Giáo án Ngữ văn 11: Bài viết số 1 học kì I

Giáo án Ngữ văn 11: Bài viết số 1 học kì I

TIẾT 4

 BÀI VIẾT SỐ 1

 Học kì I- Lớp 11-Năm học 2008-2009

 (thời gian: 45 phút)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

-Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm, củng có kiến thức về văn nghị luận đã được học ở THCS

 -Viết được bài nghị luận XH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT

 B. Chuẩn bị

 Thầy: Ra đề,đ/á, biểu điểm. Trò: Ôn tập về văn nghị luận

C. Tiến trình tổchức các hoạt động.

 HĐ 1: Ổn định tổ chức

 HĐ 2:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2219Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Bài viết số 1 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4
NS:
NG: BÀI VIẾT SỐ 1
 Học kì I- Lớp 11-Năm học 2008-2009
 (thời gian: 45 phút)
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
-Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm, củng có kiến thức về văn nghị luận đã được học ở THCS
 -Viết được bài nghị luận XH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT
 B. Chuẩn bị
 Thầy: Ra đề,đ/á, biểu điểm. Trò: Ôn tập về văn nghị luận 
Tiến trình tổchức các hoạt động.
 HĐ 1: Ổn định tổ chức
 HĐ 2:
I. Ra đề 
(Học sinh chọn một trong hai đề bài sau) 
Đề 1: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của em về phương châm “Học đi đôi với hành”.
Đề 2: Em hãy trình bày ý kiến của mình về tính trung thực trong thi cử của học sinh ngày nay.
II. Đáp án
 Đề 1:
 1, Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đề, biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đẫ học về văn nghị luận XH để làm bài, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng.
 2, Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần phải đạt được những kiến thức cơ bản sau.
 a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề, đưa được câu Học đi đôi với hành, khái quát nội dung vấn đề cần bàn luận.
 b, Thân bài
 + Giải thích nghĩa các từ: Học là gì?
 Hành là gì?
 Học đi đôi với hành nghĩa là gì?
 + Vì sao học lại phải đi đôi với hành?
 Vì học để tiếp thu kiến thức, trau dồi sự hiểu biết của bản thân còn hành là vận dụng kiến thức vào thực tiễn làm tốt công việc của mình.Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học là cơ sở lí luận để hành. Hành là thực tiễn sinh động của việc học biến những lí thuyết thành hành động, hiệu quả công việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đánh giá được việc tiếp thu lí thuyết, khắc sâu kiến thức. Vì vậy học phải đi đôi với hành.
 + Đánh giá hiệu quả của phương châm Học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng đắn. ( lấy dẫn chứng cụ thể để minh họa cho phương châm này)
 c, Kết bài: Rút ra bài học của bản thân về phương châm học tốt nhất: học đi đôi với hành.
Đề II. 
 1, yêu cầu về kĩ năng: ( tương tự như đề 1)
 2, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải đạt được những đơn vị kiến thức sau:
 a, Mở bài: Giới thiệu được vấn đề, khái quát nội dung cần trình bày ở phần thân bài.
 b, Thân bài: 
 -Giải thích thế nào là tính trung thực
 - Biểu hiện của tính trung thực trong thi cử
 + Làm bài nghiêm túc, bằng chính những kiến thức mà bản thân tiếp thu được từ bài giảng của thầy cô, từ sự tự trau dồi kiến thức thường xuyên mà có được.( Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào hai không: nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử)
 + Không quay cóp, không nhìn bài bạn.
 + Dám đấu tranh phê phán những hành động quay cóp, thiếu trung thực trong thi cử bảo vệ sự công bằng nghiêm túc trong thi DC: thầy Đỗ Việt Khoa; triệt phá nhiều đường dây mua bán bằng giả, tổ chức thi thuê... 
 -Ý nghĩa của tính trung thực trong thi cử:
 + Đảm bảo được chất lượng giáo dục, học sinh có kiến thức thực chất mới đưa đất nước tiến lên sánh vai với cường quốc năm châu.
 + Đảm bảo được tính công bằng.
 c, Kết bài
HS rút ra được bài học cho bản thân, đề ra được phương hướng nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả cao trong các kì thi.
III. Biểu điểm
 - Điểm 9-10 Bài viết cơ bản đạt được những yêu cầu trên, văn viết trong sáng, giàu cảm xúc, sáng tạo.
Điểm 7-8: bài viết đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn sai một vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt nhưng không được quá 4 lỗi.
Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, có quá 4 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, nhưng không quá 7 lỗi.
Điểm 3-4: Bài viết đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, bài viết diễn đạt còn lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết hiểu đề, diễn đạt chưa rõ ràng sai nhièu lỗi.
 - Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng.
----------------------------------------Hết-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 4.doc