Tuần 33
Tiết 112
MỘT SỐ THỂ LOẠI KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Kịch và yêu cầu đọc – hiểu văn bản kịch.
- Nghị luận và yêu cầu về đọc – hiểu văn bản kịch.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận.
- Cảm nhận được thể loại kịch, nghị luận căn cứ vào đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
Tuần 33 Tiết 112 MỘT SỐ THỂ LOẠI KỊCH, NGHỊ LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Kịch và yêu cầu đọc – hiểu văn bản kịch. - Nghị luận và yêu cầu về đọc – hiểu văn bản kịch. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu kịch bản văn học, nghị luận. - Cảm nhận được thể loại kịch, nghị luận căn cứ vào đặc trưng thể loại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Em đã được học những tác phẩm kịch nào trong chương trình ngữ văn THPT? - Kịch là gì ? Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại kịch? *Có 2 loại xung đột chính xen kẽ, song song và kết hợp với nhau trong vở kịch: xung đột bên ngoài (giữa nhân vật này với nhân vật khác..), xung đột bên trong (tâm trạng, tâm lí..) - Ngôn ngữ trong kịch có những loại nào và có gì khác biệt ngôn ngữ trong truyện, thơ? * GV chốt: 3 đặc trưng chủ yếu của kịch là: + Xung đột kịch : phản ánh tập trung xung đột của đời sống + Nhân vật kịch: thực hiện hành động kịch trong cốt truyện tập trung, cô đọng + Ngôn ngữ trong kịch: lời thoại trực tiếpkhắc họa tính cách nhân vật, có tính hành động và khẩu ngữ cao. - Theo em có bao nhiêu loại hình kịch ? *Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải quyết - Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ - Yêu cầu khi đọc kịch? - Khái niệm nghị luận? + HS trả lời. + GV tổng hợp. - Đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận? + HS trả lời. + GV tổng hợp. - GV gợi ý để HS dẫn chứng một số thể loại đã bắt gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - Cần chú ý những yêu cầu gì khi đọc văn nghị luận? - HS phát biểu, GV tổng hợp. I. KỊCH: 1. Khái niệm: - Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên). 2. Đặc trưng: - Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn. - Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch. - Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch. - Ngôn ngữ kịch: chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật được thể hiện trực tiếp trong những lời thoại. Đặc điểm của ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. ->Ngôn ngữ kịch mang tính hành động thể hiện sự tranh luận, tấn công, chống đỡ, biện bárất phong phú, góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật, xung đột kịch. - Phân loại kịch: + Căn cứ vào nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch +Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử + Căn cứ vào ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch 3. Yêu cầu đọc kịch: - Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn. - Tập trung vào lời thoại của nhân vật. - Phân tích hành động kịch. - Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch. II. NGHỊ LUẬN: 1. Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhậngiúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra. 2. Đặc trưng: - Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình) - Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận ), nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu, bình giảng, phân tích) 3. Yêu cầu đọc văn nghị luận: - Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm. - Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm. - Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm. - Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. - Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết. 4. Hướng dẫn tự học: - Phân tích đặc trưng của thể loại kịch thể hiện ở đoạn trích: Vũ Như Tô, Tình yêu và thù hận. - Nắm vững đặc trưng thể loại kịch và nghị luận. - Làm bài tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Tiết 113 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng : - Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận. - Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc và làm bài luyện tập III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao? b. Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào? Câu c - SGK HĐ2 - Vấn đề đặt ra là: Bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên cần có ngày nay. - Hoạt động nhóm: + Tổ 1: Lập dàn ý + Tổ 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào? + Tổ 3: Trình bày 1 luận điểm. + Tổ 4: Viết 1 đoạn trình bày trước lớp. - Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, thầy cô nhận xét. * Nên áp dụng thao tác + Bình luận + Giải thích + Phản bác + Chứng minh - Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay. - Viết đoạn văn trình bày trước lớp. - Nhận xét trên các mặt: nội dung trình bay, hình thức trình bày, tư thế thái độ trình bày. 1. Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi: - Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô. - Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng. - Thao tác so sánh và phân tích. - Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. - Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. - Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không. 2. Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận: - Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận “Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác”. - Bước 2: Lập dàn ý. - Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp - Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề: + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới. + Tại sao phải rèn luyện (...) + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay. + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác (...) - Kết thúc vấn đề: + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra. + Bài học hành động của bản thân. - Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ. - Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ. - Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên. 4. Hướng dẫn tự học: - Viết thêm một số đoạn văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. - Đọc và soạn Tóm tắt văn bản nghị luận. Tiết 114 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận. - Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận. - Cách tóm tắt văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng : - Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài khoảng 1000 chữ). - Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thẻ lớp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc và làm bài luyện tập III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV yêu cầu HS đọc phần I trong SGK, phát biểu tóm lược những ý chính. - GV nhận xét, chốt lại các ý chính cần ghi nhớ. HĐ2 - GV yêu cầu HS đọc lại văn bản và thảo luận, trả lời các câu hỏi tu từ 1-> 4 theo từng tổ. 1: Dựa vào nội dung luận điểm và cách lập luận của tác giả mà ta biết được: - Vấn đề được đem ra bàn luận là nền luân lí xã hội nước ta đang trong tình trạng kém phát triển dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy giờ luôn tồn tại dai dẳng, trong đó nạn tham nhũng là một vấn đề tiêu biểu. 2: Dựa vào phần mở đầu và phần kết của văn bản, ta biết được: - Mục đích viết văn bản này là muốn cho mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của nền luân lí nước nhà, qua đó giác ngộ cho người dân tư tưởng cách mạng, về tinh thần đoàn thể, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân đối với đất nước. 3: Các luận điểm chính của đoạn trích: - Khác với châu Âu, dân VN không có luân lí XH: XH luân lí thật trong nước ta không ai biết đến... - Nguyên nhân của tình trạng đen tối của nền luân lí XH VN là do sự suy đồi từ vua đến quan, đến các học trò, các viên chức lớn nhỏ: Bọn ấy muốn giữ túi tham... của quốc dân - Khẳng định tầm quan trọng của đoàn thể trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ, đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước. 4. Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: - Luận cứ của luận điểm 1: So sánh nền luân lí nước ta với luận lí phương Tây: Cái XHCN bên Âu Châu rất thịnh hành như thế... không biết gì là gì. - Luận cứ của luận điểm 2: + Lũ vua quan phản động thối nát + Bọn người xấu đua nhau tìm đủ mọi cách chạy ra làm quan. + Dân không có ý thức đoàn thề, không biết đoàn kết đấu tranh. 5. GV yêu cầu HS tự viết thành văn bản hệ thống cách. HĐ3 - Tổ 1,2 làm bài tập 1. - Tổ 3,4 làm bài tập 2. - HS thảo luận, trình bày, nhận xét. * HS chuẩn bị ở nhà: để trình bày trước lớp. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. - Việc tóm tắt văn bản nghị luận nhằm nhiều mục đích: + Sử dụng làm tài liệu + Thu thập, ghi chép làm tư liệu bản thân + Luyện tập năng lực đọc - hiểu, tóm lược văn bản... 2. Yêu cầu: - Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. - Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ và mạch lạc, biết loại bỏ những thông tin không phù hợp mục đích tóm tắt. II. CÁCH TÓM TẮT: 1. Nội dung, kết cấu của văn bản gốc: - Xác định vấn đề nghị luận theo các căn cứ sau: + Nhan đề của văn bản. + Câu chủ đề trong phần mở bài. - Xác định hệ thống các luận điểm của bài. - Tìm các luận cứ triển khai luận điểm. - Tìm nội dung khái quát của phần kết bài. 2. Viết văn bản tóm tắt: 3. Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt: III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: a. Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-si-a. b. Xuân Diệu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Bài tập 2: a. Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch. Mục đích nghị luận: Không nên lãng phí nước, phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. b. Các luận điểm: - Nước là tài sản thường bị lãng phí nhiều nhất - Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu. - Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng. c. Tóm tắt văn bản: 4. Hướng dẫn tự học: - Đọc thêm một số văn bản nghị luận và tóm tắt. - Soạn ôn tập văn học. Duyệt tuần 33 - 11/4/2011 P.HT
Tài liệu đính kèm: