ĐỌC THÊM HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
Chu Mạnh Trinh
1/ Tác giả: (1862 - 1905)
- Tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, quê tỉnh Hưng Yên.
- Rất am hiểu nghệ thuật kiến trúc, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Trúc Vân thi tập (tập thơ chữ Hán)
+ Thanh Tâm Tài Nhân thi tập (tập thơ chữ Nôm).
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được viết vào dịp Chu Mạnh Trinh đứng trông coi việc tu sửa khu thắng tích Hương Sơn
ĐỌC THÊM HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA Chu Mạnh Trinh 1/ Tác giả: (1862 - 1905) - Tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, quê tỉnh Hưng Yên. - Rất am hiểu nghệ thuật kiến trúc, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên. - Tác phẩm tiêu biểu: + Trúc Vân thi tập (tập thơ chữ Hán) + Thanh Tâm Tài Nhân thi tập (tập thơ chữ Nôm). 2/ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào dịp Chu Mạnh Trinh đứng trông coi việc tu sửa khu thắng tích Hương Sơn 3/ Bố cục: a) Giới thiệu cảnh Hương Sơn (4 câu đầu) b) Miêu tả cảnh đẹp của Hương Sơn (câu 5® 16) c) Khổ cuối (Khổ xếp): Tình yêu Hương Sơn của nhà thơ. 4/ Chủ đề: Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đất nước của tác giả. 5/ Cần chú ý các nội dung sau: - “Hương Sơn Phong Cảnh” là một bài hát nói đậm đà màu sắc dân tộc. - Nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối, từ láy, câu hỏi tu từ... ® miêu tả cảnh Hương Sơn mang không khí thoát tục thần tiên, vẻ đẹp phong phú và lộng lẫy của Hương Sơn. ® diễn tả cảm xúc lâng lâng thư thái của nhân vật trữ tình, tạo giá trị thẩm mỹ đặc sắc. - Bài ca mang giá trị nhân bản sâu sắc: + Cảm hứng yêu thiên nhiên say đắm hòa quyện cùng cảm hứng yêu đất nước thiết tha + Cảm hứng tôn giáo gắn liền với cảm hứng thiên nhiên đất nước tạo ra cái thanh cao, tinh khiết của hồn người.
Tài liệu đính kèm: