Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
C. Phương pháp dạy học:
Kết hợp: đọc, nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
TUẦN 1 Tiết 1,2 Ngày soạn:20/8/2008 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. Phương tiện dạy học: SGK, SGV Thiết kế bài giảng Phương pháp dạy học: Kết hợp: đọc, nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. D.Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Chương trình lớp 10 đã dừng lại ở tác phẩm nào của phần văn học trung đại Việt Nam? Tác phẩm đó thuộc thể loại nào? Kể tên một số thể loại văn học trung đại đã học. II. Bài mới: Giới thiệu bài mới trên cơ sở chốt lại các vấn đề nêu trên; giới thiệu thể kí, tác giả. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu tiểu dẫn - Phần tiểu dẫn đã cung cấp những thông tin chính nào? - Trình bày ngắn gọn những thông tin chính về Lê Hữu Trác? - Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là gì? Vì sao tác giả gọi mình như vậy? GV giới thiệu chung về tác phẩm Anh (chị) đã được học tác phẩm kí trung đại nào? Kí sự là gì? GV tóm tắt tác phẩm. HS đọc văn bản ở nhà; GV kiểm tra một số từ khó; Yêu cầu HS đọc lại một số đoạn. Tóm tắt văn bản. Trình bày cảm nhận chung của anh ( chị) về đoạn trích? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản. - Tác giả miêu tả phủ chúa bằng cách nào? GV gợi ý: Tác giả miêu tả phủ chúa theo bước chân của mình, đi đến đâu miêu tả đến đó: Đường vào phủ chúa g khuôn viên g bên trong phủg cung thế tử. a Được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? - Anh (chị) nhận xét gì về quang cảnh nơi phủ chúa? - Lối sống, sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả có gì đặc biệt? - Trong cách nói năng, anh (chị) phát hiện có điều gì ấn tượng? (Tục kị huý: Thuốc được gọi là trà Phòng thuốcgPhòng trà) - Nhận xét về lối sống sinh hoạt nơi phủ chúa? - Quang cảnh và cách sinh hoạt như thế nói lên điều gì? GV khắc sâu thêm ấn tượng về bức tranh phủ chúa: * Chọn một chi tiết mà anh (chị) cho là “đắt” có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực. - HS thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày. - Thái độ của tác giả ra sao trước sự giàu sang, xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa? - Lê Hữu Trác đã lí giải bệnh tình của thế tử như thế nào? Em nhận xét gì về Lê Hữu Trác với cương vị thầy thuốc? - Sau khi xem mạch cho thế tử tâm trạng tác giả như thế nào? - Khắc hoạ chân dung Lê Hữu Trác? Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật. - Nhận xét về bút pháp kí sự của tác giả? Hoạt động 4: Củng cố, mở rộng Hiện thực cuộc sống ở phủ chúa Trịnh g Hiện thực xã hộig Thái độ tác giả trước hiện thực g Chân dung Lê Hữu Trác. Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập GV hướng dẫn, HS làm bài tập ở nhà. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác(1724-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. - Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương(Yên Mĩ, Hưng Yên ngày nay) - Ông là nhà văn tài hoa, danh y lỗi lạc. - Sự nghiệp: Công trình “Hải thượng y tâm lĩnh”. 2. Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự”(kí sự đến kinh đô), được viết bằng chữ Hán, hoàn thành năm1783. a.Thể loại: - Kí sự: là một thể kí ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. b. Tóm tắt: 3. Đoạn trích: Đọc và tóm tắt các sự việc chính. Thánh chỉ g vào cung(cửa sau) g nhiều lần cửa g vườn cây g hành lang quanh co g điếm g cửa lớn g hành lang phía Tây g Đại đườngg hậu cung g hầu mạch, dâng đơn. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh: a. Quang cảnh: - Đường vào phủ chúa: quanh co, qua nhiều lần cửa, có vệ sĩ canh gác - Khuôn viên phủ chúa: điếm “Hậu mã quân túc trực”, danh hoa đua thắm.. - Bên trong phủ chúa: lầu son gác tía với kiệu son, võng điều, mâm vàng, chén bạc - Cung thế tử: qua 5,6 lần trướng gấm, ghế rồng, nệm gấm, màn là a Phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng. b. Cung cách sinh hoạt: - Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ - Lực lượng phục vụ đông đúc, tấp nập - Lời lẽ xưng hô, bẩm tấu hết sức kính cẩn, lễ phép, thận trọng - Việc khám bệnh phải tuân theo một loạt các phép tắc, qui định a Nhiều lễ nghi, khuôn phép, nhiều kẻ hầu người hạ.Chứng tỏ quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa với nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa. Phủ chúa có cái uy thế nghiêng trời, lấn lướt cả cung vua. a Giá trị hiện thực của tác phẩm. * Một vài chi tiết nổi bật: - Chi tiết về nội cung thế tử, đã nói được căn nguyên căn bệnh của thế tử. - Chi tiết thầy thuốc lạy thế tử: cái giá của danh lợi 2. Thái độ, tâm trạng, con người Lê Hữu Trác: - Ông dửng dưng, thờ ơ, không đồng tình với cuộc sống trong phủ chúa, thấp thoáng chút mỉa mai, châm biếm. - Là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm. - Trong cách chữa bệnh cho thế tử, ông có sự phân vân, nghĩ ngợi.Cuối cùng ông nói thẳng, chữa thật, kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình a Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, đức độ, một nhân cách cao đẹp, xem thường lợi danh quyền quý. 3. Nghệ thuật viết kí sự: - Quan sát tinh tế, tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn. - Kết hợp văn xuôi với thơ ca làm tăng chất trữ tình. - Bộc lộ thái độ kín đáo, tinh tế. III. Ghi nhớ: sgk IV. Luyện tập So sánh văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” với văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ). Nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này. * Gợi ý: Giống nhau: phản ảnh hiện thực, bày tỏ thái độ của tác giả. Khác nhau: + Ghi chép tản mạn, chủ quan + Ghi chép theo trật tự thời gian. Thái độ phê phán ẩn sau sự việc, khắc hoạ chân dung cái tôi tác giả. III. Dặn dò: Xem bài tập 1, 2, 3 SBT Chuẩn bị bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Nét riêng của lời nói cá nhân mình là gì? Tìm 1 số ví dụ. Tìm ví dụ về nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ của một nhà văn, nhà thơ. Tiết 3 Ngày soạn:21/8/2008 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng. Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ. Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc. B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, STK - Thiết kế bài giảng C. Phương pháp dạy học: Kết hợp: Thuyết giảng, trả lời các câu hỏi, kết hợp diễn dịch và quy nạp. D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: Hoạt động của GV và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Ngôn ngữ là gì? Chức năng của ngôn ngữ? - TiếngViệt là gì? - Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? - Cho biết những yếu tố chung trong thành phần của ngôn ngữ? GV giải thích thêm về phụ âm đơn, kép, tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu - Thế nào là tiếng? Do các yếu tố nào tạo thành? - Thế nào là từ? So sánh “từ” và “tiếng”. - Yêu cầu HS cho ví dụ về một số kiểu câu: đơn, ghép, phức GV giải thích trên cơ sở các ví dụ - Lời nói là gì? Lời nói khác tiếng nói như thế nào? - Vì sao đều cùng sử dụng một ngôn ngữ, lời nói của mỗi cá nhân lại có nét riêng? GV yêu cầu HS lấy ví dụ từ những người xung quanh. GV lấy thêm ví dụ từ tác phẩm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm việc cá nhân; trình bày trên bảng. a. Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê! b. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! Hoạt động 3: Củng cố - Các yếu tố chung, quy tắc chung - Vận dụng sáng tạo¦ nét riêng I. Tìm hiểu bài: - Ngôn ngữ: + tiếng nói của con người + phương tiện: + giao tiếp + tư duy - Mỗi dân tộc thường có một ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của người Việt là tiếng Việt. 1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội: Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua các phương diện: a. Những yếu tố chung: - Các âm và các thanh: VD: + Phụ âm: b, c, d, nh, gh + Nguyên âm: a, e, i, o. + Thanh điệu: huyền, sắc, hỏi, nặng - Các tiếng:( âm tiết) + Phát âm một lần + Do âm và thanh tạo thành - Các từ: - Các ngữ cố định(thành ngữ, quán ngữ) b. Những quy tắc và phương thức chung: - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. - Phương thức chuyển nghĩa từ: gốc¦ nghĩa phái sinh. 2. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân: - Lời nói là sản phẩm của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong những hoàn cảnh nhất định. - Cái riêng của ngôn ngữ được biểu hiện ở các phương diện: a. Giọng nói cá nhân: b. Vốn từ ngữ cá nhân: Cách dùng từ: + vốn từ + sở thích + địa phương, lứa tuổi + nghề nghiệp. c. Sự chuyển đổi,sáng tạo khi dùng từ ngữ chung quen thuộc: thể hiện trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ d. Tạo ra các từ mới e. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. g nét riêng trong lời nói g phong cách ngôn ngữ cá nhân g các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 (Sgk) - “Thôi”: chấm dứt, kết thúc cuộc sống, qua đời. 2. Tìm những từ được dùng theo cách kết hợp mới, theo nghĩa mới: * Đong, lắc, đầy¦ từ đo đếm vật thể + sầu: trang thái tâm lí bên trong¦ trừu tượng = cụ thể. * Sâu(chỉ không gian)¦ chỉ thời gian(trưa) III. Ghi nhớ: Sgk. III. Dặn dò: Làm bài tập SGK, SBT Chuẩn bị làm bài viết số 1: Nghị luận xã hội. - Dạng đề: đề bài Sgk - Ôn tập: Những kĩ năng làm văn nghị luận. Các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 10. Tiết:4 Ngày soạn:22/8/2008 Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì 2 lớp 10. - HS viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập. B. Phương tiện dạy học: C. Phương pháp dạy học: GV ra đề, hướng dẫn HS làm bài tại lớp; thời gian 1 tiết. D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài GV: Chép đề lên bảng, nêu yêu cầu của đề bài. HS: Chép đề; hiểu được yêu cầu của đề. Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS làm bài. - Nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài. - Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS - Giải đáp các thắc mắc. Hoạt động 3: Thu bài. I. Đề bài: Đọc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, anh (chị) suy nghĩ gì về tinh thần đấu tranh chống cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trong xã hội xưa và nay. II. Làm bài: - Làm bài nghiêm túc, tự giác, trung thực. - Hoàn thành bài viết trong thời gian 2 tiết. III. Thu bài: IV. Đáp án và biểu điểm: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, đảm bảo những nội dung sau: - Về nhân vật Ngô Tử Văn: + Cương trực, khẳng khái, không chịu được sự gian tà. + Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, mãnh liệt; hành động dũng cảm: đốt đền; đấu tranh đến cùng. ¦ Tinh thần đấu tranh của người xưa. + Dũng cảm, nghĩa hi ... n tập. - Giao việc cho từng nhóm - Thảo luận, chuẩn bị ở nhà - Thuyết trình trên lớp * Nhóm1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến XIX? Nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới? * Nhóm2: Câu hỏi 2 Sgk Nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII – XIX. * Nhóm3: Câu hỏi 3,4 Sgk. * Nhóm4: Những đặc điểm của văn học trung đại. (theo hướng dẫn Sgk) * Khái quát nội dung chính trình bày trên giấy rorki. Hoạt động 3: Các nhóm cử đại diện lần lượt thuyết trình. - Thời gian từ 5 đến 6 phút Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét - GV đánh giá, tổng kết Hoạt động 5: Củng cố. - Nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo. - Đặc điểm về hình thức nghệ thuật. 1. Bảng tổng kết: - Nêu đúng và đầy đủ các nội dung của bảng tổng kết: + Tác giả: 10 + Tác phẩm(đoạn trích) 14 + Thể loại: 9 + Nội dung cơ bản: nêu ngắn gọn 2. Nội dung yêu nước: Những điểm mới so với giai đoạn trước: - Ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước(Chiếu cầu hiền) - Tư tưởng canh tân đất nước - Tâm sự u hoài, nỗi lòng u uẩn - Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng. 3. Nội dung nhân đạo: - Trào lưu nhân đạo: xuất hiện nhiều tác phẩm mang nội dung nhân đạo sâu sắc và phát triển một cách rầm rộ. - Những biểu hiện có tính chất truyền thống + Cảm thông sâu sắc trước bi kịch; trân trọng khát vọng của con người. + Đề cao nhân phẩm, tài năng + Tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm con người. + Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa - Những biểu hiện mới: + Quyền sống của con người trần thế + Ý thức về cá nhân đậm nét hơn. 4. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. - Miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống nơi phủ chúa. + Cuộc sống cực kì xa hoa + Âm u, thiếu sinh khí, thiếu sự sống và sức sống 5. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. - Về nội dung: +Đề cao đạo lí, nhân nghĩa + Nội dung yêu nước. - Về nghệ thuật: + Tính chất trữ tình, đạo đức + Mang đậm màu sắc Nam Bộ 6. Đặc điểm của văn học trung đại: - Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, công thức - Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng điển tích - Bút pháp nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng. - Thể loại: thể loại mới được học: + Hát nói + Văn tế + Điều trần * Luyện tập: Bài tập trắc nghiệm. III. Dặn dò: Nắm được hai nội dung chính yêu nước và nhân đạo; nội dung cơ bản của từng tác phẩm. Ôn tập phần VH TĐ VN ở lớp 10 để có một cái nhìn toàn diện về văn học trung đại trước khi bước vào văn học hiện đại. Trả bài viết số 2. Tiết: Ngày soạn: Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nhận rõ những ưu khuyết của bài làm; so sánh với bài làm văn số 1; từ đó củng cố thêm các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận. B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV - Bài làm của HS - Bảng phụ: Dàn ý bài văn C. Phương pháp dạy học: - Tổ chức cho HS phân tích đề, lập dàn ý. - Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm. D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề. - Yêu cầu HS chép đề lên bảng. - Nội dung trọng tâm của đề bài là gì? - Xác định thao tác lập luận chính? Phạm vi tư liệu? - Đề bài thuộc dạng nào? Đề mở hay đề có định hướng? Hoạt động 2: HS thảo luận, lập dàn ý. - Tìm ý và lập dàn ý bằng cách đặt câu hỏi và trả lời, sắp xếp các ý. + Người phụ nữ trong bài thơ Tự tình hiện lên với cảnh ngộ ra sao? Mang tâm trạng thế nào? Vì sao gặp phải cảnh ngộ đó? + Người phụ nữ trong bài Thương vợ là người như thế nào? + Hai người phụ nữ có điểm gì chung? Khác nhau ra sao? Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá bài viết. - Yêu cầu HS tự nhận xét ưu diểm và hạn chế của mình thông qua kết quả phân tích đề, lập dàn ý và lời phê của GV. - Bài viết đáp ứng được mấy phần yêu cầu của đề bài? Chỗ nào còn thiếu? Chỗ nào cần nhanh chóng khắc phục? - GV nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của HS. -GV chỉ ra những lỗi cụ thể của từng HS cụ thể. Hướng dẫn cách sửa. - Có thể yêu cầu cả lớp cùng sửa chữa - Đọc bài làm khá. I. Phân tích đề: Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự tình(II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. - Nội dung trọng tâm: Hình ảnh người phụ nữ - Thao tác lập luận chính: Phân tích - Phạm vi tư liệu: Tự tình(II), Thương vợ. II. Dàn ý: 1. Mở bài: 2. Thân bài: - Người phụ nữ cô đơn bẽ bàng vì duyên phận trong Tự tình. - Người phụ nữ đầy bản lĩnh, luôn muốn bứt phá, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.g khát khao, sức sống mãnh liệt - Người phụ nữ tần tảo, đảm đang, chịu thương chịu khó, vất vả nắng mưa vì chồng vì con (Thương vợ) - Người buồn tủi cô đơn, người nhọc nhằn vất vả, người đau đớn tinh thần, người cực nhọc tấm thân, người muốn vượt lên số phận, người “âu đành phận” g Cả hai đều khổ, đáng được trân trọng, cảm thông. 3. Kết bài: III. Trả bài, nhận xét, đánh giá: 1. Ưu điểm: - Nắm được nội dung hai bài thơ. - Khắc hoạ được hình ảnh người phụ nữ trong hai bài thơ đó - Biết khắc phục những hạn chế của bài số 1 - Một vài bài viết thể hiện được sự giống và khác nhau của hai người phụ nữ. 2. Hạn chế: - Nhiều bài viết còn sơ sài; lần lượt phân tích 2 bài thơ; diễn xuôi bài thơ. - Đa số các bài viết thiếu cảm xúc. - Chưa khắc phục được các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn. IV.Sửa chữa lỗi bài viết; Biểu dương nhắc nhở. - Chủ yếu là các lỗi về diễn đạt + Dùng sai từ + Viết câu thiếu thành phần * Bài làm tương đối tốt * Bài làm mắc nhiều lỗi, điểm kém. TUẦN 10 Tiết: Ngày soạn: Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ. B. Phương tiện dạy học - SGK, SGV - Thiết kế bài dạy C. Phương pháp dạy học - Lưu ý HS về bút pháp Thạch Lam trước khi đi vào tác phẩm - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm những đoạn tiêu biểu - Chú ý chi tiết hai đứa trẻ cố thức đợi tàu. D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ - Văn học VN thời kì TK XX – 1945 có những đặc điểm nào?Khái quát về quá trình hiện đại hoá nền văn học. - Trình bày những hiểu biết về hai xu hướng văn học: lãng mạn va hiện thực. II. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn. “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ” I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: * Tiểu sử: - Thạch Lam (1910 - 1942), tên Nguyễn Tường Vinh, sau đó là Nguyễn Tường Lân, là em của Nhất Linh và Hoàng Đạo. - Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. - Có quan niệm văn chương lành mạnh và tiến bộ. * Đề tài: Thường viết về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân nghèo. * Phong cách: - Có lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, truyền cảm, văn phong trong sáng, giản dị. - Truyện không có cốt truyện(hoặc đơn giản), ít xung đột, mâu thuẫn, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh. - Kết hợp hài hoà giữa lãng mạn và hiện thực. * Những tác phẩm chính: - Truyện ngắn: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; Sợi tóc. - Tiểu thuyết: Ngày mới - Tuỳ bút: Hà Nội băm sáu phố phường. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: In trong tập: Nắng trong vườn. b. Thể loại: Truyện ngắn c. Đọc văn bản: II. Đọc hiểu: 1. Phố huyện trước khi tàu đến: a. Thời gian: - Thời gian: vân động: chiều - tối - đêm g là khoảng thời gian diện mạo cuộc sống bộc lộ đầy đủ, rõ ràng nhất. b. Không gian: Phố huyện nghèo * Âm thanh: - Tiếng trống thu không - Tiếng ếch nhái - Tiếng muỗi vo ve - Tiếng chõng nan cót két - Tiếng cười khanh khách - Tiếng đàn bầu a Những âm thanh quen thuộc, báo hiệu thời gian; những âm thanh buồn bã, mệt mỏi và tẻ nhạt của một cuộc sống nghèo khổ, lụi tàn. * Bóng tối: - Bóng tối trên dãy tre làng, trong mắt Liên - Đường phố, các nhõ con chứa đầy bóng tối - Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường ra chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. g Bóng tối dày đặt, bao trùm khắp phố huyện. Bóng tối vây quanh, nhấn chìm con người trong cuộc đời tối tăm, tàn tạ. * Ánh sáng: - Đèn hoa kì leo lét - Khe sáng - Đèn dây sáng xanh - Vệt sáng - Vùng sáng - Hột sáng - Quầng sáng - Chấm sáng gÁnh sáng quá ít ỏi, quá bé nhỏ, không đủ sức xua đi bóng tối nhưng vẫn đang cố cầm cự để không lụi tắt trong màn đêm dày đặc. c. Con người: - Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể dùng được từ phế thải của phiên chợ. - Mẹ con chị Tí với hàng nước: tối tối dọn hàng như một thói queng cuộc sống quẩn quanh, máy móc - Bà cụ Thi với tiếng cười khanh khách, dáng đi lảo đảo - Bác Siêu với gánh hàng xa xỉ - Gia đình bác xẩm với manh chiếu rách, chiếc thau sắt - Chị em Liên với gian hàng nhỏ xíu, chiếc chõng tre sắp gãy g Những kiếp người bé mọn, hèn kém đang sống âm thầm lặng lẽ, vô nghĩa trong bóng tối, trong cuộc mưu sinh chật vật, khốn cùng. Những con người ấy vẫn không nguôi hi vọng và chờ đợi. 2. Tâm trạng nhân vật Liên: - Nỗi buồn + Buồn man mác khi chiều xuống + Buồn vì ý thức rõ nhất về cuộc sống mỏi mòn, vô vị của mình + Nhớ những ngày tháng tươi vui ở Hà Nội - Cuộc sống tâm hồn sâu sắc + Thói quen ngắm nhìn phố huyện, cảm nhận cuộc sống + Cảm nhận được cái mùi riêng của đất, của quê hương + Yêu thương tất cả mọi người - Niềm khao khát + Hằng đêm, ngắm sao trên trời để gửi vào đó những ước mơ, tìm điều kì diệu trong cổ tích - Thức đợi chuyến tàu + Để lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu + Để tìm một nguồn sáng, một niềm vui, một chút sôi nổi, ấm áp cho cuộc sống hiện tại + Để ước mơ, khao khát cho tương lai a Khao khát ánh sáng, niềm vui. 3. Phố huyện khi tàu đến: * Ánh sáng: - Ngọn lửa xanh biếc - Làn khói bừng sáng trắng - Các toa đèn sáng trưng * Âm thanh: - Tiếng còi từ xa vọng lại, rít lên - Tiếng dồn dập.. - Tiếng ồn ào a Đoàn tàu với ánh sáng rực rỡ, âm thanh náo nhiệt như đem tới một chút thế giới khác cho phố huyện. Nó là ánh sáng, là niềm vui mà hằng đêm Liên và mọi người chờ đợi. a Thạch Lam đã cho nhân vật của mình một chút ánh sáng, một chút niềm tin. III. Tổng kết: (Ghi nhớ-Sgk) Truyện không có cốt truyện, đẫm chất thơ, hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn, lôi cuốn người đọc bằng sự miêu tả tinh tế.
Tài liệu đính kèm: