ĐÂY THÔN VĨ DẠ
BUỔI 4PĐ Hàn Mặc Tử
LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống, với đất nước và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa độc đáo của một nhà thơ mới.
B/ Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
HĐ 2: Giới thiệu bài mới
HĐ 3: Bài mới
NS: 24/3/09 ĐV NG: 26/3/09 ĐÂY THÔN VĨ DẠ BUỔI 4PĐ Hàn Mặc Tử LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống, với đất nước và con người. - Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa độc đáo của một nhà thơ mới. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Kiểm tra bài cũ HĐ 2: Giới thiệu bài mới HĐ 3: Bài mới Hoạt động của Thầy HĐ của Trò Nội dung kiến thức ? Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Hàn Mặc Tử? HMT là hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác. Linh hồn muốn thoát khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên, sáng láng, thơm tho tinh khiết nhưng thật ra vẫn gắn bó với cuộc đời với con người mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế. Hồi làm ở sở đạc điền HMT có mối tình đơn phương với con gái ông chủ sở đạc điền. Sau đó HMT vào SG làm báo, thì Hoàng Cúc theo gđ về Vĩ Dạ ? Em hãy cho biết kết cấu của bài thơ? ? mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Ai hỏi? Giọng điệu hỏi và ý nghĩa của lời hỏi? ? Ba câu thơ tiếp theo phong cảnh và con người xứ Huế hiên ra ntn? Câu thơ còn gới ra cho ta thấy được đặc trưng của thôn Vĩ được kiến trúc theo kiểu nhà vườn. Là một khu du lịch nổi tiếng của xứ Huế, với những khu vườn xinh xắn đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành, con người thì cần cù chăm chỉ. ? Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào? ? Đằng sau bức tranh về cảnh vườn và con người thôn Vĩ, là tâm trạng của nhà thơ. Theo em TT của nhà thơ ntn? ? Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ mtả cảnh vườn thôn Vĩ vào buổi bình minh thì ở khổ thơ thứ hai nhà thơ tiếp tục mở rộng cảnh vật thiên nhiên bằng những hình ảnh nào và vào thời điểm nào? ? Vậy điều gì đã làm nên nghịch lí đó? chia lìa cả những sự vật tưởng như không thể chia lìa? GV liên hệ với Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm. - cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Sông Hương chạy qua thôn Vĩ chậm, lững lờ như một điệu Slow tình cảm giành riêng cho Huế. Đó cũng chính là hồn Huế, nhịp điệu quen thuộc của Huế tự ngàn đời. ? Khái quát lại hài câu thơ đầu khổ 2? ? Cảnh tiếp tục được mtả bằng những hình ảnh nào? ? Cảnh tượng được mảt trong khổ thứ ba có gì khác với khổ thứ nhất, khổ thứ hai? ? Khách đường xa ở đây là ai? ? Điệp ngữ khách đường xa gợi lên điều gì? ? Câu thơ cho em hiểu điều gì về xứ Huế? Huế nắng lắm mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói. Sương khói làm mờ nhân ảnh, hay khoảng cách xa xôi làm mờ nhân ảnh. ? Từ những phân tích trên anh chị có nhận xét gì về hiện thực được cảm nhận, mtả trong khổ thứ ba? ? Cảnh cũng là tình. Đằng sau cái hiện thực ấy là tâm trạng gì của thi nhân? Sự lặp lại của các đại từ phiếm chỉ ai và những câu hỏi TT có tác dụng gì? ? Em hãy cho biết những yêu cầu của đề? ? Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên? Chọn một ý trong dàn bài trên và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL I/ Nội dung cơ bản 1, Tác giả + Tên thật: Nguyễn Trọng Trí( 1912-1940) + Quê: Làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới( nay là tỉnh Quảng Bình). + Xuất thân: gđ công giáo nghèo + Sau khi học xong trung học tại trường Pe-lơ-ranh ở Huế, ông vào Bình Định làm ở sở đạc điền, sau đó vào SG làm báo. + Năm 1936, ông mắc bệnh phongông về hẳn Quy Nhơnđể chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa năm 1940. + TP chính/ SGK => Tuy cuộc đời có nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Thơ của ông bên cạnh những vần thơ ma quái điên loạn vẫn có những vần thơ thật trong sáng, với những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên trong trẻo lạ thường. 2, Văn bản a, Xuất xứ: Đây thôn Vĩ Dạ được rút từ tập thơ Điên( sau đổi thành tập Đau thương). HCST: Bài thơ được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Thị Kim Cúc- con gái ông chủ sở đạc điền, nay đã rời về Huế ở- gửi cho HMT, đằng sau có mấy lời hỏi thăm và chúc sức khỏe( lúc này HMT đang mắc bệnh phong và ở trại phong Quy Hòa). b, Kết cấu: 3 phần tương ứng với ba khổ thơ Khổ 1Cảnh vườn Vĩ Dạ trong nắng sớm thật tinh khôi, trong trẻo, con người duyên dáng tình tứ, kín đáo. Ẩn trong cảnh là nỗi ước ao niếm đắm say của NVTT. Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo. Khổ 3: Cảnh trong mộng, 3, Nội dung chính a, Khổ thơ 1 NT: là một câu hỏi tu từ + Vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ, vừa là lời tự vấn của NVTT sao không về Vĩ Dạ. + Lời thơ còn như một lời mời gọi tha thiết. -> Câu thơ mang nhiều sắc thái gợi cho ta thấy đằng sau nó là khát khao mong trở về xứ Huế. * Thiên nhiên xứ Huế + Nắng hàng cau: từ xa nhìn lại người ta có thể dễ dàng nhận ra thôn Vĩ với hàng cau thẳng tắp trong nắng, đó là nét đặc thù của thôn Vĩ. + Nắng mới lên: đó là ánh nắng đầu tiên của một ngày mới, ấm áp trong trẻo tinh khôi. + Vườn ai mướt quá: Xanh mướt: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả đầy xuân sắc, một màu xanh mỡ màng tràn trề nhựa sống, láng nước sạch sẽ cho thấy vườn cây được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay con người. Hơn thế lại là một màu xanh như ngọc: xanh trong suốt, long lanh ngời sáng. NT: So sánh độc đáo Cả khu vườn như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức bởi ánh năng trong trẻo tinh khôi của ngày mới. * Con ngươi thôn Vĩ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: Mặt vuông đầy đặn Con người xứ Huế với khuôn mặt phúc hậu ngay thẳng cương trực xuất hiện sau lá trúc làm tăng sự sinh động của vườn cây thôn Vĩ đồng thời cũng gợi ấn tượng sâu sắc cho người đọc về hình ảnh người thôn Vĩ dịu dàng, tình tứ e ấp kín đáo. -> Bức tranh thôn Vĩ giàu sức sống, vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, con người thì dịu dàng tình tứ. Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau. Qua cảm nhận về cảnh vật và con người thôn Vĩ như vậy phải chăng nhà thơ đang lóe lên tia hi vọng t/y hạnh phúc. b, Khổ 2 + Không gian được mở rộng ra ngoài khung cảnh thôn Vĩ. Đó là mây trời sông nước xứ Huế. + Thời gian: chuyển từ ngày sang đêm - Ở hai câu trên + Hình ảnh: Gió, mây NT: cách ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối Gió mây không gắn kết hòa quyện với nhau như nó vốn có mà gió mây tách rời nhau chia lìa đôi ngả như một nghịch cảnh đầy ám ảnh( gió theo lối gió mây đường mây) Ẩn sau cách nói tửơng vô lí đó là phải chăng là sự mặc cảm về tình yêu hạnh phúc chia xa đã nhuốm lên cả cảnh vật. + Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: NT: nhân hóa Con sông như một sinh thể có tâm trạng: buồn. Sông Hương không thể tự buồn mà chính bởi lòng người buồn nên nhìn cảnh vật như cũng có tâm trạng buồn giống mình vậy. + Động thái lay: tự nó không vui không buồn nhưng trong hoàn cảnh này nó lại gợi lên sự thưa vắng. -> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa. một nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa. - Hai câu sau + H/ả: thuyền trăng, sông trăng NT: ẩn dụ, đại từ phiếm chỉ Là những hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Thiên nhiên sông nước xứ Huế về đêm tràn ngập ánh trăng thơ mộng huyền ảo. Thuyền, bến, trăng là những biểu tượng về người con trai, con gái và hạnh phúc lứa đôi. Trăng là nhân chứng cho đôi lứa nguyện thề. Thuyền chở trăng là thuyền chở t/y. Bến trăng là bên bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền t/ycó vượt thời gian để kịp cập bến bờ hạnh phúc hay không? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi màn t/y hạnh phúc của thi nhân. Ẩn trong đó có sự mông lung, hồ nghi, thất vọng. -> Tlại khổ thơ thứ 2: cảnh xứ Huế và dự cảm về hạnh phúc chia xa. c, Khổ 3 Cảnh và người trong mộng( mơ). Thiên nhiên nhường chỗ cho sự hiện diện của con người. + NT: điệp ngữ( Khách dường xa) có thể là người sống ở Vĩ Dạ nhưng có thể là chính nhà thơ. -> Gợi lên khoảng cách xa xôi, sự cách trở. + Áo em: áo của người con gái xứ Huế, có lẽ là của người ở thôn Vĩ. -> Trắng quá nhìn không ra: thi nhân đang sống trong ảo giác, không phải nhìn bằng mắt thường. + Sương khói mờ nhân ảnh: Cảnh vật và con người mờ ảo. -> Xa xôi, hư ảo + Ai biết tình ai có đậm đà? NT: CHTT, kết hợp với đại từ phiếm chỉ " ai" -> Câu thơ thể hiện sự hồ nghi về tình cảm. Đằng sau đó là sự khát khao tình người và tình đời tha thiết của nhà thơ. + Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm dần vào cõi mộng. + Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo càng ngày rõ của tình yêu hạnh phúc. Tâm trạng hồ nghi tuyệt vọng. -> Sự khắc khoải khát khao tình yêu hạnh phúc của chủ thể trữ tình. => Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc thiên nhiên, con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín trong dự cảm t/y hạnh phúc chia xa của nhà thơ. Nghệ thuật: bài thơ với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa; CHTT, điệp từ nhân hóa. II/ Luyện đề Đề bài: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - HMT 1, Phân tích đề a, Kiểu bài: NLVH b, ND: cảm nhận về bài thơ( giá trị nội dung và nghệ thuật) c, PVKT: bài thơ d, TT: PT, BL, CM, SS 2, Lập dàn ý a, Mở bài HMT một hồn thơ có sức sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ. Những vần thơ của HMT có những vần thơ trong trẻo hình ảnh tươi sáng đến lạ lùng. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập đau thương là một trong những vần thơ nthế. b, Thân bài + Mở đầu bài thơ là một câu hỏi vừa mang sắc thái mời mọc tha thiết, vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng tình tứ của gái thôn Vĩ. + Ba câu tiếp theo của khổ thơ đầu là những vần thơ tươi sáng trong trẻo về cảnh vườn thôn Vĩ trong buổi bình minh tinh khôi, tràn trề sức sống, mang những nét đặc trưng của lối kiến trúc vườn nhà của thôn Vĩ. Vườn cay xinh xắn con người tình tứ phúc hậu dịu dàng kín đáo hài hòa với nhau tạo làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sống động. + Khổ thứ hai mạch thơ đột ngột chuyển từ ngày sang đêm, từ cảnh vườn thôn Vĩ sang cảnh mây trời sông nước rộng lớn. - Gió mây không gắn kết với nhau mà chia lìa đôi ngả, mang dự cảm về hạnh phúc chia xa. - Dòng Hương Giang như mang tâm trạng của người ngắm cảnh: buồn thiu-> Một nỗi buồn man mác tỏa lan, thấm sâu vào cảnh vật. - Đặc biệt là hình ảnh thuyề trăng sông trăng là những hình ảnh vừa thực lại vừa hư ảo gợi liên tưởng đến dòng Hương Giang trong đêm trăng thơ mộng lãng mạn huyền ảo. Song những hình ảnh đó cũng là những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu. CHTT cho thấy tâm trạng khao khát con thuyền chở tình yêu vượt kịp thời gian để cập bến bờ hạnh phúc. + Khổ thơ cuối mạch thơ đột ngột chuyển sang nói về con người và tình cảm con người: - Hình ảnh con người cũng như cảnh vật đều mờ nhòe, hư ảo: mơ khách đường xa,( không chỉ gợi khoảng cách xa xôi mà còn là khách trong mơ), áo em tráng quá khiến anh nhìn không ra hay sương khói làm mờ nhân ảnh, và tình cảm của con người biết có đậm đà. Tất cả lên sự hồ nghi tuyệt vọng. c, Kết bài Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp tươi sáng trong trẻo thanh khiết tinh khôi nhưng đằng sau bức tranh ấy là tình cảm con bgười yêu cảnh yêu người xứ Huế nhưng vẫn có dấu ấn về mối tình xa xăm. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà - HS nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Viết bài văn hoàn chỉnh cho dàn bài trên.
Tài liệu đính kèm: