Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

TIẾT 17 Đọc văn

 LẼ GHÉT THƯƠNG

( Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.

- Rút ra bài học về đạo đức, tình cảm yêu ghét chính đáng.

B.Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 ? Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát của CBQ, phân tích hình ảnh con đường cát trong bốn câu thơ đầu?

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 7743Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17 Đọc văn
NS: 25/9/08 LẼ GHÉT THƯƠNG
NG: 27/9/08 ( Trích truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
Rút ra bài học về đạo đức, tình cảm yêu ghét chính đáng.
B.Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát của CBQ, phân tích hình ảnh con đường cát trong bốn câu thơ đầu?
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
 NĐC là một nhà thơ lớn của dtộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm tuyên truyền đạo lí làm người như truyện Lục Vân Tiên. Thông qua lời nhân vật ông Quán, NĐC thể hiện rõ quan điểm yêu ghét phân minh rạch tòi, trong sáng của mình.
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? SGK NV 9 Tập 1 đã giới thiệu tốm tắt tác phẩm, t/g. Riêng phần t/g các em sẽ tìm hiểu trong tiết học sau.
? Qua phần tiểu dẫn em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác truyện Lục Vân Tiên?
? Em hãy cho biết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật?
GV: truyện Nôm bác học có sự kết hợp giữa yếu tố thơ trữ tình và yếu tố tự sự( có nhân vật có cốt truyện, có diễn biến, phát triển, kết thúc) VB khác với truyện thơ dân gian, lưu truyền theo phương thức truyền miệng.
? Em hãy cho biết vị trí đoạn trích?
GV hướng dẫn cách đọc: Đọc chính xác, thể hiện roc giọng đối thoại của từng nhân vật. Đặc biệt là giọng ông Quán thể hiện tính cách bộc trực, thẳng thắn, dứt khoát.
? Yêu cầu HS xem phần chú thích cuối chân trang.
? Sáu câu thơ đầu thể hiện nội dung gì?
? Ông quán đã nói những gì?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng NT ntn?
? Qua lời đối đáp của ông Quán, em hiểu gì về ông? 
Ông Quán chính là sự hóa thân của tác giả, dựa vào cảm xúc của T/g em hãy giải thích câu “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ntn?
? Em có nhận xét gì về cách nói của ông Quán?
Cách nói lấp lửng nên VT chưa hiểu ông Quán thương gì và ghét gì?
? Vân Tiên đã hỏi gì ông Quán?
? T/g sd NT gì? Tác dụng ntn?
?Khái quát lại nội dung của sáu câu thơ đầu?
? Ông quán đã ghét những gì? Tìm chi tiết?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? tác dụng nghệ thuật ntn?
? Tìm những điểm chung giữa các đời vua trên?
? Ông Quán đã đứng trên quan điểm lập trường của ai mà ghét?
? mức độ ghét của ông Quán được thể hiện ở câu thơ nào?
? Muiwf bốn câu tiếp thể hiện nội dung gì?
? Ông Quán thương những ai? Vì sao mà thương?
? T/g sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng nghrệ thuật ntn?
? Theo em những người mà ông quán thương có điểm gì tương đồng với tác giả?
GV đh: Những người trên ít nhiều đồng cảnh với ông Quán và với NĐC. Là một nhà Nho ông Quán đã từng nuôi chí lập công danh sự nghiệp nhưng cuộc đời bát hạnh XH nhiễu nhương dẫn tới ông phải lui về ở ẩn.
? Cỏ sở của lẽ thương trong quan niệm của ông Quán là gì?
? Hai câu thơ kết thể hiện nội dung gì?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ntn?
? Qua phần phân tích trên em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích.
HSTL
HSTL
HSTL
HS đọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I. Đọc- tiếp xúc văn bản
 1. Tác phẩm truyện “ Lục Vân Tiên”
 a. Hoàn cảnh sáng tác
Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIXkhi ông đã bị mù về dạy học và chữa bệnh cho nd Gia Định.
 b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
 - ND: Xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác.
+ Đề cao tư tưởng nhân nghĩa.
+ Thể hiện lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, thấm đượm tình cảm yêu thương nhân ái.
- Giá trị về mặt nghệ thuật
+ Tác phẩm thuộc truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian( dung lượng đồ sộ: 2082 câu thơ)
+ Nhân vật được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ.
+ Ngôn ngữ bình dị, Nôm na, mang nhiều chất dân dã đời thường.
+ Truyện mang đậm đà sắc thái Nam Bộ
=> Tlại “ LVT” tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình đạo đức.
2. Văn bản “ Lẽ ghét thương”
 a. Vị trí đoạn trích
 + Trích trong tác phẩm “ LVT”.
 + Từ câu 473-504.năm ở phần đầu của tác phẩm.
 b. Đọc và giải thích từ khó.
4. Kết cấu
 3 phần: Câu 1-> câu 16 Đối đáp giữa ông Quán và Vân Tiên dẫn tới lẽ ghét của ông Quán.
 Câu 17-câu 30 lẽ thương của ông Quán.
 Hai câu kết thâu tóm ý của toàn đoạn.
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Phần một( 16 câu đầu) Cuộc đối đáp giữa ông Quán với Vân Tiên và dẫn tới lẽ ghét của ông Quán.
 a. Sáu câu thơ đầu: Cuộc đối đáp giữa ông Quán và Vân Tiên
 - Lời ông Quán:
 + Kinh sử đã từng. 
 + Coi rồi lại thấy lòng hằng xót xa.
 + Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
 NT: Đối Ghét>< Thương
- Ông Quán: không phải là một cái tên cụ thể, nhưng ông cũng giống như ông Tiều, ông Ngư, bà lão dệt vải, chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng để lại những tình cảm đẹp trong lòng người đọc.
- Ông Quán có dáng dấp nhà Nho ở ẩn, làu thông kinh sử, trải mọi việc đời, tính tình bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. 
 - “ Vì chưng.......thương” => nói quan hệ giữa thương và ghét. Thương là gốc. Chính vì thương nên ghét.
Lời của VTiên
+ Trong đục chưa tường.
+ Chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào.
NT: đối ( trong> < ghét)
 điệp Thương, ghét
-> VTiên muốn tìm hiểu cặn kẽ, rách ròi về lẽ ghét thương của ông Quán. Qua đó để ông quán có dịp bày tỏ quan điểm của mình.
 => Tlại sáu câu thơ đầu là lời đối đáp của ông quán và VT để ông quán có dịp bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên.
b. Mườicâu tiếp
Ông Quán ghét:
 + Việc tầm phào: chuyện vu vơ vô nghĩa.
 + đời Kiệt, Trụ: mê dâm
 + đời U, Lệ: đa đoan
 + đời Ngũ, Bá: phân vân
 + đời thúc quý: phân băng.
NT: Điệp từ: ghét, dân
 Liệt kê, sử dụng các điển tích
ND: Ông Quán thể hiện thái độ ghét đối với các đời vua trên.
Điểm chung của các đời vua trên:
+ ăn chơi hoang dâm vô độ.
+ gây nhiều chuyện sách nhiễu nhân dân.
+ Kéo bè kết cánh đánh lẫn nhau gây nên chiến tranh loạn li chia lìa.
=> Đó đều là những đời vua chúa bạo ngược không chăm lo cho đời sống của nd, khiến nhan dân phải chịu cực khổ lầm than.
+ dân sa hầm xảy hang
+ dân luống chịu lầm than
+ dân nhọc nhằn
+ lằng nhằng rối dân
-> Ông Quán đã đứng tên quan diểm lập trường của người dân mà ghét. Đồng thời ông cũng nói lên nỗi khổ của người dân ở các đời vua đó. Như vậy ông quán đã xuất phát từ quyền lợi của dân mà bình phẩm lịch sử.
Mức độ ghét: Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm.=> ghét sâu sắc mãnh liệt, ghét đến tận cùng cảm xúc.
Cách thể hiện mang đậm tính cách của nd Nam Bộ.
=>Tlại Mười sáu câu đầu sử dụng nghệ thuật liệt kê, điển tích nói lên quan điểm ghét sâu cay của ông Quán.
 2. Phần hai(14 câu tiếp): lẽ thương của ông Quán.
Ông thương:
+ Thầy Khổng Tử: đi nhiều nước để hành đạo mà không thành.
+ Nhan tử: dở dang, có tài, đức nhưng chết sớm.
+ Khổng Minh Gia Cát Lượng: có tài nhưng không gặp thời, nên cũng đành phôi pha.
+ Thầy Đổng Tử: có chí lớn, học rộng tài cao nhưng không được trọng dụng nên không được thi thố tài năng.
+ Nguyên Lượng là người có khí tiết muốn ra giúp nước nhưng không chịu cảnh sống luồn cúi đê hèn nên lui về ở ẩn.
+ Hàn Dũ vì ngăn vua không nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức đày đi xa.
+ Liêm, Lạc: là những triế gia nổi tiếng nhưng không được trọng dụng nên đã lui về ở ẩn.
NT: Liệt kê, điển tích, điệp từ
ND: Ông Quán thể hiện tình cảm yêu thương của mình với những con người có tài có đức có ý chí lớn,những trung thần thẳng thắn, liêm khiết không gặp thờ vận nên đều không đạt được sở nguyện của mình.
Ông Quán thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc, thương cũng tận cùng cảm xúc.
=> Tlại Mặc dù ông quán nói chuyện của người xưa nhưng đó cũng là chuyện cuộc đời nay. Ông Quán vì c/d vì sự an bình của nhân dân mag thương tiếc cho những người tài đức. Đó cũng chính là quan niệm của NĐC thể hiện tính nhân văn sâu sắc, yêu ghét phân minh rạch ròi.Đó cũng là tính cách của người dân NB.
 3. Hai câu kết
 NT: đối, nhịp ngắt 4/4
Thái độ ngậm ngùi xót xa, nhưng dứt khoát không mập mờ lẫn lộn, nửa vời, tình cảm thương ghét đều hết sức chân thành, mộc mạc giản dị. Đó cũng là bản chất của nhân dân NBộ.
III. Tổng kết
Nghệ thuật
T/g sử dụng thành công nghệ thuật liệt kê, điển tích, ngôn ngữ giản dị giàu sức biểu cảm.
Nội dung/ SGK/ ghi nhớ/ 48
 IV. Luyện tập
Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Quán trong đoạn trích “ Lẽ ghét thương”
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
Học thuộc lòng đoạn trích, nắm được nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.
Soạn bài “chạy giặc” NĐC.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 17.doc