Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Nghĩa của câu

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Nghĩa của câu

NGHĨA CỦA CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức : giúp học sinh củng cố ôn tập các kiến thức :

- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.

- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.

- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.

2. Kĩ năng

- Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong câu.

- Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc, nghĩa tình thái.

- Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.

3. Thái độ

- Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II.CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

docx 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1100Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Nghĩa của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 01 /2020
Ngày dạy :
Tiết số : Bám sát
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : giúp học sinh củng cố ôn tập các kiến thức :
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kĩ năng 
- Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong câu. 
- Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc, nghĩa tình thái. 
- Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
3. Thái độ 
- Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.
II.CHUẨN BỊ BÀI HỌC 
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động : Ôn tập kiến thức
GV hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản trong bài : Nghĩa của câu 
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Nêu các thành phần nghĩa của câu ?
Nêu khái niệm và biểu hiện của nghĩa sự việc trong câu ?
Nghĩa tình thái là gì ?
Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái?
-B2 :Thực hiện nhiệm vụ
-B3 :Báo cáo,thảo luận
-B4 : Chốt kiến thức.
Học sinh trả lời ngắn gọn,đủ ý
I.Lý thuyết
1. Hai thành phần nghĩa của câu
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. 
2. Nghĩa sự việc
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc: 
 + Biểu hiện hành động.
 + Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
 + Biểu hiện quá trình.
 + Biểu hiện tư thế.
 +Biểu hiện sự tồn tại.
 + Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Hoạt động luyện tập
GV Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa trang 9 và trang 20
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
 Thảo luận nhóm : thực hiện bài tập sách giáo khoa trang 9
- Nhóm 1: Bài tập 1 trang 9
- Nhóm 2: Bài tập 2 trang 9
- Nhóm 3: Bài tập 3 sgk trang 9 và bài 1 sgk trang 20.
- Nhóm 4: Bài tập 2 sgk trang 20.
-B2 :Thực hiện nhiệm vụ
-B3 :Báo cáo,thảo luận
-B4 : Chốt kiến thức.
Hoạt động : Vận dụng, mở rộng
Viết một đoạn văn (10 câu) có chủ đề tự chọn, sau đó phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu văn.
3. Nghĩa tình thái
 3.1Khái niệm
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
 3.2 Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái
 a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
 b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
II.Luyện tập
Bài tập1.(sgk, tr.9)
- câu 1: Sự việc – trạng thái
- câu 2: Sự vịêc - đặc điểm
- câu 3: Sự việc - quá trình
- câu 4: Sự việc - quá trình
- câu 5: Trạng thái - đặc điểm
- câu 6: Đặc điểm - tình thái
- câu 7: Tư thế
- câu 8: Sự việc - hành động
Bài tập 2 (sgk, tr.9).
a. - nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ.
- Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ :kể, thực, đáng
b. Nghĩa sự việcc: hai người đều chọn nhầm nghề.
Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chắn qua từ “có lẽ”
c. Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình .
Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình”
 Bài tập 3 (sgk, tr.9).
- Phương án 3.
Bài tập 1 (sgk.tr.20)
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
a. Hiện tượng nắng mưa ở hai miền khác nhau.
Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao
b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng
Rõ ràng là: Khẳng định sự việc
c. cái gông
Thật là: Thái độ mỉa mai
d. Giật cướp, mạnh vì liều
Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.
Bài tập 2 (sgk, tr.20)
- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.
- Có thể: Phóng đoán khả năng
- Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt).
- Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu )
III.Vận dụng
- Yêu cầu hình thức: đúng hình thức đoạn văn, đúng dung lượng 10 câu văn.
- Yêu cầu nội dung: Nội dung tự chọn, phù hợp lứa tuổi, đạo đức, pháp luật, là những vấn đề gần gũi với học tập và đời sống.
- Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu văn của đoạn văn.
Rút kinh nghiệm bài học 
 Ninh Bình,ngày..tháng..năm 2020
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_bai_nghia_cua_cau.docx