiểu dẫn trả lời GV : Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì ? HS nêu chủ đề GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ : Đọc rõ ràng, giọng khẩu khí, hào hùng, sôi nổi thể hiện nhiệt huyết sôi sục của tác giả. HS : đọc, GV nhận xét, đọc lại. GV : Gọi HS đọc chú thích trong SGK, giải đáp những thắc mắc ( nếu có) của HS. * Tìm hiểu văn bản GV : Phan Bội Châu quan niệm như thế nào về chí làm trai? Làm chuyện lạ là làm gì ? HS : Làm nên chuyện lạ, phi thường GV : Quan niệm này có giống gì với các nhà nho đương thời? HS : Có nét gần gũi với NCT: “ Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” GVG : Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên ( Ca dao). Phan Bội Châu vừa khẳng định mình vừa đối thoại với tất cả những người làm trai. Câu thơ thể hiện quan niệm về chí làm trai giống của NCT nhưng có phần táo bạo vì dám đối mặt với trới đất, vượt lên trên công danh thương gắn với trung hiếu để vươn tới lí tưởng cao cả, thay đổi thời thế. GV: Ở hai câu thực, tác giả khẳng định vai trò của cá nhân trong lịch sử và xã hội như thế nào? HS : Phát biểu suy nghĩ ( cái tôi mạnh mẽ, trách nhiệm) GV : Thời gian trăm năm, muôn thuở có ý nghĩa gì ? Hãy liên hệ bản thân trong thời đại hiện nay ? HS : Làm rõ ý thức trách nhiệm cá nhân trước cuộc đời. GVG : Trong nền văn học phi ngã mà lại xuất hiện cái ngã , cái tôi sừng sững : Bất ngờ, mới.Tác giả rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử, tự ý thức về cái tôi của mình. Ông khẳng định một ý tưởng mới mẻ và vĩ đại mà NCT đã từng nói : Đã là núi sông GV : Trong hai câu thơ luận, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Phải chăng ông phủ nhận sách thánh hiền? HS: Quan niệm cao đẹp, chí làm trai gắn với hoàn cảnh đất nước. GVG : Tác giả không phủ nhận sách thánh hiền mà phủ định cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền (Đạo nho) Cách học ấy lạc hậu, không hợp thời, không tiến bộ ® Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ của Phan Bội Châu. GV : Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ được sử dụng trong 2 câu cuối ® ý nghĩa. HS : hình ảnh thơ đẹp, kỳ vĩ tráng lệ ( từ Hán Việt) ® khát vọng lớn lao. HS trao đổi theo bàn : Mong muốn của tác giả trong hai câu cuối là gì? Dựa và dịch nghĩa phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng “ Muôntheo” ? HS Trình bày nêu ý kiến sau khi thảo luận xong GV giảng : Phần dịch thơ chưa chuyển tải được hết vẻ đẹp của nguyên tác, ở phần dịch hình ảnh thơ êm ả như một cuộc đưa tiễn bình thường. Còn ở nguyên tác hình ảnh thơ đẹp, tạo nên một bức tranh hoành tráng hài hoà, con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao vút bay cao cùng ngọn gió lồng lộng giữa trời biển mênh mông GV tích hợp : theo em vì sao bài thơ có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX? HS lí giải GV : bài thơ có tác động đến bản thân em như thế nào ? GV tích hợp giáo dục sống có lí tưởng GV hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao HS nêu yêu cầu bài tập , xác định vấn đề , nêu ý kiến GV gợi mở hướng dẫn –HS rút ra vấn đề, nhận xét bổ sung GV chốt theo định hướng I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867 – 1940) Hiệu : Sào Nam, quê Nghệ An. - Là lãnh tụ của các phong trào Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội. - Là người có ý thức cách mạng từ rất sớm, với ông học hành, thi cử, đỗ đạt là để có trí thức và uy tín làm cách mạng. - Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX nhưng thành công nhất là thơ văn yêu nước, tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục bầu nhiệt huyết. - Tác phẩm chính : Hải ngoại, huyết thư, Trùng quang, tâm sử, Việt Nam vong quốc sử, Sào Nam thi tập 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác : - Sáng tác năm 1905 trong buổi chia tay với đồng chí, bạn bè trước lúc bí mật sang Nhật làm dấy lên phong trào Đông Du. b. Chủ đề : - Khẳng định chí làm trai. - Quyết tâm hăm hở và ý nghĩa lớn lao của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương tìm đường cứu nước. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – Hiểu một số từ ngữ khó -Đối chiếu phiên âm dịch nghĩa dịch thơ. 2. Tìm hiểu văn bản a . Hai câu đề : Quan niệm về trí làm trai - Làm trai : Lạ ( làm nên chuyện lạ) không thể sống tầm thường, làm nên sự nghiệp lớn lưu lại tiếng thơm muôn đời : Phải xoay chuyển được trời đất. - Há để càn khôn tự chuyển dời : Sống chủ động tích cực, làm chủ vũ trụ, chủ động xoay chuyển càn khôn. ® Câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa đối thoại : lẽ sống cao đẹp, tiến bộ đầy bản lĩnh. => Tư thế đẹp, khoẻ khoắn, tầm vóc lớn lao, thách thức càn khôn, vũ trụ bởi nhà thơ tin vào đức độ, tài năng của mình - Cảm hứng lý tưởng mới mẻ, táo bạo. b.Hai câu thực : Khẳng định vai trò cá nhân trong xã hội, lịch sử. * Vai trò bản thân : - Trăm năm : Đời người : thời gian hữu hạn. - Cần có tớ: ( nguyên văn : ngã : tôi ) : “ Cái tôi” hành động đầy trách nhiệm, sống là cống hiến cho đời. * Vai trò của mỗi người : - Muôn thuở : Hậu thế, đằng sau : thời gian vô hạn. - Há không ai : Câu hỏi tu từ. + Hỏi mình. + Hỏi người, hỏi thời đại. ® Khẳng định sẽ có người làm nên chuyện lạ xuất phát từ niềm tin vào dân tộc, cộng đồng. * Giọng thơ đĩnh đạc , hào hùng : khẳng định vai trò của cá nhân : Thúc giục lên đường. c.Hai câu luận : Bàn về sự sống – chết, vinh – nhục. - Non sông chết >< sống nhục - Thánh hiền không còn >< học cũng hoài.( Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan). ® NT đối lập : Tác giả gắn sự sống chết, công danh của bản thân, cá nhân với sự mất còn, vinh nhục của đất nước : Nhận thức sâu sắc, giọng văn chùng xuống : xót xa. * Thức tỉnh nhắc nhở mọi người quan tâm đến vận mệnh đất nước : Cứu nước® Tinh thần dân tộc cao độ. d.Hai câu kết : Tư thế hăm hở, quyết tâm cùa tác giả xuất dương cứu nước. - Phiên âm : “ Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” + Trường phong : ngọn gió dài . + Thiên trùng bạch lãng : Hàng ngàn đợt sóng bạc + Nhất tề nhi : Cùng bay lên ® Hình tượng hùng vĩ đẹp thơ mộng, lãng mạn, giọng thơ hào hùng, bay bổng. Þ Khát vọng lớn lao, tư thế quyết tâm, hăm hở của nhà cách mạng trong buổi đầu xuất dương cứu nước. III. Tổng kết : 1 . Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật bằng chữ hán, giọng thơ trang nghiêm đĩnh đại, hào hùng, mạmh mẽ, lôi cuốn. Nội dung : Bài thơ thể hiện một chí lớn phi thường : Không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước . Bài tập nâng cao : -Chí làm trai được nhân vật trữ tình khẳng định trên cơ sở : + Nhận thấy nó phù hợp với khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân + Phù hợp yêu cầu của đất nước, thời đại + là điều kiện cần thiết để kéo những kẻ bị cầm tù bởi nền học vấn cũ tìm hướng đi mới cho lịch sử -Quan niệm của PBC có nét giống quan niệm các nhà nho như NCT, PNLgắn liền mấy chữ công danh + Nét mới : Với ông điều quan trọng là khôi phục giang sơn đất nước , kẻ làm trai trước hết thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng Thứ hai là phải dứt khoát từ bỏ lối học cũ tìm hướng đi mới thực hiện hoài bão cứu dân cu1u nước IV. Hướng dẫn tự học -Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ ? - Khát vọng cao đẹp, tư thế hăm hở® vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng, người anh hùng ý thức rõ cái tôi trách nhiệm trước sự tồn ... nh niên thời kì Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (Tống biệt hành ) B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức : Giúp HS - Lòng yêu nước kín đáo và khát vọng lên đường của tác giả nói riêng và thế hệ thanh niên thời kì Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (Tống biệt hành ) 2. Kĩ năng : phân tích thơ trữ tình 3.Thái độ : yêu nước, sẵn sàng lên đường C. PHƯƠNG PHÁP Phát vấn phát hiện và tổng hợp kiến thức, diễn giảng, thảo luận nhóm C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra bài cũ Niềm thiết tha cuộc sống đến khắc khoải cuả nhà thơ Hàn Mặc Tử qua Đây thôn Vĩ Da 3. Bài mới : Viết không nhiều nhưng sáng tác nhiều nào cũng độc đáo mang dấu ấn riêng, nhắc đến TT là người ta nhắc đến Tống biệt hành HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Tìm hiểu chung HS đọc tiểu dẫn, tóm tắt những nét chính về tác giả Thâm Tâm GV nhấn mạnh những ý cần nhớ : Sinh ra trong gia đình nhà giáo nghèo 1938 lên HN vẽ tranh, làm thơ viết văn Sau CM tham gia hoạt động văn nghệ làm thư kí toà soạn báo vệ quốc quân GV: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? HS trình bày, nêu rõ nhan đề : bài hành về cảnh chia tay tiễn biệt . HĐọc hiểu văn bản HS đọc bài thơ giọng trầm hùng GV : có thể chia bố cục bài thơ như thế nào? HS chia 3 phần GV: Khung cảnh chia li được miêu tả như thế nào ở khổ thơ đầu ? Có gì đặc biệt ? Không gian ? Thơiø gian? Tâm trạng ? Những hình ảnh trong 4 câu đầu diễn tả tâm trạng gì? cuả ai? HS: trả lời GV: chốt ý nhấn mạnh nét riêng của Thâm Tâm qua dùng từ không, cách thể hiện lạ đầy ám ảnh hình ảnh con sóng lòng để diễn tả tâm trạng . Liên hệ ca dao: “ Hỡi cô chèo cô còn quẫy sóng lòng còn sao” GV: Li khách ở đây có gia cảnh như thế nào và bổn phận ra sao trước gia cảnh ấy ? Vì sao nhân vật này lại từ giã gia đình lên đường? HS: Trả lời GV liên hệ hình ảnh li khách gợi hình ảnh những tráng sĩ ra đi –Kinh Kha, chinh phu. GV: Một mặt li khách có thái độ dửng dưng , mặt khác li khách lại rất buồn. Vì sao ở li khách lại có tâm trạng mâu thuẫn như thế ? HS : Trả lời GV : nhận xét âm thanh vần điệu 4 câu thơ “ ta biếtsót” âm thanh vần điệu góp phần thể hiện tâm trạng gì cuả li khách? HS nhận xét nêu tác dụng GV: Chốt ý GV: Tâm trạng của người đưa tiễn như thế nào? HS phân tích nghệ thuật GV: Những câu thơ cuối cho thấy điều gì về người đi ? Nhận xét cách đặt câu lối so sánh và trật tự hình ảnh trong ba câu cuối “ Mẹ thàhơi rượu say” HS: Trả lời và Phân tích nội dung nghệ thuật ba câu trên GV: Nhận xét , chốt ý Điệp từ thà coi như một sự dằn lòng đầy xót xa, trớ trêu. Cách nói gân guốc của những người có chí khí , khát vọng lớn lao Hoạt động 3: tổng kết GV: Em hiểu li khách là người thế nào? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật này HS nêu cảm nhận I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Nguyễn Tuấn Trình ( 1917-1950) quê Hải Dương. -Thơ mang nét trần hùng bi tráng. 2. Tác phẩm - Thâm Tâm làm bài thơ này để tiễn một người bạn lên chiến khu. (khoảng năm 1941) - Thể hành : giọng thơ trầm hùng phù hợp với nỗi niềm được thể hiện II. Tìm hiểu văn bản 1. Bốn câu đầu : Khung cảnh chia tay -Đưa không đưa qua sông Bóng chiều không thắm .Điệp từ không -> Cảnh khôg xác định không cụ thể mơ hồ nhạt nnhoag - Sao có tiếng sóng .. + Sao đầy hoàng hôn Dùng không để nói có trong tình cảm của con người, câu hỏi tu từ, điệp từ trở đi trở lại , bằng trắc đan xen -> Cuộc chia tay diễn ra đầy xúc động tâm trạng nhớ mong bồi hồi bịn rịn lưu luyến, xao động triền miên cùng nỗi buồn mênh mang vời vợi 2.Hình tượng li khách + Tư thế : Một giã gia đình- dửng dưng tư thế đẹp : dứt khoát gạt tình riêng để ra đi + Thái độ : con đường nhỏ >< Chí nhớn chưa về bàn tay không-không trở lại- Mẹ già - đừng mong Hình ảnh đối lập : quyết tâm quyết chí ra đi không trở lại khi việc nghĩa chưa thành -> ý chí sắt đá Li khách được miêu tả như một đấng trượng phu ngang tàng ngạo nghễ. Tư thế kiêu hùng đầy lãng mạn -Tâm trạng người đi qua hồi tưởng cuả người tiễn : + ta biết người buồn Buồn, bồn chồn nhớ thương + Suy nghĩ về người thân: chị , em trai, em nhỏ, mẹ-> Tình cảm quyến luyến nhớ mong lo lắng cho người thân với bao trăn trở suy tư -> Bề ngoài tưởng dửng dưng nhưng bên trong nặng một tấm lòng với gia đình , có sự trăn trở trước sự níu kéo cuả người thân Người tiễn: Ngườithực Cảm xúc bàng hoàng sửng sốt hụt hẫng trong giờ phút chia tay - Ba câu cuối : “ Mẹ thà say” => Có sự giằng xé giữa bổn phận, tình cảm gia đình thiêng liêng và khát vọng lí tưởng, trách nhiệm lớn lao + Điệp ngữ thà coi như tạo nhiều cách hiểu -> Kiên quyết dứt khoát ra đi dù đó là lựa chọn đau đớn – chất bi tráng III. Tổng kết -bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp bi hùng cuả li khách, quyết tâm ra đi vì lí tưởng đằng sau là bao tính cảm bâng khuâng lưu luyến dành cho gia đình bạn bè -> Thế hệ thanh niên thời kì tổng khởi nghĩ III. Hướng dẫn tự học - Hình ảnh li khách trong bài thơ ? - Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ, hoàn thành BT. - -Chuẩn bị bài Tương tư cuả Nguyễn Bính E. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Đọc văn: A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của Nhật kí trong tù , từ đó hiểu thêm quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Hiểu và đánh giá được tập thơ ở những mặt cơ bản về nội dung , hình thức và phong cách nghệ thuật B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức : Giúp HS - Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của Nhật kí trong tù , từ đó hiểu thêm quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Hiểu và đánh giá được tập thơ ở những mặt cơ bản về nội dung , hình thức và phong cách nghệ thuật 2. Kĩ năng : Nhận xét đánh giá, khái quát tổng hợp 3.Thái độ : Kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, hiểu rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, thấy nhân cách cao cả , phẩm chất quý báu để học tập noi gương phấn đấu C.PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn phát vấn , phân tích dẫn chứng , thảo luận D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra bài cũ Bức tranh chiều xuân trong bài thơ hiện lên với những cảnh sắc như thế nào? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tập Nhật kí trong tù GV: Hoàn cảnh sáng tác của Nhật kí trong tù? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu tập thơ? HS. Dựa vào SGK , trình bày tóm tắt về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm GV:Tìm hiểu những thông tin chính về tập thơ ( quá trình sáng tác? Tập thơ có bao nhiêu bài ? Thể loại, đề tài chính?) Những thông tin này giúp ích gì cho việc hiểu nhà thơ và đọc hiểu tập thơ HS: Dựa vào SGK trả lời, lí giải GV: Nhấn mạnh hai đề tài chính + Phê phán những hiện tượng ngang trái trong xã hội và trong nhà tù Trung Quốc + Những nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật cuả tác phẩm GV: Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ . Điều ấy tạo ra cho tác phẩm những nội dung gì ? Nội dung ấy được diễn đạt bằng những bút pháp gì? Nêu dẫn chứng cụ thể. HS: Dựa và SGK trả lời GV: Chốt ý GV: Phân tích bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù? HS. Dựa vào SGK trả lời GV: Lấy thêm dẫn chứng ngoài SGK làm rõ hơn . GV: Ngươì ta nói thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù ? HS: Trả lời GV: Chốt ý Luyện tập GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập nâng cao. I. Hoàn cảnh ra đời của tập Nhật kí trong tù. - Dược sáng tác trong thời gian mười ba tháng bị giam cầm và giải qua giải lại gần 18 nhà tù của mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây Trung Quốc II. Một số điểm cần lưu ý về tập thơ * Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán -Xét thời gian: bốn tháng đầu : viết 103 bài, chín tháng sau : 31 bài - xét thể thơ : 126 bài thơ tứ tuyệt . 8 bài làm theo thể khác -Đề tài : bốn đề tài chính + Phê phán những hiện tượng ngang trái trong xã hội và trong nhà tù Trung Quốc + Những nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ + Những giãi bày về nhiệm vụ sang Trung Quốc vì mục đích cách mạng mà bị bắt oan + Những bài thơ thù tiếp - Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu vào năm 1960 III. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 1. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc - Bút pháp tả thực , phản ánh bộ mặt đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch + Bút pháp châm biếm sử dụng rộng rãi với nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau: Dẫn chứng : SGK - Bút pháp trữ tình , thể hiện bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh 2. Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh a. Một tấm gương nghị lực phi thường , một bản lĩnh vĩ đại , không gì có thể lung lạc được . -Bài Ngắm trăng, Đi Nam Ninh, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh b. Tầm lòng yêu nước thiết tha và khao khát tự do, thực chất là khao khát chiến đấu -Bốn tháng rồi, Không ngủ được, Đêm không ngủ c. Tâm hồn nghệ sĩ tài hoa , một trí tuệ linh hoạt và nhọn sắc , một mặt nhạy cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên và dễ xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm của con người . - Rút ra nhiều bài học về đấu tranh hay rèn luyện đạo đức + Học đan1h cờ, nghe tiếng giã gạo, d. Bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại cần lao-> lòng nhân đạo đến quên mình 3. Một tập thơ phong phú . đa dạng , độc đáo SGK * Bài tập nâng cao IV. Hướng dẫn tự học -Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù? - Học thuộc hoàn cảnh sáng tác , nắm được nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Chuẩn bị bài Chiều tối của Hồ Chí Minh E. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: