Giáo án Ngữ văn 11: Biện pháp tu từ chơi chữ trong tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 11: Biện pháp tu từ chơi chữ trong tiếng việt

 BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ TRONG TIẾNG VIỆT

TIẾT 32-33

A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Nhận thức được các cách chơi chữ trong tiếng Việt và giá trị tu từ của nó trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong đời sống văn học nói riêng.

 - Biết giải mã những phép chơi chữ thông thường và cảm nhận được điều thú vị của phép chơi chữ, bước đầu biết chơi chữ ở những dạng đơn giản.

 - Bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, say mê cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 HĐ 2: Giới thiệu bài mới

 HĐ 3: Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5671Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Biện pháp tu từ chơi chữ trong tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 8/3/09 TCV
NG: 10/3/09 BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ TRONG TIẾNG VIỆT
TIẾT 32-33
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Nhận thức được các cách chơi chữ trong tiếng Việt và giá trị tu từ của nó trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong đời sống văn học nói riêng.
 - Biết giải mã những phép chơi chữ thông thường và cảm nhận được điều thú vị của phép chơi chữ, bước đầu biết chơi chữ ở những dạng đơn giản.
 - Bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, say mê cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của Thầy
HĐ của trò
Nội dung kiến thức
" Chữ tài liền với chữ tai một vần"
Truyện Kiều- Nguyễn Du
" Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non"
 - Ca dao-
? Có phải tác giả chỉ nói đến chuyện chữ, chuyện vần trong tiếng Việt hay còn nói đến nội dung ý nghĩa khác? Nhờ đâu mà biết được như vậy?
Câu thơ của Nguyễn Du không phải chỉ là nói chuyện chữ, chuyện vần trong tiếng Việt mà ở đầy ND còn muốn gửi gắm một ý nghĩa mỉa mai châm biếm chua chát: đó là XH PK lúc bấy giờ không coi trọng cái tài thậm chí cái tài đã trở thành một tai họa vùi dập số phận của con người.
Hai chữ tài và tai chỉ khác nhau có một thanh điệu nhưngnghĩa của hai tiếng đó hoàn toàn đối lập nhau.
? Non có phải chỉ là từ trái nghĩa với từ già hay còn có ý nghĩa gì khác?
Non- già là hai từ trái nghĩa nhau, song trong cách sử dụng hai từ này tác giả còn hàm ý non cũng có nghĩa là núi. Non Là một tính từ nhưng cũng là một danh từ bổ nghĩa cho núi. 
? Qua phân tích ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là chơi chữ? 
NL1: Tài-tai( có âm đầu là t, có vần: ai nhưng khác nhau thanh điệu) 
Đặc trưng tiếng Việt có sự tách bạch thành ba phần( âm đầu, vần, thanh) tạo điều kiện cho sự chơi chữ.
Non- tính từ trái nghĩa với già( bổ nghĩa cho núi)
Non-dtừ cũng có nghĩa là núi.
? vậy theo em cơ sở của biện pháp chơi chữ là gì?
? Em hãy cho biết các từ: tơ, chỉ, kén, ngài thuộc trường nghĩa nào?
Vừa thuộc trường nghĩa chỉ người vừa thuộc trường nghĩa chỉ nghề nuôi tằm dệt vải.
Các từ Cam, quýt, bưởi, chanh là cùng họ với nhau cùng trường nghĩa chỉ một loại quả.
Nhưng Quýt, chanh lại đồng âm với các tiếng trong các từ láy chỉ trạng thái quấn quýt, lanh chanh của các con vật kiến và ngựa.
VD: /SGK/111 TCV11
HSTL
HSTL
HSTL
I/ Khái niệm về biện pháp chơi chữ
 1, Ngữ liệu
2, Khái niệm
 Việc sử dụng những khả năng biểu hiện khác nhau về âm, về nghĩa của tiếng, của chữ, của từ... trong tiếng Việt để tạo nên những cách nói độc đáo gây ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. Ngoài nghiã tường minh, còn hàm chứa những nghĩa hàm ẩn sâu sắc, tế nhị, nhằm mục đích nói bóng gió, đùa vui, hoặc châm biếm đả kích. người ta gọi là biện pháp chơi chữ 
KN: Chơi chữ là một biện pháp sử dụng các yếu tố ngôn ngữ ( âm, tiếng, từ, ngữ...)có sự phối hợp với nhau để bất ngờ tạo nên những tầng nghĩa khác nhau, mang lại độ hàm súc và những sắc thái ý vị, vui đùa, hay châm biếm đả kích cho lời nói.
II/ Cơ sở của biện pháp chơi chữ
Cơ sở của chơi chữ chính là đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập:
+ Âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc ba phần đồng thời là đơn vị ngữ pháp cơ sở.( Mỗi âm tiết thường là một tiếng có nghĩa dùng làm yếu tố tạo từ hoặc một từ đơn).
+ Từ không biến đổi hình thái.
+ Ngoài ra ngữ cảnh cũng tao nên cơ sở biện pháp chơi chữ.
VD: Khóc ông tổng Cóc-HXH
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi 
- Cóc, bén, nòng nọc, chuộc là những từ cùng trường nghĩa chỉ một loài thuộc họ nhà cóc. nhưng đồng thời các từ trên cũng dùng để gọi cho người.
Đây chính là hiện tượng đồng âm khác nghiã, khác từ loại và hiện tượng các từ không biến hình thái là đặc trưng của TV. nhưng trong trường hợp này để tạo nên sự chơi chữ còn nhờ ngữ cảnh chồng bà XH là tổng Cóc, ông ta xấu số, mất sớm.
Hoặc nhờ sự đối ứng của các từ ngữ như ở câu đối 
Ruồi dậu mâm xôi đậu...
III/ Các cách chơi chữ
1, Chơi chữ dựa trên cơ sở hình thức âm thanh, chữ viết.
a, Dựa vào hiện tượng đồng âm, gần âm
+ Các từ đồng âm hoặc gần âm nhưng nghĩa khác nhau 
 VD: Gái tơ chỉ kén ngài quân tử.
+ Có thể đồng âm giữa một tiếng trong từ phức với một tiếng trong từ đơn
 VD: Kiến đậu cành cam bò quấn quýt
 Ngựa về làng bưởi chạy lanh chanh
+ Có thể đồng âm( đồng nghĩa)giữa từ ( hoặc yếu tố) Hán việt và từ thuần Việt:
 VD; Ô! Quạ tha gà
 Xà! rắn bắt ngóe.
( Ô- vừa có nghĩa là quạ, vừa là một thán từ; Xà vừa có nghĩa là rắn vừa là thán từ tiếng Việt )
b, Sử dụng hiện tượng điệp âm, thường là điệp phụ âm đầu:
2, Chơi chữ dựa trên cơ sở quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, các từ.
a, Dựa vào quan hệ đồng nghĩa
VD/112TCV
b, Dựa vào quan hệ đa nghĩa
VD/112TCV
c, Dựa vào quan hệ trái nghĩa
VD/112TCV
d, Dựa vào quan hệ trường nghĩa
VD/112TCV
3, Chơi chữ dựa trên cơ sở thay đổi quan hệ ngữ pháp của từ
a, Tách các tiếng trong từ ghép để mỗi tiềng thành từ đơn mang nghĩa châm biếm
VD
b,Tách tiếng và đảo vị trí làm thay đổi nghĩa
VD
c, Nói nhại: ccó ý nói chệch âm thanh của một tiếng để tạo nên từ gần âm nhưng hoàn toàn khác nghĩa, nhằm châm biếm chế nhạo.VD
4, Chơi chữ theo kiểu nói lái
a, Giữ nguyên âm đầu, trao đổi vần và thanh giữa các tiếng.
VD
b, Vừa trao đổi thanhvừa hoán vị các tiếng
VD
Luyện tập
SGK/TCV
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 - Nắm đựơc khái niệm và các cách chơi chữ cũng như cơ sở tạo nên biện pháp chơi chữ.
 - Tiết sau chuẩn bị một số thể loại văn học( tự sự trữ tình, kịch, nghị luận).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 32-33TCV.doc