Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ

I. Tác giả, tác phẩm:

 1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940)

- Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí

- Xuất thân gia đình công giáo nghèo

- Nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn, làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh

- Được xem là hiện tượng thơ kỳ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới với một diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn

- Một số tác phẩm tiêu biểu: sgk/38

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ
I. Tác giả, tác phẩm:
 	1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940)
- Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí
- Xuất thân gia đình công giáo nghèo
- Nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn, làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh
- Được xem là hiện tượng thơ kỳ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới với một diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn
- Một số tác phẩm tiêu biểu: sgk/38
 	2. Tác phẩm:
- Sáng tác 1938, in trong tập Thơ Điên (Đau thương)
- Bài thơ được gợi cảm hứng khi nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi ra từ Huế khi ông đang trên giường bệnh.
 	- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên (3 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu)
 	- Bố cục: 3 phần
 	+ khổ 1: cảnh tược thôn Vĩ
 	+ Khổ 2: Sông nước thôn Vĩ
 	+ Khổ 3: Người xưa thôn Vĩ.
II. Đọc hiểu văn bản:
 	1. Khổ thơ 1:
 	- Câu thơ 1: 
 	+ hình thức: câu hỏi tu từ + hầu như toàn thanh bằng
 	+ nội dung: lời mời, lời trách móc nhẹ nhàng
 	+ về chơi # về thăm -> tạo sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình
 	 -> tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng nuối tiếc, nhớ mong.
 	- Câu 2: nhìn từ xa xăm -> gợi + phác họa
 	+ Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ tươi đẹp, sống động. với hình ảnh nắng hàng cau - nắng mới:
Nắng hàng cau: có sự hóa phối màu sắc giữa màu vàng của nắng và màu xanh tươi của hàng cau
Nắng mới: tạo cảm giác trong trẻo, tinh khiết
 	+ Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” vừa khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng lại vừa nói lên được đặc điểm của nắng miền Trung: nắng nhiều và chói chang rực rỡ ngay từ buổi bình minh
-> Thiên nhiên sống động rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp. 
- Câu 3 + 4: 
 	+ cái nhìn như gần lại
 	+ đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ. 
 	+ mướt: tính từ gợi tả -> vẻ tốt tươi đầy sức sống của vườn cây + vẻ đẹp riêng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời
 	+ “Xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây
-> cảnh vườn thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống
 	+ “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu của con người xứ Huế -> con người xuất hiện 1 cách kín đáo đúng với tích cách người Huế
=> Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, màu sắc, có đường nét với sự xuất hiện e ấp, kín đáo của con người
SK: Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
 	2. Khổ thơ 2:
 	Câu 1 + 2:
 	- dòng nước: dòng sông Hương êm đềm và thơ mộng của xứ Huế
 	- gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng. 
 	- cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.
 	- buồn thiu: 
 -> Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. 
 	Câu 3 + 4:
 	- Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”, “sông trăng” (một sáng tạo độc đáo của HMT) -> cảm giác huyền ảo -> cảnh đẹp như trong cõi mộng. 
 	- Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng, hoài nghi.
 	- Kịp (động từ) + tối nay (thời gian xác định) -> thấp thỏm, lo âu, gấp gáp, vội vã.
 	=> Cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn.
 	3. Khổ thơ 3:
 	- Mơ: trạng thái không có thực
 	- khách đường xa -> điệp ngữ -> nhấn mạnh thêm nỗi xót xa. Hình ảnh khách đường xa vừa ảo vừa thực: thực: áo trắng quá nhìn không ra + ảo vì chỉ là mơ -> xuất phát từ mặc cảm về tình người.
 	- Câu 3 + 4:
 	+ câu hỏi lửng lơ nửa nghẹn ngào, nửa trách móc
 	+ Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ?
 = > Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDay thon Vi Da(7).doc