Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

TIẾT 18 Đọc thêm

CHẠY GIẶC

Nguyễn Đình Chiểu.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Bài thơ thể hiện nỗi xót xa của NĐC khi nhân dân và đất nước rơi vào cảnh “ nước mất nhà tan”.

- Qua đó các em hiểu thơ văn NĐC còn là tiếng nói yêu nước thương dân( ngoài tư tưởng đạo lí nhân nghĩa sáng ngời) thơ văn yêu nước của NĐC còn là lá cờ đầu yêu nước.

- Nthuật bài thơ: ngôn ngữ bình dị, mang đậm màu sắc NBộ, kết hợp với phương pháp đối, đảo ngữ, ẩn dụ.

B. Chuẩn bị

 Thầy: soạn giáo án, TKTL. Trò: soạn bài theo câu hỏi.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 13486Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 18 Đọc thêm
NS: 25/9/08 CHẠY GIẶC
NG: 26/9/08 Nguyễn Đình Chiểu.
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Bài thơ thể hiện nỗi xót xa của NĐC khi nhân dân và đất nước rơi vào cảnh “ nước mất nhà tan”. 
Qua đó các em hiểu thơ văn NĐC còn là tiếng nói yêu nước thương dân( ngoài tư tưởng đạo lí nhân nghĩa sáng ngời) thơ văn yêu nước của NĐC còn là lá cờ đầu yêu nước.
Nthuật bài thơ: ngôn ngữ bình dị, mang đậm màu sắc NBộ, kết hợp với phương pháp đối, đảo ngữ, ẩn dụ.
Chuẩn bị
 Thầy: soạn giáo án, TKTL. Trò: soạn bài theo câu hỏi.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Lẽ ghét thương” trích truyện “ LVT”. Phan tích lẽ ghét của ông Quán?
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
Thơ văn NĐc không chỉ sáng ngời tư tưởng đạo lí nhân nghĩa. Thơ văn của NĐC còn là tiếng nói yêu nước, chống giặc ngoại xâm và được mệnh danh là “ lá cờ đầu yêu nước” của chủ nghĩa yêu nước chống giặc ngoại xâm. Bài thơ “ Chạy giặc” là một trong những tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu nước của NĐC.
HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Dựa vào tiểu dẫn em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
GV hướng dẫn cách đọc: đọc chính xác, dtả được tsự đau đớn xót xa của NĐC trước cảnh nước mất nhà tan.
? Văn bản có thể chia thành mấy phần? 
? Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả?
Cảnh chợ họp thể hiện nhịp sống bình yên của nd. Nhưng cảnh sống bình yên đó giờ đã bị đảo lộn, bị phá vỡ.
? Sự xuất hiện của giặc tây được bắt đầu bằng âm thanh gì?
? Trong hoàn cảnh đó tâm trạng tình cảm của tác giả?
? Phân tích thái độ của nhà thơ trong 2 câu kết?
Gợi: hai câu kết sử dụng nghệ thuật?
TTt/g vừa mỉa mai triều đình nhà Nguyễn vừa đau đớn trước hiện thực bi thảm của đất nước. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc của t/g.
KQ nội dung nghệ thuật của bài thơ?
HSTL
HSTL
HS đọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I. Đọc- tiếp xúc văn bản
 1.Văn bản
 a. Hoàn cảnh sáng tác/SGK/49
 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 b. Đọc-giải thích từ khó.
 2. Kết cấu 
4 phần: Đề, thực, luận, kết 
II. Đọc- hiểu văn bản
Câu 1
 Tan chợ: -Thời điểm chợ tàn, mọi người 
 đã về hết.
Chợ đang họp thì giặc đến,
mọi người chạy tan tác, cảnh đốt phá mọi thứ tan hoang.
Âm thanh: tiếng súng, mở màn cho cuộc xâm lăng đột ngột bất ngờ của TDP trên đất nước ta.
H/ả: bàn cờ thế: ẩn dụ => nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co ác liệt.
- Phút sa tay: Sự thất thủ của quân triều đình diễn ra quá nhanh chóng.
Sự sai lầm trong nước cờ của triều đình nhà Nguyễn đã dẫn tới đất nước ta rơi vào thế nguy nan.
- Ở hai câu thực:
NT: đối ý ( Bỏ nhà> < đàn chim.)
 -Đảo ngữ, từ láy.
=> Gợi dáng vẻ hoảng hốt, lếch thếch, bơ vơ của trẻ nhỏ, những thân phận đáng thương nhất tội nghiệp nhất, biểu thị cho nỗi đau khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- H/ả đàn chim dáo dác bay là hình ảnh vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.
-> Những con chim nhỏ bé cũng không có chỗ nương thân cũng hoảng hốt sợ hãi trước tiếng súng.
=> Cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
- Hai câu luận
NT: đối Bến Nghé> < nhuốm màu mây.
->Tiền của, tài sản của nước ta bị giặc cướp phá sạch, nhà cửa, xóm làng bị tàn phá đổ nát.
NT: đảo ngữ nhấn mạnh đến hai vùng đất Bến Nghé, Đồng Nai trước là vựa lúa của NBộ, và là nơi buôn bán sầm uất thanh bình giờ chỉ trong khoảnh khắc đã tan hoang, đổ nát.
-> Hai câu luận tác giả lân án tội ác của Pháp tàn phá quê hương “ gây nên nỗi đau đớn trong lòng tác giả cũng là nỗi đau của nhân dân.
=> TLại Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến được miêu tả sinh động, chân thực, ngôn ngữ giản dị như giàu sức biểu cảm
Câu 2
Trước cảnh đó nhà thơ vô cùng đau đớn xót xa thương những người dân vô tội đặc biệt là những sinh linh nhỏ bé, những đứa trẻ nạn nhân đáng thương nhất tội nghiệp nhất trong chiến tranh. Nhà thơ vô cùng căm giận trước những hành động tội ác tàn phá quê hương, cướp của giết người đốt nhà, của giặc Pháp.
Câu 3.
NT: CHTT, Xưng hô trang trọng( trang dẹp loạn) 
=>Hai câu kết như một lời trách móc triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, thất trận để giặc tàn phá quê hương, vừa tàn phá quê hương, vừa là lời kêu cứu mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc cứu nước.
III. Tổng kết
Nghệ thuật: ngôn ngữ bdị, đậm đà
 chất NBộ.
Nội dung: bài thơ là nỗi đau mất 
nước, trong đó có cả nỗi đau của tấm lòng trung quân đã cảm thấy sự đổ vỡ niềm tin vào triều đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 18.doc