Giáo án Ngữ văn 11 - CT Chuẩn - GV thực hiện: Cao Thái Hoàng Huân

Giáo án Ngữ văn 11 - CT Chuẩn - GV thực hiện: Cao Thái Hoàng Huân

Tuần 1

Tiết 1, 2

 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

 (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại.

- Thấy được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác.

II. Tiến trình dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

 

doc 103 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - CT Chuẩn - GV thực hiện: Cao Thái Hoàng Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 16/8/2009
Tiết 1, 2 Ngày dạy: 17/8/2009
 Vào phủ chúa trịnh
 (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại.
- Thấy được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu:
Học sinh (HS) đọc tiểu dẫn sách giáo khoa (SGK).
Hs tóm tắt đoạn đầu, nêu nội dung chính. Nhận xét, bổ sung.
Dựa vào đoạn 2, nêu vài nét chung nhất về tác phẩm “Thượng kinh kí sự” ?
II. Đọc - hiểu:
Học sinh đọc văn bản.
GV lần lượt nêu câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời:
Câu hỏi 1: SGK
Quang cảnh và sinh hoạt nơi phủ chúa ? 
Hs nhận xét:
Học sinh đọc và thảo luận câu hỏi 2 (SGK)
Chi tiết nào có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm ?
Câu hỏi 3: Diễn biến tâm lí ? Lê Hữu Trác là người như thế nào ?
Câu hỏi 4:
Bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc ?
Học sinh đọc ghi nhớ (Sgk)
GV củng cố khắc sâu
1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông à Không chỉ là một danh y mà còn soạn sách và mở tường dạy học.
2. Tác phẩm:
a. Thể loại: Kí (SGK)
b. Đại ý: Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa - những điều mà tác giả mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.
1. Phủ chúa Trịnh:
a. Quang cảnh phủ chúa:
- Đâu đâu cũng cây cối um tùm có những cái cây lạ lùng, hòn đá kì lạ  một cái nhà lớn thật cao và rộng cột đều sơn son thếp vàng 
b. Cung cách sinh hoạt:
Ai muốn ra vào phảo có thẻ xung quanh có phi tần chầu chực  mâm vàng chén bạc phong vị của nhà đại gia 
à Xa hoa, cầu kì, xa lạ với cuộc sống của dân chúng. Lê Hữu Trác đã tả thực bằng thái độ ngạc nhiên pha chút mĩa mai coi thường.
2. Giá trị hiện thực của tác phẩm:
- Cảnh căn phòng phủ chúa. 
- Phòng trà của thái tử.
à cảnh sống xa hoa nhưng lạc lõng.
3. Nhân cách, phẩm chất thầy thuốc Lê Hữu Trác:
- Đoán được chính xác căn bệnh của thái tử và chúa Trịnh à Định dùng phương thuốc hoà hoãn à nói rõ căn bệnh, nguyên nhân và cách chữa 
=> khẳng định tấm lòng nhân đức, tài năng và y đức của người thầy thuốc coi thường danh lợi.
4. Nghệ thuật:
Bút pháp tả thực: Tác giả đã ghi chép chân thực, tỉ mỉ cuộc sống nơi phủ chúa qua con mắt nhìn và nhân cách của một con người thanh cao, lỗi lạc.
3. Củng cố: Đặc điểm của thể loại kí sự. Giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của tác giả.
4. Dặn dò: Nắm nội dung bài học. Chuẩn bị “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm bổ sung: 
Tuần 1 Ngày soạn: 16/8/2009
Tiết 3 Ngày dạy: 19/8/2009
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lựa chọn từ ngữ khi nói năng ?
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội:
- Học sinh đọc SGK. GV nhận xét. 
- Tóm tắt nội dung phần này : Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ?
Tính chung có những biểu hiện như thế nào? Nêu ví dụ ?
Gv nhận xét và bổ sung ví dụ nếu cần.
II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.
Học sinh dọc SGK và tóm tắt nội dung chính.
GV giúp học sinh phân tích ví dụ SGK và bổ sung các ví dụ khác để làm rõ
Củng cố: Ghi nhớ SGK
2 Học snh đọc
Luyện tập
Học sinh tiến hành luyện tập các bài tập SGK
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Hướng dẫn học sinh tìm thêm các ví dụ 
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. 
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng.
à Mỗi cá nhân phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
* Tính chung:
1. Có tính chung cho tất cả mội cá nhân trong cộng đồng. Bao gồm các âm và thanh, các tiếng, các từ, các ngữ cố định.
Ví dụ: SGK
2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.Ví dụ SGK. 
à Chúng có tính chất phổ biến và bắt buộc đối với mọi cá nhân khi tạo ra lời nói để thực hiện giao tiếp.
- Cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
- Lời nói: cái chung + Sắc thái riêng.
- Biểu hiện của sắc thái riêng:
1. Giọng nói cá nhân.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
4. Việc tạo ra từ mới.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
à Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
Ví dụ: SGK
- Ghi nhớ: SGK
Thôi: được dùng với nghĩa mới:
Vốn có nghĩa chung: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó à chấm dứt, kết thúc cuộc đời.
Nguyễn Khuyến đã sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi.
Đão ngữ: danh từ trung tâm + danh từ chỉ loại; vị ngữ + chủ ngữ.
à Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ, tô đậm các hình tượng thơ
- Quan hệ giữa giống loài - cá thể.
- Quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với sản phẩm cụ thể
3. Củng cố: Cái chung của ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
4. Dặn dò: Nắm nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập. Chuẩn bị ôn tập kiểm tra. Soạn bài “Tự tình” cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm bổ sung: 
Tuần 1 Ngày soạn: 16/8/2009
Tiết 4 Ngày kiểm tra:
Bài viết số 1
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiểm tra chất lượng học sinh đầu năm, từ đó xác định, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy thích hợp.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống và học sinh trường phổ thông.
II. Đề và đáp án: Có đính kèm.
Tuần 2 Ngày soạn: 20/8/2009
Tiết 5 Tự tình (bài 2) Ngày dạy: 24/8/2009
 Hồ Xuân Hương
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày bức tranh phủ chúa, qua đó rút ra nhận xét về thái độ Lê Hữu Trác khi miêu tả bức tranh này ?
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu:
Học sinh đọc tiểu đẫn SGK, tóm tắt nội dung chính của phần này:
Về tác giả ?
Về tác phẩm ?
II. Đọc - hiểu:
Học sinh đọc bài thơ, GV nhận xét, đọc lại.
Câu hỏi 1: Không gian và thời gian gợi cho em suy nghĩ gì ? Ta có ấn tượng gì về thân phận nữ sĩ ?
Câu hỏi 2: cảnh vật như thế nào ? Tâm trạng, thái độ gì của tác giả ?
Câu hỏi 3: nhận xét về nghệ thuật ? Qua 2 câu thơc cho ta biết gì về thân phận người phụ nữ ?
Củng cố: Ghi nhớ SGK.
Học sinh đọc 
1. Tác giả: 
- Hồ Xuân Hương (? - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cuộc đời, tình duyên có nhiều éo le, ngang trái.
- Sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán. Hiện còn khoảng 40 bài thơ Nôm, tập “Lưu hương kí”
à Hỗ Xuân Hương là nhà thơ nữ viết về phụ nữ  
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: là bài thơ số 2 trong chùm bài “Tự tình”.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
1. Bốn câu đầu:
- Thời gian: Canh khuya.
- Không gian: Yên lặng.
à Đây là khoảng thời gian để con người sống với chính mình, suy nghĩ về mình.
- Thân phận nữ sĩ:
Trơ: Cái hồng nhan >< nước non àlẻ loi, cô độc.
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn à Không viên mãn tràn đầy.
à Mượn chén rượu để tiêu sầu, qua đó ta bắt gặp một khao khát tình duyên, khát vọng hạnh phúc.
2. Hai câu tiếp:
Xiên ngang, đâm toạc à Động từ mạnh, đão ngữ:
Cảnh như mang nỗi niềm phẩn uất của con người, ngầm chứa một sự phản kháng quyết liệt.
3. Hai câu cuối:
- Ngán: chán ngán.
Xuân đi xuân lại lại à sự tuần hoàn của tự nhiên: tuổi xuân con người một đi không trở lại à buồn chán ngán.
Mảnh tình: san sẻ à con con: tăng tiến: càng xót xa tội nghiệp.
à Nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội cũ còn nhiều ngang trái. Trong buồn tủi, người phụ nữ cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
3. Củng cố: Tâm trạng thái độ Hồ Xuân Hương và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
4 Dặn dò: Học thuộc bài thơ, phân tích hoàn chỉnh dựa vào các gợi ý. Chuẩn bị “Câu cá mùa thu” cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm bổ sung: 
Tuần 2 Ngày soạn: 21/8/2009
Tiết 6 Ngày dạy: 24/8/2009
Câu cá mùa thu (Thu điếu)
 Nguyễn Khuyến
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng Đồng bằng Bắc bộ.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thấy được tài năng thơ Nôm nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ, chọn chi tiết tiêu biêu, phân tích làm nỗi bật tâm trạng Hồ Xuân Hương trong bài thơ.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu:
Học sinh đọc tiểu đẫn SGK, tóm tắt nội dung chính của phần này:
- Nêu vài nét chung về tác giả Nguyễn Khuyến.
Sự nghiệp sáng tác ?
Nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến ?
Xuất xứ ? Thể loại ?
II. Đọc - hiểu:
Học sinh đọc bài thơ, GV nhận xét, đọc mẫu. 
- Phân tích tìm hiểu bài thơ theo bố cục:
Câu hỏi 1: Điểm nhìn thu có gì đặc sắc ? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ?
Câu hỏi 2: Cảnh thu được miêu tả như thế nào ?
Câu hỏi 3: Nhận xét về không gian thu trong bài thơ ?
Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong câu thơ cuối ?
Câu hỏi 4:
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Cách gieo vần ?
Củng cố: Ghi nhớ SGK.
Học sinh đọc 
1. Tác giả: 
a. Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu: Quế Sơn. 
- Sinh tại quê ngoại, xã Hoàng Xá, ý Yên, Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội, làng Và, Yên Đỗ, Bình lục, Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. 1871 à Tam nguyên Yên Đỗ.
- NK: là người tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân.
b. Sáng tác: 
- Gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn khoảng trên 800 bài chủ yếu là thơ.
- Nội dung: SGK
- Đóng góp lớn về mảng thơ Nôm, thơ về làng quê, thơ trào phúng.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: chùm thơ thu (3 bài)
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
1. Cảnh thu:
- Điểm nhìn để cảm nhận mùa thu của tác giả:
Thuyền câu à ao à bầu trời à ngõ trúc à ao thu, thuyền câu à Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
- Cảnh thu: 
+ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
+ Đường nét. chuyển động: sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng”.
+ Âm thanh: vắng teo, tiếng cá đớp mồi.
à Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, cảnh thu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. à Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân dã được gợi lê ... saõu ủaộm.
3. Con ngửụứi xửự Hueỏ vaứ taõm traùng nhaứ thụ 
 Mụ khaựch ủửụứng xa khaựch ủửụứng xa
 Aựo traộng quaự  sửụng khoựi  mụứ nhaõn aỷnh
-> Taỏt caỷ ủeàu gụùi sửù xa xoõi hử aỷo. Hỡnh aỷnh veà ngửụứi xửa thoõn Vú veà moọt coõ gaựi Hueỏ bieỏt bao thaõn thửụng nhửừng raỏt ủoói xa vụứi Xa vụứi vỡ khoõng chổ laứ khoaỷng caựch khoõng gian maứ coự khoaỷng caựch thụứi gian.
Maứu traộng cuỷa aựo hay maứu cuỷa kớ ửực hoaứi voùng xa vụứi khoõng bao giụứ trụỷ thaứnh sửù thaọt. Sửụng khoựi cuỷa khoõng gian, thụứi gian xa xoõi, cuỷa moỏi tỡnh mong manh chửa lụứi heùn ửụực cuỷa traựi tim ủau thửụng trong hỡnh haứi beọnh taọt.
 Ai bieỏt tỡnh ai coự ủaọm ủaứ ?
Caõu hoỷi chụi vụi khaộc khoaỷi voùng leõn bao ủau thửụng vaứ khaựt voùng.
* Chuỷ ủeà : Nhan ủeà “ẹaõy thoõn Vú daù” nhửng thoõn Vú chổ laứ caựi cụự ủeồ nhaứ thụ boọc loọ taõm traùng, tỡnh caỷm cuỷa mỡnh. ẹoự laứ tỡnh queõ, tỡnh yeõu thaàm kớn, trong treỷo, laứ noói buoàn xoựt xa, saõu laộng.
Bửực tranh vửụứn queõ thoõn Vú ủửụùc khuực xaù qua noói loứng tieỏc nuoỏi baõng khuaõng, xoựt xa veà moọt moỏi tỡnh dụỷ dang thaàm kớn cuỷa Haứn Maởc Tửỷ , qua buựt phaựp hieọn thửùc huyeàn aỷo cuỷa thi nhaõn. Caựi tỡnh da dieỏt quaự khieỏn baứi thụ soỏng maừi nhử sửù trửụứng toàn cuỷa hoàn thụ Haứn Maởc Tửỷ.
Ghi nhụự: SGK
3. Củng cố: Tửự thụ, bửực tranh phong caỷnh vaứ taõm caỷnh. Moọt soỏ neựt ngheọ thuaọt tieõu bieồu cuỷa baứi thụ.
4. Dặn dò: Hoùc thuoọc vaứ phaõn tớch hoaứn chổnh baứi thụ.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 24 Ngày soạn: 23/02/2008
Tiết 87 Ngày dạy: 26/02/2008
Từ ấy
 Toỏ Hửừu
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh. Phân tích làm nổi bật chất thép và chất tình được tác giả thể hiện qua bài thơ.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
I. Đọc – tìm hiểu:
Học sinh đọc tiểu dẫn SGK, rút ra một số nét chính:
- về tác giả.
- về tác phẩm:
II. Đọc hiểu:
Học sinh đọc diễn cảm tác phẩm. GV nhận xét và hướng dẫn thêm.
Tìm hiểu tác phẩm theo hệ thống các câu hỏi SGK.
Câu hỏi 1:
Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng ?
Câu hỏi 2:
Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào ?
Câu hỏi 3:
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao ?
Câu hỏi 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ ? 
Củng cố: dựa vào phần ghi nhớ SGK
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế.
- 1938 được kết nạp vào Đảng.
- Sự nghiệp thơ ca của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ rút ra trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
1938 được kết nạp vào Đảng, được đứng chân vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, tác giả đã viết bài thơ.
c. Bố cục: 3 phần.
- Khổ 1: niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng.
- Khổ 2: những nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.
1. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng:
- Từ ấy: từ ngày bắt gặp lí tưởng, với tác giả đó là một sự kiện, một bước ngoặt.
- Tâm trạng của nhà thơ:
nắng hạ: ánh nắng rực rỡ, huy hoàng soi rọi
mặt trời chân lí, chói qua tim
à Hình ảnh ẩn dụ: nhà thơ khẳng định lí tưởng ấy như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
Những động từ mạnh: bừng, chói nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn tàn xua tan màn sương mù của ý thức cũ, ý thức tiểu tư sản, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
à Thế giới tràn đầy sức sống, đầy hương sắc.
Bằng bút pháp trữ tình lãng mạn, những hình ảnh so sánh: diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
=> Nhà thơ sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây, hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời. lí tưởng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống, yêu đời, có ý nghĩa hơn.
2. Những nhận thức mới về lẽ sống:
Buộc: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ.
Trang trải: tâm hồn nhà thơ như trải rộng với cuộc đời.
à Hòa cái tôi cá nhân bé nhỏ vào cái ta cộng đồng rộng lớn (khắp muôn nơi).
Khối đời: hình ảnh ẩn dụ chỉ những người lao động đoàn kết với nhaucùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.
=> Tố Hữu đã dặt mình giữa dòng đời, giữa một cộng đồng người rộng lớn của quần chúng lao khổ. ở đó, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm giữa những trái tim.
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ:
Tôi là con  là em  là anh 
Điệp từ là: nhấn mạnh, khắc sâu
Con, anh, em: những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, gắn bó.
à Khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết.
Vạn: ước lệ, chỉ sự đông đảo, quảng đại.
=> Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân là một thành viên của một đại gia đình rộng lớn, gia đình của quần chúng lao động nghèo khổ bị áp bức: kiếp phôi pha, cù bất cù bơ
* Tứ thơ mới mẽ, hình ảnh thơ giàu tính biểu hiện, ngôn ngữ gần gũi, nhịp điệu linh hoạt, Tất cả góp phần thể hiện tâm trạng của cái tôi nhà thơ. Đó là tâm trạng của một con người hết sức nhiệt thành, say mê lí tưởng nhưng cũng có phần mang tính chất bồng bột của tuổi trẻ.
Ghi nhớ: SGK 
3. Củng cố: - Sự chuyển biến của con người khi bắt gặp lí tưởng soi đường. 
 - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
4. Dặn dò: Học thuộc bài thơ; phân tích hoàn chỉnh tác phẩm dựa theo các gợi ý.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 24 Ngày soạn: 24/02/2008
Tiết 88 Ngày dạy: 28/02/2008
đọc thêm
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Tự tìm hiểu để thấy được cái hay về nội dung, cái đặc sắc về nghệ thuật của những bài thơ được giới thiệu.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ trữ tình.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Từ ấy – Tố Hữu; phân tích làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Học sinh:
- Đọc phần tiểu dẫn SGK
- Đọc diễn cảm các bài thơ.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK.
- GV định hướng, bỏ sung nếu cần.
I. Tìm hiểu chung:
- Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm được giới thiệu.
II. Đọc - hiểu các tác phẩm:
1. Lai Tân:
+ Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả với những hành vi không đúng với chức năng của những người đại diện cho pháp luật, thậm chí vi phậm pháp luật. Tác giả đã vạch trần bộ mặt thật của chúng: 
- Ban trưởng: thiên thiên đổ.
- Cảnh trưởng: tham – giải phạm tiền.
- Huyện trưởng: thiêu đăng “biện công sự”
+ Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Vẫn thái bình mang ý nghĩa mĩa mai châm biếm sâu cay cả một xã hội thối nát lúc bấy giờ.
+ Kết cấu bất ngờ, độc đáo, bút pháp liệt kê theo lối chấm phá tạo sự bất ngờ, lôi cuốn người đọc và có sức tố cáo mạnh mẽ.
2. Nhớ đồng – Tố Hữu:
- Tiếng hò trên sông Hương xứ Huế gợi bao nỗi niềm trong tâm hồn nhà thơ ở cảnh tù đày.
- Gì sâu bằng ... lấy lại như một điệp khúc, xoáy sâu vào tâm khảm nhà thơ như một nỗi niềm da diết nhớ thương của tác giả đối với quê hương và con người xứ sở.
3. Tương tư – Nguyễn Bính:
- Nỗi nhớ mong thực chất là tâm trạng tương tư của những người đang yêu được thể hiện trong bài thơ hết sức tinh tế, ý nhị, kín đáo nhưng cũng hết sức mãnh liệt.
Thôn Đoài  Thôn Đông à cả một miền thương nhớ.
Những lời kể lể, trách móc, giận hờn của chàng trai, nhân vật trữ tình trong bài thơ, hoàn toàn phù hợp với tâm lí của những người đang yêu.
- Hệ thống hình ảnh được sử dụng trong thơ mang đậm phong vị ca dao, giàu chất quê kiểng mang hồn xưa của đất nước.
4. Chiều xuân – Anh Thơ:
- Bức tranh chiều xuân trong bài thơ hiện lên với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê đất Bắc: Hoa xoan, bến đò, triền đê, đồng ruộng xanh rì thẳng cánh cò bay 
- Không khí làng quê yên bình: bến vắng, im lìm, thong thả, lũ cò bay làm giật mình cô yếm thắm,
3. Củng cố: Đặc sắc nội dung, nghệ thuật của các bài thơ.
4. Dặn dò: Học thuộc các bài thơ; phân tích hoàn chỉnh tác phẩm dựa theo các câu hỏi hướng dẫn học bài SGK.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 24 Ngày soạn: 25/02/2008
Tiết 89 Ngày dạy: 29/02/2008
Tiểu sử tóm tắt
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Viết được tiểu sử tóm tắt.
- Có ý thức thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Học sinh đọc SGK:
Học sinh hình thành khái niêm tiểu sử tóm tắt. Ví dụ minh họa.
Mục đích của tiểu sử tóm tắt ?
Yêu cầu của tiểu sử tóm tắt ?
Học sinh đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu SGK.
Học sinh đọc lại văn bản:
Bài viết gồm những nội dung nào ? Chúng được sắp xếp ra sao ?
Rút ra kết luận về văn bản tiểu sử tóm tắt.
Củng cố: Ghi nhớ SGK
Học sinh đọc.
GV hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập SGK
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt:
Khái niệm: SGK.
1. Mục đích:
- Giới thiệu cho ngưòi đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
- Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta có thể thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
2. Yêu cầu: SGK
- Thông tin đảm bảo tính khách quan, chính xác.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong bản tiểy sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt:
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:
a. Học sinh kể vắn tắt tiểu sử Lương Thế vinh: nhân thân, các hoạt động chính, những đóng góp chủ yếu, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá chung.
b. Tính chính xác biểu hiện: tác giả đã lựa chọn được nội dung tiêu biểu và chính xác về thân thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh.
c. Trong chuẩn bị viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm các tài liệu. Các tài liệu đó cần: chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biểu.
2. Viết tiểu sử tóm tắt:
- Tiểu sử tóm tắt gồm những nội dung: nhân thân, các hoạt động chính, những đóng góp chủ yếu, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá chung.
- Các nội dung trên thường sắp xếp theo một bố cục phù hợp, rõ ràng.
* Ghi nhớ: SGK
Luyện tập:
3. Củng cố: Mục đích, yêu cầu và các viết tiểu sử tóm tắt.
4. Dặn dò: Nắm lí thuyết, hoàn thành các bài tập SGK.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 11 co ban 8 tuan dau.doc