Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn KTKN - Tuần 4

Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn KTKN - Tuần 4

Tuần: 4

Tiết: 13

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

(TT)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết phân tích, làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập tác phẩm văn chương.

 2. Kỹ năng: Phát hiện, phân tích một số bài thơ, câu thơ đã học

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị trước phần bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, diễn giảng

IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1633Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn KTKN - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết: 13
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
(TT)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết phân tích, làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập tác phẩm văn chương.
	2. Kỹ năng: Phát hiện, phân tích một số bài thơ, câu thơ đã học
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị trước phần bài tập 
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc sgk và cho biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
- HS đọc và trả lời theo yêu cầu. GV tổng hợp.
* GV dẫn chứng một số nhà thơ sử dụng từ ngữ sáng tạo: Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu
* GHI NHỚ (sgk)
HĐ2
- GV HD HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS đọc bài tập 1 và trả lời theo yêu cầu sgk.
-> các nhận xét bổ sung.
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn (theo tổ) HĐ theo yêu cầu của bài tập 2, 3 sgk.
- HS làm trong 5 phút sau đó đại diện lên bảng trình bày -> các nhận xét, bổ sung.
* GV HD HS nhận xét chéo nhóm sau đó di đến kết luận khái quát.
Bài tập 4: tương tự GV gợi ý cho HS về nhà hoàn chỉnh.
III.QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN.
 - Ngôn ngữ chung: Cơ sở sản sinh lời nói cá nhân.
 - Dựa vào lời nói cá nhân: ngôn ngữ chung phát triển.
IV. LUYỆN TẬP.
 Bài tập 1.
 - Nách: dưới cánh tay nối ngực.
 - Nách: giao nhau giữa hai góc tường.
 =>Dựa vào mối quan hệ tương đồng.
 Bài tập 2.
 - Xuân: (1) tuổi xuân, (2) mùa xuân 
 -> Sự đối lập giữa mùa xuân và tuổi trẻ: khiến nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường
 - Xuân: vẻ đẹp tủi xuân của người con gái
 -> Tấm thân người con gái đã trao cho người khác.
 - Xuân: chất men say nồng của rượu ngon, cũng là sức sống dạt dào của tuổi trẻ.
 -> Chỉ tình cảm bạn bè thân thiết.
 - Xuân: (1) mùa đầu tiên của năm (2) sức sống và sự tươi trẻ.
 Bài tập 3.
 - Mặt trời: thiên nhiên
 - Mặt trời: chân lí, lí tưởng cách mạng.
 - Mặt trời:(1) thiên nhiên (2) Bác Hồ 
 -> người mang lại ánh sáng và sưởi ấm cho dân tộc.
 - Mặt trời: (1) thiên nhiên (2) đứa con của người mẹ 
 -> đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và ánh sáng của đời mẹ.
4. Hướng dẫn tự học:
- Dựa vào các phần đã làm trên lớp làm tiếp bài còn lại..
- Về nhà soạn: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Tiết: 14,15
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
(Nguyễn Công Trứ)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Con người Nguyễn Công Trứ thể hện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kì VHTĐ Việt Nam.
	- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.
	- Đặc điểm của thể hát nói.
	2. Kỹ năng: phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS phát biểu nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- GV gợi ý cho các em khác nhận xét và tổng hợp.
*GV: Thể ca trù là thể vận luật tương đối tự do, phóng khoáng kết hợp lục bát và song thất lục bát.
HĐ2
- Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ này?
- HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu 1 sgk.(ngất ngưởng theo từ điển và trong bài thơ)
- Gợi ý để HS phát hiện: “ngất ngưởng” là tư thế không vững lắc lư nghiêng ngã => Chỉ một tư thế, một thái độ, một cách khác đời, tự đánh giá tài năng, nhân cách của mình.
*GV giảng về quan niệm Nho giáo:
 + “Không công danh thà nát với cỏ cây”
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất 
 Phải có danh gì với núi sông”
 + Tư tưởng Nho giáo:“tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”
 + Hai điều quan trọng với đấng nam nhi: “Kinh bang tế thế”, “Đạo vua tôi”
- HS trả lời câu 2 sgk.
*GV giảng:
 + Triết lý sống: xem thường sự được mất, phú quí, bần hàn, khen chê và vẫn lạc quan, trong sạch phàm tục, bản lĩnh
 +Hình ảnh đối ý: “ kiếm cung >< từ bi”
 “Gót tiên>< đôi dì”
 => phóng túng, ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, pha chút buồn cười đầy ý vị của cuộc đời.
- HS trả lời câu 3 sgk.
- GV gợi ý để HS khác nhận xét và tổng hợp.
* Ở vị trí nào ông cũng tìm thấy ý nghĩa sống; biết dung hòa giữa bổn phận, quyền lợi và hưởng thụ.
- Ý nghĩa rút ra từ văn bản?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Nhà nho tài tử; cuộc đời phongphú, đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân tộc.
 - Góp phần quan trọng vào phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh ra đời: viết trong thời kỳ cáo quan về hưu, ở ngoài vòng cương toả của quan trường và những ràng buộc lễ giáo, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng cũng như tổng kết về cuộc đời phong phú.
 - Đặc điểm của thể hát nói.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
- “Ngất ngưởng” trên hành trình: người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
- “Ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu: bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.
=> Có năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.
2. Nghệ thuật:
Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng.
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Con người thể hiện “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn.
 - Bản lĩnh sống phóng khoáng, vượt qua khuôn sáo khắc khe của lễ giáo phong kiến.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- So sánh hình ảnh “ông ngất ngưởng” với những câu thơ mang tính chất tự thuật của Nguyễn Công Trứ và hình ảnh con người tài tử trong thơ Cao Ba Quát.
	- Đọc và soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Tiết: 16
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Sự chán ghét, bế tắc con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi.
	- Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể.
	2. Kỹ năng: Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
	3.Thái độ: Có cái nhìn đúng đắn về hướng nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Căn cứ vào phần tiểu dẫn của Sgk, em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả ?
- Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
HĐ2:
* Cho HS đọc bài thơ và giảng một số từ khó.
- N1: Bài thơ tả cảnh gì ?
- N2:Cảnh ấy được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh nào?
->HS HĐ sau đó trả lời; GV kết hợp giảng về: Bãi cát; người đi trên bãi cát – đi trên con đường danh lợi lúc bấy giờ.
* Có thể cho học sinh xem tranh những bãi cát dài miền Trung mênh mông.
- N1: Hình ảnh người đi trên con đường?
- N2: Tâm sự của tác giả?
->HS hoạt động và trả lời.
-> GV cho HS nhận xét chéo và tổng hợp.
* Gợi ý để HS tìm một số ý thơ để bình giảng như: hơi men; người say vô số
*GV giảng: 
- Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
- Đặng Dung:
“Thế sự du du nại lão hà ?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”
- HS phát biểu phần nghệ thuật, GV tổng hợp.
- GV gợi ý về danh lợi tầm thường và khát vọng thay đổi của tác giả để HS phát biểu.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Cao Bá Quát là người có tài cao, nổi tiếng văn hay chữ đẹp và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời (thần Siêu thánh Quát).
 - Người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
2. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh ra đời: Viết trong khi đi thi hội.
 - Thể loại: thơ cổ thể, không gò bó về luật, không hạn chế về số câu, gieo vần linh hoạt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung;
 a. Hình ảnh bãi cát.
 - Gợi không gian: khó khăn, nhọc nhằn.
 - Con đường rộng lớn: mờ mịt, không xác định phương hướng.
 - Hành động: bước đi trên con đường vì mộng danh lợi.
 => Hình ảnh tượng trưng về đường đời, con đường công danh nhọc nhằn, không lối thoát của tác giả và của biết bao trí thức đương thời.
 b. Hình ảnh người đi đường và tâm sự của tác giả:
 * Hình ảnh người đi đường:
 - Không gian: đường xa, hiểm trở, mịt mù.
 - Thời gian: mặt trời đã lặn.
 => Tâm trạng đau khổ.
 * Tâm sự của tác giả:
 - Người đời: mê muội, nhọc nhằn với công danh, lợi lộc
 - Chán nản: vì phải hành hạ mình trên con đường danh lợi.
 => Cần thoát khỏi con đường danh lợi tầm thường (lối cũ: không đi mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị)
 - Cá nhân: nhận ra sự vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh.
 => Băn khoăn, bế tắc, tuyệt vọng.
3. Nghệ thuật:
 - Sử dụng thể thơ cổ thể; hình ảnh có tính biểu tượng.
 - Thủ pháp đối lập; sáng tạo trong dùng điển tích.
4. Ý nghĩa văn bản: 
 Khúc bi ca mang đậm chất nhân văn của một con người cô đơn tuyệt vọng trên đường qua hình ảnh bãi cát dài, con đường và hình ảnh người đi đường.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
	- Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng.
NTL, ngày tháng năm 2010
	- Đọc và soạn bài: lẽ ghét thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc