Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

ĐỌC THÊM: CHA CON NGHĨA NẶNG

Hồ Biểu Chánh

I. TÁC GIẢ:

- Hồ Biểu Chánh (1885-1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê Tiền Giang

- Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu cuộc sống con người Nam Bộ.

- Là dưới tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

- Nội dung: thể hiện tinh thần nhân đạo, sự cảm thông đối với bao kiếp người bị đọa đày đau khổ. Lên án cái xấu xa tàn ác, ngợi ca đạo lý làm người.

- Nghệ thuật: Lối kể chuyện mộc mạc, các tình tiết gắn với đời thường, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6787Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC THÊM: CHA CON NGHĨA NẶNG
Hồ Biểu Chánh
I. TÁC GIẢ:
- Hồ Biểu Chánh (1885-1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê Tiền Giang 
- Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu cuộc sống con người Nam Bộ.
- Là dưới tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
- Nội dung: thể hiện tinh thần nhân đạo, sự cảm thông đối với bao kiếp người bị đọa đày đau khổ. Lên án cái xấu xa tàn ác, ngợi ca đạo lý làm người.
- Nghệ thuật: Lối kể chuyện mộc mạc, các tình tiết gắn với đời thường, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
II. TÁC PHẨM:
a) Xuất xứ: Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, tác phẩm ra đời 1929
b) Tóm tắt tác phẩm: Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu, sinh được 3 con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con, nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ ngoại tình với thương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ vấp ngã vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn. Mọi người tưởng nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là Hương Thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà Hưng Quản Tồn. Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lén về quê thăm con. Được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi. Sau đó Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.
c) Đoạn trích: phần cuối tác phẩm thể hiện tình cảm cha đối với con và tấm lòng hiểu thảo con đối với cha.
III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nhân vật Trần Văn Sửu:
- Là người nông dân chất phác, thương vợ, yêu con.
- Là người có tấm lòng vị tha, đại lượng
- Trốn biệt bao nhiêu năm nay lại trở vê đê:
+ Giải thích cho con hiểu: anh không giết vợ
+ Hy vọng thiết tha được gặp con
- Sau khi gặp con có ý định muốn tự tử vì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của con. Không muốn chết nhưng có ý định bỏ đi.
® Tích cách của nhân vật Trần Văn Sửu là người đôn hậu, vị tha, giàu lòng thương yêu vợ con.
2/ Nhân vật Tí:
Cha càng cố chạy vì sợ làng bắt. Con càng đuối sức vì sợ không gặp cha ® mâu thuẫn được giải quyết Khi 2 cha con gặp nhau. Cha muốn bỏ đi vì muốn hi sinh tương lai cho con nhưng con muộn theo cha. Giải quyết mâu thuẫn, cha ở lại làng Phú Tiên con về báo với ông ngoại, sau đó rước cha về.
® Trên tinh thần nhân đạo tác giả giải quyết cho cha con sum họp. Nhân vật Tì nổi bật lên là lòng hiếu thảo muốn hi sinh hạnh phúc riêng để phụng dưỡng cho cha lúc tuổi già.
Þ Trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có xu hướng xuống cấp như hiện nay. Không ít cha mẹ có phần vô trách nhiệm với con em và cũng không ít con cái đối xử tàn tệ với cha mẹ. Tác phẩm này càng có giá trị đáng quý.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHA CON NGHIA NANG Ho Bieu Chanh.doc