Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Tự tình

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Tự tình

1. Kiến thức :

- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

- Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt,cách dùng từ ngữ,hình ảnh giản dị,giàu sức biểu cảm,táo bạo mà tinh tế.

2. Kĩ năng :

- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Phân tích bình giảng bài thơ.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ :

Trân trong, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xó hội xưa.

4.Năng lực :

-Năng lực đọc diễn cảm một văn bản thơ đậm chất trữ tình giàu cảm xúc.

-Năng lực phân tích ngôn ngữ để khám phá cái hay cái đẹp trong việc phát huy tiếng Việt từ đó phát hiện được cá tính sáng tạo riêng của tác giả.

-Năng lực cảm thụ và bình luận văn chương.

 

doc 9 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Tự tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :
Ngày dạy :	
Tiết số :
 TỰ TÌNH ( BÀI II )
 - Hồ Xuân Hương -
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức :
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt,cách dùng từ ngữ,hình ảnh giản dị,giàu sức biểu cảm,táo bạo mà tinh tế.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Phân tích bình giảng bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Thái độ :
Trân trong, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xó hội xưa.
4.Năng lực :
-Năng lực đọc diễn cảm một văn bản thơ đậm chất trữ tình giàu cảm xúc.
-Năng lực phân tích ngôn ngữ để khám phá cái hay cái đẹp trong việc phát huy tiếng Việt từ đó phát hiện được cá tính sáng tạo riêng của tác giả.
-Năng lực cảm thụ và bình luận văn chương.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến tổ chức hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
2. Học sinh:
-SGK,vở ghi chép bài
 -Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi sgk và định hướng của gv.
III.Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
*Mục tiêu: GV tạo tâm thế tiếp nhận cho HS trước khi vào tìm hiểu văn bản
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân trên lớp
-B1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Anh/chị hãy kể tên các nhà văn,nhà thơ nữ của nền văn học nước nhà mà em biết?
-B2:HS thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo,thảo luận
-B4:GV nhận xét chốt kiến thức.
+ Thời trung đại : Bà huyện Thanh Quan,Đoàn Thị Điểm
+ Thời hiện đại : Xuân Quỳnh,Anh Thơ,Phan Thị Thanh Nhàn,Lê Minh Khuê,Phạm Thị Hoài,Dư Thị Hoài,Y Ban...
Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ,không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm văn chương như: “Truyện Kiều" ( Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm" ( Đặng Trần Côn ), “Cung oán ngâm khúc" (Nguyễn Gia Thiều), Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ, vậy người phụ nữ nói vè thân phận của chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài “Tự tình II" của Hồ Xuân Hương.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (75 phút)
*Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung chính của bài : cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.Đồng thời phân tích,chỉ ra được những đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ nhất là về mặt ngôn ngữ và hình ảnh.
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân, theo nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2.1: hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát
-Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ.
GV đặt câu hỏi hs suy nghĩ và trả lời
 + Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương ?
 + Nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nữa sĩ Hồ Xuân Hương ?
+,Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả đã để lại ấn tượng ntn đối với a/c ?
-B2 : HS thực hiện nhiệm vụ
Chú ý đọc kĩ phần tiểu dẫn sgk kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giải đáp các vấn đề đã đặt ra
-B3:Báo cáo,thảo luận
Khuyến khích học sinh trình bày kết hợp với dẫn chứng chưng minh ( kể tên một số bài thơ tiêu biểu của HXH )
-B4 :GV chốt kiến thức
Cuộc đời và sự ngiệp thơ ca của HXH còn nhiều điểm ngỏ,tính xác thực của một số văn bản còn cần được nghiên cứu thêm song có thể khẳng định nữ sĩ là hiện tượng độc đáo hiếm có trong dòng chảy văn chương nước nhà : một tâm hồn thi ca chan chứa sức sống mãnh liệt có phần vượt lên trên lề lối của lễ giáo phong kiến xưa cũ.
(Mời trầu ; Bánh trôi nước,Quả mít,Đánh đu,Lấy chồng chung .)
Hoạt động 2.2 HD HS đọc và chia bố cục văn bản
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
+ HS đọc tác phẩm trước tập thể lớp
+ Bằng kiến thức đã học ở lớp 10,hãy cho biết 1 bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú có kết cấu ntn từ đó xác định bố cục của văn bản Tự tình II ?
-B2:HS thực hiện nhiệm vụ
Gv gọi từ 1-2 hs có chất giọng tốt đọc diễn cảm bài thơ ( 1 hs nam và 1hs nữ để có sự so sánh)
-B3:Báo cáo kết quả chia bố cục
-B4:GV chốt kiến thức
Nhận xét về giọng đọc của hs,đọc lại bài thơ chú trọng những điểm nhấn.
Một số bài thơ lớp 10 theo thể thất ngôn bát cú :Cảnh ngày hè,Đọc Tiểu Thanh kí;Nhàn;Thu hứng
Hoạt động 2.3 Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
Phần này học sinh sẽ làm việc theo nhóm,gv chia lớp thành 4 nhóm như sau :
HĐ 2.3.1 : Hai câu đề ( nhóm 1)
-B1:GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Tìm những từ chỉ không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ đầu?
 + Nhận xét cách dùng từ và ngắt nhịp câu thơ 2?
 -B2: Thực hiện nhiệm vụ
- B3 : Báo cáo,thảo luận
- B4 : Chốt kiến thức 
 GV liên hệ với hình tượng người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc để thấy được tâm trạng cô đơn lẻ bóng sớm khuya của người phụ nữ trong xã hội cũ
HĐ 2.3.2 : Hai câu thực ( nhóm 2 )
Dẫn :Xót xa về mình trơ trọi trong đêm khuya, nhà thơ tìm đến nguồn vui với trăng, với rượu.
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
+ Tác giả đã sử dụng hình ảnh tự nhiên nào để gửi gắm nỗi niềm tâm sự ?
+ Chén rượu có làm vơi đi nỗi lòng của nhà thơ không? Em hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ ?
-B2:Thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo thảo luận
-B4: GV chốt kiến thức
- Vầng trăng - xế - khuyết - chưa tròn: Yếu tố vi lượng → chẳng bao giờ viên mãn .
Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn. Hương vị của rượu để lại vị đắng chát, hương vị của tình để lại phận hẩm duyên ôi.
Chạnh nhớ Kiều:
         Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Nhưng tính cách của Hồ Xuân Hương không khuất phục, cam chịu số phận như những người phụ nữ khác mà cố vươn lên.
HĐ 2.3.3 : Hai câu luận ( nhóm 3 )
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5+6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình trước số phận như thế nào?
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ nào?
+ tại sao khi nhìn xuống đất tác giả lại chú ý đến rêu, khi nhìn lên cao lại chú ý đến đá?
 -B2:Thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo,thảo luận
-B4:GV chốt kiến thức.
HĐ 2.3.4 : Hai câu kết ( nhóm 4 )
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào?  Giải thích nghĩa của hai "xuân" và hai từ "lại" trong câu thơ ?
-B2:Thực hiên nhiệm vụ
Gợi ý của gv
+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )
+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )
+ Lại(1): Thêm lần nữa.
+ Lại(2): Trở lại.
-B3: Báo cáo,thảo luận
-B4:GV chốt kiến thức
Bản chất của tình yêu là không thể san sẻ ( Ăng ghen).
- Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ năm thì mười họa nên chăng chớ/ một tháng đôi lần có cũng không/ .
Qua hoạt động của 4 nhóm vừa đi sâu phân tích nội dung cơ bản của bài thơ ,GV tổng kết lại kiến thức toàn bài,nhằm giúp khắc sâu hơn nữa trọng tâm bài học
I. Tìm hiểu chung:
   1. Tác giả:
HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
-Chưa rõ năm sinh năm mất nhưng có thể ước đoán Hồ Xuân Hương sống cùng thời kì với Nguyễn Du
-Quê hương : Quỳnh Lưu ,Nghệ An nhưng chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long ( có nhà riêng gần Hồ Tây )
>>>Khoảng thời gian sống tại Thăng Long có ý nghĩa hết sức lớn đối với văn chương của nữ sĩ :tiếp xúc với nhiều lớp người,nhiều cảnh ngộ,nhiều éo le ngang trái lại được tắm mình trong không gian văn hóa phong phú độc đáo của đất đế đô đã góp phần bồi đắp tâm hồn thơ ca nhạy bén của HXH
-Đi nhiều nơi,quen biết với nhiều danh sĩ nhưng cuộc đời nhiều éo le,ngang trái.
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
   2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
-Thơ viết bằng chữ Nôm của HXH gồm khoảng 40 bài được tập hợp chủ yếu trong tập Lưu hương kí ( 26 bài ),phần lớn viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú.
→ được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”.
-Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ,là sự khẳng định,đề cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ thông qua trải nghiệm sống của chính tác giả.
- Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1.Đọc và chia bố cục
 - Đọc với giọng chậm,trầm buồn nhưng không bi lụy để làm nổi bật khát vọng tình yêu và hạnh phúc trần thế vừa dung dị vừa nhân văn cao cả của nữ sĩ họ Hồ
-Bố cục :theo kết cấu truyền thống : đề - thực -luận-kết
+ Hai câu đề : 
+ Hai câu thực
+ Hai câu luận
+ Hai câu kết
2.Tìm hiểu chi tiết
   a. Hai câu đề:
 “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “ tiếng trống canh dồn “
Không gian thời gian kết hợp với âm thanh từ xa vọng lại : văng vẳng đã tạo dựng không khí đầy trầm uất,lo âu và bất định.
→Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ XuânHương.
Nghệ thuật đối lập:
  Cái hồng nhan >< nước non.
Đối lập giữa không gian mênh mông bát ngát của đất trời với phận hồng nhan mỏng manh nhỏ bé không tự định đoạt được vận mệnh của đời mình.
-NT sử dụng ngôn từ đặc sắc : Cái hồng nhan, từ “trơ”
→ Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
→ Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất một mình lẻ bóng, đang đối diện với chính mình.
  b. Hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
- “say lại tỉnh" gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh.tỉnh càng buồn hơn.
- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.Tác giả vừa mỉa mai,châm biếm vừa nghẹn ngào xót thương cho chính thân phận mình.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.
Bình:Vầng trăng tuyệt mĩ của tự nhiên có thể tròn khuyết theo quy luật vận động,dẫu sao vầng trăng ấy muôn đời vẫn đem tới thứ ánh sáng trong trẻo thuần khiết diệu kì còn thân phận người con gái xưa biết có khi nào được tròn đầy tươi sáng,dẫu cho họ có tài năng,phẩm chất hơn người cũng đâu thể tỏa sáng trước thực tại nghiệt ngã.
 c.Hai câu luận:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
 - Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
Bình :Hai câu thơ thể hiện xuất sắc,tài tình khả năng biến hoá ngôn ngữ của tác giả,câu thơ gai góc,ngang tàng thể hiện rõ tính cách cũng như tài năng thi ca độc đáo của Hồ Xuân Hương.Đọc câu thơ tưởng như xù xì cứng nhắc nhưng suy cho cùng từng chữ trong mỗi dòng thơ lại chan chứa cảm xúc,khát vọng yêu thương và hi vọng sống dạt dào.
 d.Hai câu kết:
            “  Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
              Mảnh tình san sẻ tí con con.”
- Hai câu kết khép lại lời tự tình,thơ buông ra như một tiếng thở dài đầy cam chịu,nghẹn ngào,cay đắng nhưng không hề bị lụy.Nó là tiếng lòng chân thật của người phụ nữ giàu khát khao sống,khát vọng tình yêu và hạnh phúc bình dị
→ Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
→ Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:
               Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn bông quá hẹp.
" Kẻ đắp chăn bông kẻn lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chúng
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không "-Làm lẽ
→ Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
Bình : Người phụ nữ xưa chịu ràng buộc chặt chẽ của giáo điều phong kiến,họ không có lựa chọn riêng cho bản thân,sức phản kháng yếu ớt nếu có cũng đủ để người con gái xưa tự định đoạt được vận mệnh của mình.Mùa xuân tươi đẹp rực rỡ của tự nhiên đối lập với sự tàn phai theo màu thời gian của người phụ nữ 
* Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
III. Tổng kết:
Qua bài thơ ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
Hoạt động 3 : Luyện tập ( 5 phút )
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học,rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS
*Hình thức tổ chức: HS làm việc tại lớp
-B1 : GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc bài Tự tình 1 sgk trang 20,nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình 1 và Tự tình 2 ?
-B2: Thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo thảo luận
-B4: Giáo viên chốt kiến thức: Định hướng
+ Giống : Cả 2 bài đều phản ánh thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến,chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh nhất là không có được cuộc sống ấm êm hạnh phúc bình dị.
+ Khác : Bài tự tình 1 mang nặng nỗi oán hờn trách móc,giọng thơ chua chát,bỡn cợt nhưng lại đầy cá tính cao ngạo,đả kích mạnh mẽ.
Tự tình lại tâm sự của nhà thơ lắng đọng và nhiều trăn trở hơn,nội dung xoay quanh thân phận cô đơn lẻ lời,sự bế tắc trước thực tại đắng cay nghiệt ngã.
Hoạt động 4: Vận dụng,tìm tòi mở rộng ( 4 phút )
* Mục tiêu :Giúp học sinh mở rộng,nâng cao kiến thức về tác giả cũng như bài thơ Tự tình 2
*Hình thức tổ chức : Gv định hướng kiến thức,phương pháp tìm hiểu bài tập cho HS,giao HS về nhà thực hiện.
-B1 : GV chuyển giao nhiệm vụ
Qua các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình phổ thông như Chinh phụ ngâm khúc ( Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm);Truyện Kiều- Nguyễn Du và bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương anh chị suy nghĩ như thế nào về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
-B2: GV định hướng kiến thức: Hs đọc lại các tác phẩm đã học,từ đó khái quát thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa,chú ý điểm mới trong ngòi bút của từng tác giả nhất là tính phá cách trong tâm hồn thơ của nữ sĩ họ Hồ.
B3: Hs thực hiện bài tập tại nhà.
Củng cố,dặn dò
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ,nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Soạn bài mới theo phân phối chương trình : Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
 Rút kinh nghiệm bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_bai_tu_tinh.doc