Giáo án Ngữ văn 11 buổi 3: Tràng giang - Huy Cận

Giáo án Ngữ văn 11 buổi 3: Tràng giang - Huy Cận

TRÀNG GIANG

BUỔI 3 Huy Cận

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và t/y quê hương đất nước của tác giả. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.

 - Nâng cao cảm thụ và phân tích tâm trạng nv trong thơ.

Trân trọng tâm hồn yêu c/s, niềm khao khát hòa nhập với con người của nhà thơ.

 - Luyện một số đề cụ thể, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, và viết đoạn văn NLVH.

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn tập

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 11050Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 buổi 3: Tràng giang - Huy Cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15/3/09 ĐV
NG: 17/3/09 TRÀNG GIANG
BUỔI 3 Huy Cận
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và t/y quê hương đất nước của tác giả. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
 - Nâng cao cảm thụ và phân tích tâm trạng nv trong thơ.
Trân trọng tâm hồn yêu c/s, niềm khao khát hòa nhập với con người của nhà thơ...
 - Luyện một số đề cụ thể, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, và viết đoạn văn NLVH.
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
 HĐ 3: Bài mới
HĐ của Thầy
HĐ của trò
Nội dung kiến thức
? Nêu những nét cơ bản về tác giả?
? Em hãy cho biết xxứ của bài thơ Tràng giang?
GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:Trước cách mạng T8 vào mỗi buổi chiều Chủ nhật HC thường có thú vui đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Một buổi chiều thu năm 1939 tứ thơ Tràng Giang đã hình thành khi HC đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng và nghĩ về kiếp người nổi trôi. 
? Giải thích nhan đề bài thơ?
? tại sao nhà thơ không đặt tên là Trường Giang mà lại đặt là Tràng Giang?
? Lời đề từ là câu văn hoặc câu thơ thậm chí là khổ thơ được đặt sau nhan đề và trước văn bản có chức năng làm rõ nghĩa cho nhan đề và gợi mở cho người đọc cảm hứng bao trùm, cảm xúc chủ đạo của TP. Lời đề từ của Tràng Giang đã hé mở cho chúng ta cảm nhận gì về bài thơ?
? Ở khổ thơ thứ nhất t/ mtả không gian nào? Không gian đó được gợi lên từ những h/ả cụ thể nào?
+ Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi theo dòng nước-> gợi sự trôi nổi phó mặc đến dâu thì đến.
+ Thuyền về nước lại: Thuyền -nước vận động ngược chiều nhau-> không gắn kết mà rời rạc, chia lìa -> gợi nỗi sầu chia li, tan tác 
+ Củi một cành khô lạc...: Một cành cây đã chết đang lạc lõng giữa sông nước mênh mông-> thể hiện sự nhỏ nhoi lạc loài
Đối lập: Kgian tràng giang bao là>< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi
-> Gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trong trời đất
? Bức tranh tràng giang tiếp tục được cảm nhận cụ thể ở khổ hai qua những h/ả nào?
Không gian vắng lặng cô tịch, chỉ có thiên nhiên trong khi sự sống của con người xa vắng, mơ hồ.
TT: Nỗi buồn cô đơn trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để được giao hòa với con người
? Khổ ba tiếp tục mở ra những h/ả nào?
+ Cái vắng vẻ tĩnh lặng chỉ có thiên nhiên sông nước mà không có sự sống con người: không đò, không cầu, chỉ có bờ xanh tiếp bãi vàng
? Cảm nhận về không gian ở khổ ba?
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh Mây, chim trong khổ ba?
? So sanh hai câu thơ cuối của tràng giang với những câu thơ trong bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu?
Đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc-> Nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn từ lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ.
? Phân tích các yêu cầu của đề 
? Lập dàn ý cho đề văn trên?
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I/ Nội dung cơ bản
 1, Tác giả
Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận
+ Quê: Hương Sơn -Hà Tĩnh
+ Xuất thân: gđ nhà nho nghèo
+ Là nhà thơ lãng mạn nhưng sớm đi theo cách mạng
+ Có sự kết hợp đẹp đẽ giữa tài năng thơ ca và tấm lòng yêu nước, yêu cách mạng.
+ Thơ Huy Cận vừa chịu ảnh hưởng của thơ Đường vừa ảnh hưởng của VH Pháp.
+ Thơ ông giàu chất suy tưởng, triết lí.
+ Tp chính: SGK
-> Tlại, HC là một nhà thơ lớn vừa là một nhà hoạt động văn hóa, XH có uy tín.
 2, Văn bản
 a, XXứ/TD/SGK
Tràng Giang được rút trong tập lửa thiêng( 1940)
Cảm nhận chung về bài thơ: là một nỗi buồn mênh mông, da diết- nỗi buồn thương về kiếp người, cuộc đời.
 b,Nội dung
Nhan đề 
Tràng: ( trường): dài; giang: sông-> sông dài
Tràng giang là một từ H-V: gợi không khí cổ kính, trang trọng, hơn nữa âm hưởng của điệp vần “ ang” gợi cho người đọc cảm nhận được cái dư âm vang xa trầm buồn. Tràng giang: còn gợi lên hình ảnh một con sông không những dài mà còn rộng mênh mang, dàn trải của không gian.
Câu thơ đề từ 
Bâng khuâng: gợi cảm xúc buồn, nhớ thương trải rộng, một nỗi buồn phảng phất trong khung cảnh thiên nhiên.
Trời rộng nhớ sông dài: gợi không gian rộng lớn, dàn trải mênh mang. 
Khổ 1: Không gian sông nước mênh mang
+ Hình ảnh: Sóng gợn 
 Thuyền, nước, củi một cành khô
H/ả ẩn dụ
+ Dòng sông: dòng đời
+ Thuyền, củi: những kiếp người đơn côi lênh đênh lạc loài giữa dòng đời mênh mông.
Là một tứ thơ cổ điển, cách điệp vần ang khơi gợi đựoc cả cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian( tràng giang) và theo thời gian( điệp điệp).
NT: Nhịp ngắt 4/3 cổ điển, thanh điệu có sự hoán vị BTT-TBB, BB-TT, TBB-TTB-> Âm điệu nhịp nhàng, chậm rãi, trầm buồn
Đối ý và đối xứng linh hoạt của thơ Đường được tạo nên không khí trang trọng, nhịp nhàng.
NT: sd từ láy( điệp điệp, song song)-> Giàu h/ả, nhạc điệu.
Tuy nhiên chất liệu, hình ảnh và cảm xúc là hiện đại: sóng gợn, con thuyền xuôi mái, thuyền về, nước lại, củi một cành khô( ẩn dụ)-> là cái tầm thường nhỏ nhoi, vô nghĩa, đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mang gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định.
-> Tlại Khổ 1 là cảnh sông nước mênh mang đượm buồn, cảnh vật chia lìa không có sự gắn kết càng làm tăng thêm nỗi sầu cô lẻ.
Khổ 2 Không gian "Cồn nhỏ": hoang sơ, vắng lặng
NT: Từ láy, tiểu đối, cách ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 câu thơ có giá trị gợi hình( nắng xuống...liêu)
+ Sâu chót vót: tả chiều cao thăm thẳm, khôn cùng, như vẽ nên cái thiên địa vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận.
Không gian càng cao, càng dài, càng rộng thì cảnh vật càng trở nên vắng lặng, hiu hắt,con người càng trở nên nhỏ bé rơn ngợp trước vũ trụ rộng lớn
+ Tứ thơ Đường: qhệ giữa cái vô cùng của (sông nước, bầu trời)- hữu hạn( cồn nhỏ, bến cô liêu)
+ Bút pháp: họa vân hiển nguyệt( vẽ mây nẩy trăng): Tả không gian thiên địa vô cùng, vô tận nhưng kì thực là nhằm thể hiện rõ sự cô đơn trông trải, bơ vơ của cái tôi lãng mạn.
=> Tlại: Khổ 2 Không gian như mở rộng ra vô tận về mọi phía, có âm thanh của con người nhưng không rõ rệt lại thưa vắng nên gợi ra cảnh cồn bãi vắng vẻ hiu quạnh, con người trước cảnh càng trở nên nhỏ bé cô đơn và rơn ngợp trước cảnh. Con người như “ cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”( Hoài Thanh) Nỗi buồn càng thấm sâu vào cảnh vật.
Khổ 3
H/ả : cánh bèo dạt-> ẩn dụ-> gợi nên ấn tượng về kiếp người nhỏ bé trôi dạt lênh đênh trên dòng đời vô định.
Kiểu câu phủ định: Không đò, không cầu-> mà nhờ chúng tạo nên sự gần giũ giữa con người với con người.
Giữa cái mênh mông của đất trời sông nước tuyệt nhiên không có lấy bóng dáng một con người chỉ có thiên nhiên( bờ xanh) với thiên nhiên( bãi vàng)xa vắng hoang vu. Vì thế nỗi buồn của bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
Tlại sự cô cạnh được thi sĩ tạo ra bằng thái độ phủ nhận thực tại.
Khổ 4
H/ả: Mây cao đùn núi bạc-> lấy lại ý của thơ Đỗ Phủ-> tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
H/ả : cánh chim(tương phản) hiện ra trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ càng gợi nên sự bé nhỏ, đơn lẻ trong cảnh chiều tà gợi nỗi buồn xa vắng.
NT: đối lập giữa cánh chim đơn độc nhỏ bé với vũ trụ bao la càng làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn đặc biệt cũng buồn hơn.
+ Hai câu cuối lấy lại có sáng tạo hai câu thơ Đường Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà buồn nhớ quê; HC không thấy khói óng mà vẫn nhớ nhà
-> gợi nên nỗi buồn nhớ quê hương da diết hơn cháy bỏng hơn, thường trực hơn, vì thế nó hiện đại hơn.
Thiên nhiên buồn nhưng cũng thật tráng lệ. Nhưng xuyên suốt bài thơ là một nỗi sầu nhân thế.
=> Tlại Bài thơ đậm chất Đường thi và hiện đại gợi sự cổ kính trang nghiêm, nhưng cũng thật gần gũi giản dị đối với mỗi người dân VN. Và xét ở một phương diện nào đấy tràng giang còn thể hiện t/c yêu nước thầm kín của nhà thơ. 
II/ Luyện đề
Đề 1: cảm nhận của em về khổ thơ sau: 
“ Sóng gợn..... mấy dòng”
 Tràng giang-HC
Đề 2: Bàn về bài Tràng giang-HC nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định:
" Bài thơ đã bộc lộ kín đáo mà thấm thía tình quê hương đất nước"
Anh chị hãy bình luận ý kiến trên
* Phân tích đề
KB: NLVH
ND: Bài thơ thể hiện kín đáo mà thấm thía tình quê hương đất nước.
PVKT: Tràng Giang 
TT: PT, BL, CM
Đề 1
A/ Mở bài
 Bài thơ “Tràng giang” là một bài thơ tiêu biểu nhất cho p/c vừa cổ điển vừa hiện đại của HC. Bài thơ được trích trong tập Lửa thiêng. Cả bài thơ là một nỗi buồn triền miên được gợi ra từ cảnh thiên nhiên đất trời sông nước mênh mang. Trong đó khổ thơ đầu nỗi buồn được gợi ra từ cảnh sóng nước, con thuyền, củi một cành khô lạc mấy dòng.
B/ Thân bài
Hai câu thơ mở đầu:
NT: đối, điệp vần, từ láy, kết hợp nhịp ngát 4/3 có âm hưởng triền miên gợi buồn
H/ả: Sóng nước, và con thuyền không đi đôi với nhau mà tách rời nhau-> gợi sự rời rạc, thiếu liên kết.
->Hai câu thơ mở đầu là hình ảnh sóng nước, con thuyền không đi đôi với nhau mà có sự tách biệt nhau tạo nên một nỗi buồn của sự chia li, tan tác.
Hai câu cuối 
NT: tiểu đối, kết hợp sử dụng những từ ngữ hình ảnh ẩn dụ giàu sức biểu cảm( sầu, củi một cành khô, lạc mấy dòng) -> gợi kiếp người nhỏ nhoi lạc lõng giữa dòng đời.
-> Đó là một nỗi buồn sầu nhân thế đã thấm thía trong lòng NVTT và cảnh vật.
Cả khổ thơ tạo nên sắc thái vừa cổ kính vừa hiện đại, đó là cảnh sông nước mênh mông đượm buồn.
c/ KBài
Cxúc ấn tượng của mỗi người về khổ thơ.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Chọn một ý trong dàn ý trên viết thành đoạn văn
 - Tiết sau chuẩn bị: Đây thôn Vĩ Dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docBUỔI 3 PĐ KII.doc