Giáo án Ngữ văn 11 - Cách làm bài nghị luận văn học

Giáo án Ngữ văn 11 - Cách làm bài nghị luận văn học

1. Đối tượng nghị luận - Đặc trưng riêng của thơ

- Thơ là tổ chức ngôn từ nghệ thuật theo những qui định riêng về từ ngữ, hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu

- Thơ là thể loại văn học trữ tình thể hiện cảm xúc của con người trước hiện thực cuộc sống.

2.Yêu cầu, cách thức triển khai

- Các bước làm bài: Tuân thủ theo yêu cầu viết văn nghị luận

+ Tìm hiểu đề

+ Lập dàn ý

+ Viết bài

+ KT sửa chữa

- Trình tự triển khai các ý trong bài làm:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

+ Phân tích, bàn luận, cảm nhận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

3. Dàn ý khái quát

Mở bài: giới thiệu tác giả, vị trí của đoạn thơ, bài thơ; định hướng vấn đề cần nghị luận.

Thân bài

 - Phân chia đoạn thơ, bài thơ thành các đoạn, các phần theo bố cục, mỗi đoạn văn triển khai một luận điểm, giữa các đoạn có sự liên kết.

- Nhận xét, đánh giá gia trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

Kết bài: khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ trong bài thơ, ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệpcủa tác giả, trong lịch sử VH.

 

doc 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Cách làm bài nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Kiến thức cơ bản
I. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
1. Đối tượng nghị luận - Đặc trưng riêng của thơ
- Thơ là tổ chức ngôn từ nghệ thuật theo những qui định riêng về từ ngữ, hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu
- Thơ là thể loại văn học trữ tình thể hiện cảm xúc của con người trước hiện thực cuộc sống.
2.Yêu cầu, cách thức triển khai 
- Các bước làm bài: Tuân thủ theo yêu cầu viết văn nghị luận
+ Tìm hiểu đề
+ Lập dàn ý
+ Viết bài
+ KT sửa chữa
- Trình tự triển khai các ý trong bài làm: 
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
+ Phân tích, bàn luận, cảm nhận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
3. Dàn ý khái quát
Mở bài: giới thiệu tác giả, vị trí của đoạn thơ, bài thơ; định hướng vấn đề cần nghị luận.
Thân bài
 - Phân chia đoạn thơ, bài thơ thành các đoạn, các phần theo bố cục, mỗi đoạn văn triển khai một luận điểm, giữa các đoạn có sự liên kết.
- Nhận xét, đánh giá gia trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
Kết bài: khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ trong bài thơ, ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệpcủa tác giả, trong lịch sử VH.
II. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Đối tượng nghị luận - Các dạng bài NL về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
1.1.Nghị luận về giá trị nội dung của đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
1.2. Nghị luận về giá trị nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
1.3.Nghị luận về một hình tượng nhân vật trong đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
1.4.Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
2. Yêu cầu
- Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích , nắm chắc nội dung, cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm
- Biết nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích
+ Biết triển khai các luận cứ phù hợp
+ Biết lựa chọn các thao tác lập luận. Ngoài các thao tác thường gặp như giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi rất cần kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự (thuật, kể, tóm tắt nội dung, cốt truyện, nhân vật, chi tiết) miêu tả, thuyết minh.
+ Nắm vững đặc trưng của văn bản truyện, biết kể lại tình huống truyện, nhớ chính xác những từ ngữ quan trọng miêu tả đặc điểm, thuật lại những chi tiết nghệ thuật đắt giá, thuộc được những câu văn hay, đặc sắc
3. Dàn ý khái quát
 Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
Thân bài 
- Phân tích, trình bày các luận điểm theo yêu cầu của đề. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ luận đề.
- Nhận xét, bình luận hợp lí.
Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm, tác giả trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trích trong toàn tác phẩm hoặc của vấn đề cần nghị luận.
III. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
1. Đối tượng nghị luận - Các dạng bài nghị luận
1.1. Nghị luận về văn học sử
1.2. Nghị luận về lí luận văn học
1.3.Nghị luận về ý kiến đánh giá một vấn đề trong tác phẩm văn học
2. Yêu cầu
- Hiểu đúng về ý kiến cần nghị luận.
- Nắm chắc kiến thức và lựa chọn đúng dẫn chứng làm rõ vấn đề mà ý kiến yêu cầu.
- Có đánh giá hợp lí
3. Dàn ý khái quát
 Mở bài
Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn ý kiến).
Thân bài
- Giải thích ý kiến: các khía cạnh, vấn đề được nêu trong đề bài.
- Phân tích, chứng minh, bình luận:
+ Phân tích các khía cạnh của vấn đề được nêu trong đề bài (dẫn chứng).
+ Bình luận:
. Ý nghĩa (đối với văn học và đời sống).
. Tác dụng (đối với văn học và đời sống).
 Kết bài
- Thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề.
- Liên hệ rút ra bài học.
B. Rèn luyện kĩ năng
Đề bài: Văn bản Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có lời thoại như sau: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Lời thoại trên nói đến nhân vật nào. Anh (chị) hãy bàn luận về lời thoại đó.  
1. Phân tích đề	
- Kiểu bài: NL về một nhân vật văn học
- Phạm vi KT: tác phẩm Những đứa con trong gia đình, tác giả Nguyễn Thi
2. Lập dàn ý 
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi, về tác phẩm Những đứa con trong gia đình và từ câu nói xác định nhân vật cần nghị luận.
Thân bài
- Xác định đây là lời của chú Năm nói về chị Chiến sau khi biết việc chị chiến thu xếp công việc gia đình.
- Giải thích câu nói
+ Việc nhà thu được gọn, gọn bề gia thế: thu xếp việc nhà chu toàn
+ Việc nước mở rộng được, đặng bề nước non: yêm tâm lo việc nước
- Phân tích,bàn luận
+ Câu nói trên đã khái quát được sự đảm đang tháo vát của nhân vật chị Chiến (Má mất, thay má nuôi nấng và dạy dỗ hai em, thu xếp việc nhà chu toàn trước khi lên đường.)
+ Câu nói trên đã khái quát được mối quan hệ thiêng liêng giữa gia đình và quê hương đất nước. (Việt và Chiến dành nhau đi tòng quân không chỉ nôn nóng muốn trả thù cho ba má mà còn góp phần giải phóng quê hương đất nước )
-> Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
+ Nhân vật chị Chiến còn nhiều phẩm chất tốt đẹp nữa:
. Giàu yêu thương (dẫn chứng).
. Giàu nhiệt tình cách mạng (dẫn chứng).
.Gan góc dũng cảm (dẫn chứng).
. Hồn nhiên yêu đời (dẫnchứng).
- Cảm nhận riêng của bản thân.
Kết bài
- Đánh giá khái quát về câu nói của chú Năm.
- Liên hệ rút ra bài học khi tiếp nhận giá trị của nhân vật trong tác phẩm văn học.
3. Thực hành viết đoạn văn
(GV hướng dẫn HS thực hành theo dàn ý)
https://www.facebook.com/nguyenhuutung.tqt
https://www.instagram.com/tung_nguyen_huu
https://www.twitter.com/nguyenhuu_tung
tungnguyenhuu23@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_cach_lam_bai_nghi_luan_van_hoc.doc