Giáo án Ngữ văn 11 - Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11 - Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả Hàn Mặc Tử

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp thơ mộng, đuộm buồn của thôn vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh đời bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ quằn quại yêu,đau; trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

2. Kĩ năng

a. Kĩ năng chuyên môn

- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ

b. Kĩ năng sống

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm cá nhân trước nỗi buồn, niềm khao khát tình đời, tình người của hồn thơ Hàn Mặc Tử.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế, về vẻ đẹp tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử.

 

doc 11 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng	GVHD: Trần Thị Thảo Nguyên
Ngày: 22/2/2016	GVGD: 
Tiết: 85,86	SVTT: LIÊNG JRANG MAI LY
Lớp: 11D	MSSV:1311823
	 GIÁO ÁN
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
 _Hàn Mặc Tử_
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
B. 	TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức
- Vẻ đẹp thơ mộng, đuộm buồn của thôn vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh đời bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ quằn quại yêu,đau; trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Kĩ năng
a. Kĩ năng chuyên môn
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ
b. Kĩ năng sống
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm cá nhân trước nỗi buồn, niềm khao khát tình đời, tình người của hồn thơ Hàn Mặc Tử.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế, về vẻ đẹp tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Thái độ
	- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
- Biết thấu hiểu, đồng cảm với những con người bất hạnh, đau khổ và lòng yêu thiên nhiên, yêu cuôc sống.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
 - Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phát vấn, phân tích, tổng hợp, bình giảng.
- Kĩ năng dạy hoc tích cực: suy nghĩ và trình bày cảm nhận về mạch cảm xúc thơ qua câu nghi vấn của mỗi khổ thơ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định - kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Nêu vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên của Tràng Giang và tâm trạng 	của nhà thơ.
Bài mới
 	 Ở tiết trước,chúng ta đã tìm hiểu xong bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trao thơ mới.Hôm nay,chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa của phong trào thơ mới. Đó là tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu của trường thơ loạn,thơ Ông mở ra một thế giới lung linh, kì ảo với những cung tình u uẩn với những vần thơ quằn quại nhưng thấm đẫm tình đời, tình người. Qua bai thơ Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về Hàn Mặc Tử cũng như thơ của Ông.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Tìm hiểu chung:
 ?1.Dựa vào tiểu dẫn và sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
GV giảng:
 Nói Hàn Mặc Tử có số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã vì : 
+ Cha mất sớm, ở với mẹ tại Quy Nhơn.
+Năm 24 tuổi (1936), ông mắc bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn để chữa trị, khi đó bệnh phong là căn không thể chữa trị được, theo gia đình của Hàn Mặc Tử thì Ông đã có những dấu hiễu của bệnh phong từ năm 1935 nhưng Ông không bận tâm vì cho rằng đó chỉ là một chứng phong ngứa không đáng kể, chư không ngờ rằng đó là một căn bệnh nan y. Từ năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc, Ông chỉ than khóc trong thơ của mính ma thôi, vì vậy mà vần thơ của Ông mang một nỗi đau quằn quại và da diết.
?2.Hãy trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
GV giảng:
 - Tuy cuộc đời chịu nhều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là môt trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào nhất trong TRƯỜNG THƠ LOẠN( BÌNH ĐỊNH) gồm Yến Lan, Bích Khê, Chế Lan Viên và phong trào Thơ mới.
 - Năm 1940 Chế Lan Viên đã nhận xét: Còn lại một chút gì đáng kể của thời kỳ này đó chính là Hàn Mặc Tử.
?3. Hãy nêu một số tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử ?
?4. Hãy trình bày xuất xứ của bài thơ?
 Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" lúc đầu có tên "Ở đây thôn Vĩ Dạ", được sáng tác vào khoảng năm 1938 in lần đầu trong tập "Thơ Điên" về sau đổi thành “Đau thương.
?5. Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ?
GV giảng: Giảng: Thời gian làm ở Sở Đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen Hoàng Thị Kim Cúc con gái chủ sở, người Huế. Khi trở lại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử không gặp được Hoàng Cúc.Trong thời gian chữa bệnh ở Quy Hoà (Quy Nhơn), Hàn Mặc Tử có nhận được một tấm thiệp với vài lời động viên. Tấm thiệp có in hình phong cảnh của sông Hương. Biết bao xúc động, những kỉ niệm một thời với Huế trỗi dậy trong lòng, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Mặt khác một tâm hồn ham sống gắn bó với đời lại đang bị sự sống ruồng bỏ, tử thần đang đe doạ. Hàn Mặc Tử đã viết thơ trong hoàn cảnh ấy. Lúc đầu bài thơ có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” sau đổi là “Đây thôn Vĩ Dạ”
 Mời 1-2 hs đọc diễn cảm bài thơ. 
( Lưu ý: đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha phù hợp với phong cảnh, con người Huế).
?6. Xác định bố cục của bài thơ và ý chính của mỗi đoạn?
 Khổ 1: 
- Gọi 1 hs đọc lại khổ 1 
?7. Em hãy cho biết đó là câu hỏi của ai?
 Gv giảng: 
 - Vĩ Dạ là một địa danh nổi tiếng của xứ Huế, nhắc tới Huế không ai không nghĩ tới Vĩ Dạ và về với Huế không ai lại không ghé thăm thôn Vĩ Dạ. Ấy thế mà  Hàn Mặc Tử lại đặt ra câu hỏi ở ngay đầu bài thơ : “Sao anh không về chơi thôn Vĩ"?. Đây là một câu hỏi từ mang nhiều sắc thái:
 + Đây có thể là câu hỏi của nhà thơ đang tự hỏi chính bản thân mình: vì sao? Thôn Vĩ đẹp như thê! Thơ mộng như thế mà ta chẳng thể ghé thăm một lần.
 + Cũng có thể đây là lời được viết trên tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử tại sao không đến thôn Vĩ một lần.
?8. Ý nghĩa của lời hỏi?
 Qua những gì ta đã biết về cuộc đời, số phận bất hạnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ thì ta co thể cảm nhận rằng câu hỏi tu từ mở đầu khổ thơ thứ nhất này đã nói lên ước muốn,khao khát của Hàn Mặc Tử đối với đời, với con người nơi trần thế.
Gv chuyển ý: Câu thơ mở đầu đã khơi nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ trong buổi bình minh trong 3 câu thơ tiếp theo:
“Nhìn nắng..chữ điền”
?9. Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả qua nhũng hình ảnh nào? Và Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
GV Giảng: Vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ không phải ở bản thân những hình ảnh mà là vẻ đẹp trong sư hài hòa giữa các yếu tố. Nắng phải là nắng mới lên và nó lại chiếu rọi qua hàng cau lúc ban mai.  Thông thường cau là loài cây cao nhất trong vườn. Sau một đêm được gột rửa bởi sương đêm, trên những cây cau như có sẵn thước để đo mực nắng. Vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ không phải ở “ nắng”, ở “hàng cau” mà đẹp ở “nắng hàng cau”. Và ở đó có một khu vườn xanh mướt như ngọc. Chữ mướt ở đây được diễn ta rất khéo léo, nói lên cái tươi tốt của khu vườn, một màu xanh non tơ của cây cỏ đang độ phát triển giúp ta biết rằng khu vườn này được chăm soc rất cẩn thận và chu đáo nên nó mới đẹp, mới tràn trề sức sống như vậy. Thế nhưng một khu vườn đẹp lung linh tinh khôi đó lại chẳng biết là của ai, ai là chủ nhân của khu vườn tươi đẹp ấy ta lại chẳng thể biết, phải chăng là nhà thơ đang nói đến sự mơ hồ bất định trong chính tâm hồn mình? 
?10. Con người thôn Vĩ hiện lên với những nét vẽ nào?Qua đó, em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của thi nhân?
 Con người thôn vĩ hiện ra một cách mơ hồ, xa xăm, một khuôn mặt chữ điền đẹp, phúc hậu bị che ngang bởi lá trúc thanh mảnh gợi lên một vẻ đẹp kín đáo, khó tả của con người nơi đây. Hai hình ảnh khu6n mặt chữ điền và lá trúc đã tao nên một vẻ đẹp hài hòa cũng giống như cảnh vật nơi đây. Từ vẻ đẹp mơ hồ ấy, ta cũng có thể thấy thấp thoáng trong đó là tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu con người da diết của một con người đang chống chọi với nhưng cơn đau giằng xé trong con người nhà thơ.
?11. Em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người thôn Vĩ ở khổ thơ này?
Khổ 2:
- Gọi 1 hs đọc khổ 2
GV dẫn : Ta thấy rằng ở khổ thơ này, cũng là không gian Vĩ Dạ thế nhưng nó không phải là không gian Vĩ Dạ ở buổi bình minh nữa mà không gian ấy đã thấm đẫm màu sắc hư ảo. Vĩ Dạ vừa mới hừng đông thoắt một cái đã là Vĩ Dạ huyền ảo trong đêm trăng
?12. Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ 2 với những hình ảnh nào?
GV giảng:
- “Gió theo mây”: cách ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối gợi tả không gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa, xa cách. Lẽ thường gió thổi mây bay, phải chăng mặc cảm chia lìa đã khiến thi nhân phân đôi ca những sự vật tương chừng như không thể chia tách? 
- “ Dòng nước buồn thiu”: nghệ thuật nhân hóa: dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng gợi cảm giác u buồn. Dòng sông không thể tự buồn mà nhà thơ đã gửi nỗi buồn của mình vào trong lòng sông. 
- "hoa bắp lay": sự chuyển động rất nhẹ, động thái “lay” tự nó không vui không buồn nhưng trong hoàn cảnh này nó gợi nên nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
?13. Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
 Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia phôi, sự sống yếu ớt. Đó cũng chính là nỗi buồn của lòng người mặc cảm, cô đơn trước sự xa cách của cuộc đời với mình.
?14. Trong lời thơ xuất hiện những hình ảnh quen thuộc nào trong văn học?
GV dẫn: 
 Có thể thấy một điều các hình ảnh “thuyền, sông, trăng” vốn là những nguồn cảm hứng sáng tác quen thuộc của các nhà thơ xưa: 
 Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
 (Hồ Chí Minh)
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chếch
 ( Nguyễn Trãi)
 Và đến với Hàn Mặc Tử, ông đã có cách cảm nhận đầy mới mẻ, độc đáo khi sử dụng hình ảnh “sông trăng” thay cho hình ảnh ánh trăng, Hàn Mặc Tử sinh giữa mùa trăng, lại mắc phải căn bệnh mà ánh trăng có tác động mãnh liệt lên cơ thể, tâm trí, nên trăng với Hàn Mặc Tử là thơ, là cuộc sống. Trăng là máu, là hồn!
“Trăng nằm sõng soài  trên cành liễu .
Đợi gió đông về để lả lơi”
 (Bẽn lẽn)
Say! say lảo đảo cả trời thơ 
Gió rít tần cao trăng ngã ngửa 
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô 
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy 
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.           
  (Say trăng)
?15. Em hiểu dòng “sông trăng” là dòng sông như thế nào?
Sông trăng” : là hình ảnh hết sức thi vị và tài hoa. Ánh trăng tan ra, làm cả mặt sông trải tràn ánh sáng của trăng. Dòng nước tắm trong ánh trăng ấy bỗng hóa thành dòng “sông trăng”. Sự liên tưởng tinh tế của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh lãng mạn trôi giữa hai bờ hư thực
?16. Tại sao tác giả lại hỏi “có chở trăng về kịp tối nay” mà không phải là tối mai hay một tối nào khác?Qua đó ta thấy được điều gì trong tâm hồn thi sĩ?
Tác giả mong chờ một con thuyền chở trăng từ cõi ảo về cõi thực để xua đi nỗi buồn, tâm trạng cô đơn vì chỉ có trăng mới có thể làm bạn với thi sĩ lúc này.
=> Đây chính là khao khát yêu đương và giao cảm với đời của thi sĩ.
?17. Hãy cho biết từ “ kịp” trong câu cuối khổ thơ đã gọi lên tâm thế gì của thi sĩ ?
- Con thuyền chở trăng: là con thuyền mộng tưởng đang chở trăng về nơi nào đó trong mơ.
→ Nhà thơ đặt niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về tối nay. 
+ Hàng loạt câu hỏi: thuyền ai? Thuyền có chở trăng? Có chở trăng về kịp tối nay? => Câu hỏi ẩn chứa sự day dứt, mong chờ và lo lắng trong tâm hồn nhà thơ.
+ “Thuyền chở trăng”, “bến sông trăng”: hình ảnh thi vị trôi giữa đôi bờ hư thực. Hình ảnh “thuyền chở trăng” hay chính là chở niềm mong ước được giao duyên hội ngộ 
?18. Em cảm nhận gì về cảnh vật và tâm trang thi nhân ở khổ thơ này?
→ Nhà thơ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng, chỉ còn biết bám víu, trông chờ vào trăng. 
 Khổ 3: 
- Gọi 1 Hs đọc lại khổ 3
?19. Nội dung ý ngĩa của câu thơ đầu và nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ.
GV giảng: 
Nghệ thuật điệp từ khách đường xa:
+ "Khách đường xa": là chủ thể trữ tình đang hồi  nhớ khi nhìn bức bưu ảnh từ Huế gửi vào. Đây là hình ảnh trong mơ của người trong mộng => hình ảnh cụ thể nhưng mơ hồ, mơ và thực, hi vọng và tuyệt vọng.
+ Điệp từ “khách đường xa”: nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ. Trước lời mời gọi của người con gái thôn Vĩ, nhà thơ chỉ là khác đường xa mà thôi.
?20. Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người con gái trong câu thơ "Áo em trắng quá nhìn không ra"?
GV giảng:
- Hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo cho nhà thơ một cảm giác bâng khuâng, ngơ ngẩn. Mà tại sao lại “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ả
?21. "Sương khói mờ nhân ảnh" là hình ảnh thực hay mơ?
GV giảng:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới sống và chết, thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. 
?22.Em có nhận xét gì về đại từ phiếm chỉ “ai” ? "Ai" lặp lại hai lần nhằm mục đích gì?
GV giảng:
- Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. 
?23. Chút hoài nghi trong câu thơ cuối biểu hiện tình cảm gì của tác giả?
GV giảng:
+ Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà với mình hay không, hay cũng mờ ảo như làn khói kia.
+ Người xứ Huế có biết hết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh Huế, người Huế hết sức đậm đà.
 ?24. Em cảm nhận gì về cảnh vật và tâm trang thi nhân ở khổ thơ này?
?25.. Em hãy nêu những giá trị nghệ thuật của bài thơ ( ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật) ?
.
? 26.. Em có nhận xét gì về ý nghĩa văn bản của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời :
- Hàn Mặc Tử (1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
- Quê quán: làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, nay thuộc TP. Đồng Hới (Quảng Bình), xuất hân trong một gia đình công giáo nghèo. 
- Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã.
- Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ chỉ 28 tuổi (1940)
Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
- Ban đầu, Hàn Mặc Tử sáng tác theo khuynh 
hướng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng Thơ mới lãng mạn. 
- Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Xuân như ý, Duyên kì ngộ,Thượng thanh kí, Cẩm châu duyên (kịch thơ 1939),  
 => Hàn Mặc Tử là nhà thơ có hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)
2.Tác phẩm:
 a. Xuất xứ: 
- Sáng tác vào năm 1938 in lần đầu trong tập "Thơ Điên" về sau tập "Thơ Điên" đổi thành “Đau thương”.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
-Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử và người con gái gốc Vĩ Dạ - Hoàng Cúc và cảm hứng bài thơ còn qua một tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử cùng với những lời động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc 
Đọc
b. Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
- Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
- Khổ 3: Tâm tình của thi nhân
Tìm hiểu văn bản
a. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- “ Sao anh thôn Vĩ ?”Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: 
+ Đây cũng là lời tự hỏi mình, trách mình sao không về thăm thôn Vĩ. 
+ Vừa như lời trách móc, hờn dỗi vừa như lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ.
=> Cả câu thơ chính là ao ước thầm kín, là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa .
- Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai (câu 2,3):
 + “ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên": 
Điệp từ “nắng”: nhấn mạnh ánh sáng của buổi bình minh.
Hình ảnh "Nắng hàng cau nắng mới lên": gợi lên cái nắng ấm áp, rực rỡ, trong trẻo, tinh khôi trong buổi bình minh.
=> Cả câu thơ gợi vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết của thôn Vĩ trong buổi bình minh. Nắng chiếu trên những hàng cau trong vườn, rực rỡ, mới mẻ, tinh khôi.
 + "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc":
“vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất định trong tâm hồn thi nhân.
“mướt quá ”: giống như một tiếng reo ngỡ ngàng, trầm trồ, khen ngợi khi nhận ra vẻ non tơ, mượt mà, đầy xuân sắc của khu vườn thôn Vĩ.
“Xanh như ngọc”: nghệ thuật so sánh, diễn tả được sự xanh mướt, xanh trong, màu xanh ấy đổ đầy sắc ngọc. → gợi lên vẻ đẹp tươi tốt, màu mỡ làm bừng sáng của khu vườn thôn Vĩ.
=> Thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai đẹp thanh khiết, trong trẻo, thơ mộng, tràn trề sức sống.
- Con người thôn Vĩ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền":
 + “Mặt chữ điền”: là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực. 
+ “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.
+ Tâm trạng thi nhân: hạnh phúc, yêu thiên nhiên, yêu người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của nhà thơ. 
=> Câu thơ giàu chất tạo hình: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
b. Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
-Không gian mênh mông có đủ gió, mây,sông, nước, trăng, hoa.
-“Gió theo mây”: thiên nhiên có sự chuyển động ngược chiều của gió và mây-> cảnh vật chia lìa, li tán. Gợi tả không gian gió mây chia lìa, đôi ngả đôi đường như một nghịch cảnh ngang trái, phi lí.
- “ Dòng nước buồn thiu”: nghệ thuật nhân hóa diễn ta nỗi buồn chia cách. 
+ “Dòng nước buồn thiu”: Dòng sông như bất động,  đánh mất sự sống→ mang nỗi buồn trĩu nặng.
+ Động từ chỉ trạng thái động: “lay”
→ sự chuyển động rất nhẹ, gợi lên sự hiu hắt, thưa vắng, cô đơn, u buồn
→ Cảnh vật được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận , sự chia lìa xa cách.
=> Cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc, hiu hắt, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời 
- Các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc trong thơ ca: thuyền, sông, trăng.
- “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”
+ “ Sông trăng” : là hình ảnh hết sức thi vị và tài hoa. Sự liên tưởng tinh tế của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh lãng mạn trôi giữa hai bờ hư thực.
 + Đại từ phiếm chỉ “ai”: gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ đầy ảo mộng.
=> Với vẻ đẹp huyền ảo của ánh trăng, sông trăng, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp tiêu biểu của xứ Huế, êm đềm và thơ mộng.
- “Có chở trăng về kịp tối nay?” 
 + “ kịp tối nay ? ”: câu hỏi tu từ thảng thốt, băn khoăn có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Dường như tác giả đang mong ngóng, hi vọng và đang chạy đua với thời gian.
+ Chữ “ kịp” : khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, hối hả của tác giả về một hiện tại ngắn ngủi của mình.
=>Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
c. Khổ 3: 
- “Mơ khách đường xa, khách đường xa” 
 + “mơ”: đó là trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng
+ Điệp từ “khách đường xa”: đã đẩy người khách xa đến vô vọng, xa đến nỗi không thể nào gặp được. Nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ. 
 - “Áo em trắng quá nhìn không ra”: 
 + “Áo em trắng quá” → từ “quá”: sự choáng ngợp, thảng thốt nhưng đằng sau đó là sự nghẹn ngào, xót xa nuối tiếc.
 + “nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.
- “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
 +“Ở đây”: chính là thế giới nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây từng phút vật vã với cái chế- đó là thế giới lạnh lẽo, u ám mà nhà thơ luôn ngóng vọng được ra ngoài.
 + “Sương khói”: sương khói của một mối tình mong manh chưa lời ước hẹn, sương khói cua một trái tim biết mình sắp từ giã cõi đời 
- “Ai biết tình ai có đậm đà ? ” 
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại 2 lần: là tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng nhưng “khách đường xa” dường như cứ chập chờn rồi khuất bóng =>nhấn mạnh tâm trạng bâng khuâng, xót xa của một tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm.
+ Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh – người  
=> Ý thơ thể hiện nỗi trống vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời đã nhuốm đau thương, bất hạnh.
3. TỔNG KẾT
a. Nghệ thuật: 
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa,thủ pháp lấy động gợi tĩnh,sử dụng câu hỏi tu từ..
b. Ý nghĩ văn bản
- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
III. Hướng dẫn tự học
Bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Hoc thuộc nội dung chính của từng khổ thơ,nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ.
Bài mới
- Soạn bài "Chiều tối"
+ Tìm hiểu tác phẩm "Nhật kí trong tù"
+ Tìm hiểu bài thơ "Chiều tối" theo các câu hỏi trong SGK.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docDay_thon_vi_da.doc