Giáo án Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Giáo án Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

CHIẾU CẦU HIỀN

Ngô Thì Nhậm

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả: (1746-1803)

- Ngô Thì Nhậm hiệu là Hi Doãn, quê quán làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

- Là một tướng giỏi của chúa Trịnh, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và đóng góp nhiều cho triều đại này.

2/ Mục đích sáng tác:

NTN viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789 để thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

3/ Bố cục: gồm 3 phần

- Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

- Phần 2: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà

- Phần 3: Đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung và lời kêu gọi hiền tài ra giúp nước.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả: (1746-1803)
- Ngô Thì Nhậm hiệu là Hi Doãn, quê quán làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Là một tướng giỏi của chúa Trịnh, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và đóng góp nhiều cho triều đại này.
2/ Mục đích sáng tác:
NTN viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789 để thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
3/ Bố cục: gồm 3 phần
- Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
- Phần 2: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà
- Phần 3: Đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung và lời kêu gọi hiền tài ra giúp nước.
4/ Nội dung chính:
Đề cao vai trò của hiền tài đối với việc xây dựng đất nước và kêu gọi hiền tài ra giúp nước.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nghệ thuật thuyết phục đặc sắc:
a) Sự chặt chẽ và lôgic của các luận điểm theo lối diễn dịch:
- Phần 1 : nêu ra luận điểm về quan hệ giữa hiển tài và thiên tử: 
o Nêu ra quy luật : hiền tài là do thiên tử sử dụng ® nếu đi ngược lại là trái đạo trời, ngược quy luật của cuộc sống 
o Thuyết minh cho luận điểm, người viết dùng hình ảnh so sánh với quy luật của vũ trụ lấy từ sách Luận ngữ của Không Tử ® càng tăng thêm sức thuyết phục đối với những người vốn coi trọng Nho giáo. 
- Phần 2 : nêu ra cách ứng xử của các hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh : bỏ đi ở ẩn, có ra làm quan thì im lặng ® trái với quy luật của Nho giáo. 
- Phần 3 : nêu ra đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung hết sức thành tâm và đúng đắn 
o Trước hết, tất cả mọi người có thể dâng thư bày tỏ công việc. 
o Cách tiến cử linh hoạt: các quan tiến cử hoặc tự mình tiến cử. 
o Cuối cùng tác giả kêu gọi những người tài hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài. 
b) Cách sử dụng từ ngữ khéo léo, thích hợp: 
- Dùng nhiều điển cố, thành ngữ trích dẫn từ văn học Trung Quốc phù hợp với đối tượng, giúp sĩ phu Bắc Hà dễ hiểu, tạo nên ấn tượng tốt về vua Quang Trung, nhằm lôi cuốn họ ra giúp dân giúp nước. 
- Khi phê phán cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, tác giả dùng những hình ảnh tượng trưng hoặc lấy trong kinh điển Nho gia ® rất tế nhị, vừa châm biếm nhẹ nhàng vừa tỏ ra mình có kiến thức uyên bác. 
- Khi kêu gọi hiền tài ở phần 3, tác giả dùng nhiều từ ngữ nói về không gian: trời, trời đất, sao, gió mây, triều đường, triều chính ® đề cao tầm quan trọng của hiền tài, tạo cảm giác trang trọng thiêng liêng cho lời kêu gọi. 
2/ Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung : 
- Có tầm nhìn xa trông rộng khi nhận thức vai trò quan trọng của người tài đối với công cuộc xây dựng đất nước. 
- Tấm lòng chân thành chiêu hiền đãi sĩ : “trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi...”
- Hết lòng lo lắng cho nước cho dân: “Dân còn nhọc chưa mệt chưa lại sức... Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh...”
Þ Thái độ khiêm tốn, chân thành, thực sự mong mỏi có sự cộng tác của hiền tài.
III. KẾT LUẬN:
- Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia được đất nước.
- Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU CAU HIEN Ngo Thi Nham.doc