Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

TIẾT 13.

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

 Nguyễn Công Trứ

A. Mục tiêu cần đạt: giúp HS.

 - Hiểu được phong cách sống của NCT với t/cách của một nhà nho và có thể coi đó là sự thể hiện của một bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.

- Hiểu đúng nghĩa của khái niệm ngất ngưởng để không nhầm với lối sống lập dị của một số người hiện đại.

- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.

B. Chuẩn bị:

 Thầy: TKTL, Soạn giáo án. Trò: soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:

 Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương, phân tích hai câu kết?

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 123851Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13.
NS: 15/9/08
NG: 19/9/08 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
 Nguyễn Công Trứ 
Mục tiêu cần đạt: giúp HS.
 - Hiểu được phong cách sống của NCT với t/cách của một nhà nho và có thể coi đó là sự thể hiện của một bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
Hiểu đúng nghĩa của khái niệm ngất ngưởng để không nhầm với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
Chuẩn bị:
 Thầy: TKTL, Soạn giáo án. Trò: soạn bài.
Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương, phân tích hai câu kết?
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới:
 HĐ 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Em hãy cho biết những net cơ bản về tác giả NCT?
Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
Văn bản được sáng tác theo thể loại nào?
GV: Bài hát nói ở dạng đầy đủ nỗi bài gồm 11 câu, chia làm 3 khổ: Khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ cuối 3 câu=> bài hát nói chính cách.
+ Có trường hợp bài hát nói dôi khổ hay khuyết khổ giữa => người ta gọi là bài hát nói biến cách.
Nhìn vào số lượng câu trong văn bản xác định đây là bài hát nói chính cách hay biến cách?
GVhướng dẫn học sinh đọc: Đọc chính xác, đúng nhịp ngắt, đọc với giọng hóm hỉnh, hài hước.
Yêu cầu học sinh xem chú thích từ khó cuối chân trang.
Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần?
Trong bài ca ngất ngưởng, từ “Ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh( chị) hãy xác định nghĩa của từ “ Ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó?
GV: Chia nhóm HS thảo luận trong(t) 3 phút.
Hết (t) gọi HS trình bày theo nhóm.Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
GV chốt ý: Trong bài ngất ngưởng, từ “ Ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần kể cả ở tiêu đề. 
-Ngất ngưởng1: tài năng hơn người
-Ngất ngưởng 2: ông dám treo ấn từ quan
-Ngất ngưởng 3: dám đổi thay mình thích nghi với mọi hoàn cảnh
-Ngất ngưởng 4: ông dám coi thường mị tiếng khen chê, được mất.
-Ngất ngưởng 5: thể hiện một tư thế, một lối sống, một nhân cách hơn người của NCT.
? Em có nhận xét gì về hình thức câu thơ mở đầu?
Tác dụng ntn?
? Em hiểu nghĩa chung của cả câu thơ ntn?
? Em có nhận xét gì về cách nói trên của t/g?
GV gthiệu thêm về quan niệm chí làm trai của NCT:
-Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây. Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
- Đã làm trai đứng trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sông.
-Không công danh thà nát với cỏ cây.
-> là người con trai trong XHPK phải tung hoành ngang dọc, lập nên một sự nghiệp lớn, lưu lại tên tuổi đến muôn đời, không để c/đ trôi qua một cách vô nghĩa.
? Sau khi xác định vai trò quan trọng của kẻ sĩ, t/g đã tự gt về mình ntn?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô đó?
? Sau khi xưng danh nhà thơ tiếp tục khẳng định điều gì về bản thân?
? “ Lồng” trong câu thơ có nghĩa ntn?
Tài năng lớn của NCT được thể hiện ở những chức quan ông đã từng làm. Đó là những chức quan nào?
? Em hãy cho biết t/g đã sử dụng những biện pháp NT, và cách ngắt nhịp ntn? Td của NT, cách ngắt nhịp đó ntn?
? Qua sự ptích trên, em hãy kq lại NT, ND của 6 câu thơ đầu?
? Em có nhận xét gì về hthức của câu 7? Ý nghĩa của cả câu là gì?
? Sau khi về hưu ông đã có những hđộng nào?
? Em có nhận xét gì về hđộng đó?
? Cuộc sống của nhà thơ sau khi cáo quan về hưu ntn?
? Em có nhận xét gì về c/sống đó?
Cách sống ấy cho thấy thái độ của t/g đvới XH ntn?
Chú ý cách xưng hô thây đổi: 
tay ngất ngưởng=ông ngất ngưởng
tay->kđịnh phông cách một người mà tư thế tài năng vượt lên trên hết thảy mọi người, được mọi người công nhận.
Ông->Ngông với đời và độ lượng với bản thân.
? Từ cách sống ấy ông quan niệm ntn về cuộc đời?
? Câu 13, 14 sử dụng NT gì? Td NT ntn?
? Ở hai câu tiếp ông diễn tả c/s của mình ntn? T/g đã sdụng NT gì? Td NT?
 ? Câu 17, 19 t/g sd NT gì? Td NT ntn?
? Chính vì tự tin vào bản thân nên ở câu cuối ông dám dõng dạc tuyên bố điều gì?
Kq lại NT, ND của 13 câu cuối?
? Em hiểu “ngất ngưởng” ntn?
Ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự “ khắc kỉ phục lễ”, uốn mình theo lễ và danh giáo của XH Nho giáo hóa.
Tlại ngất ngưởng là: cá tính, bản lĩnh, vượt ra ngoài khuôn khổ lễ, coi thường lễ.
KQ lại giá trị NT, ND của văn bản?
? Nêu cảm nhận của em về cái Ngông của NCT?
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HS đọc
HSTL
HS Phát hiện, thảo luận và trình bày cách hiểu theo nhóm
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HS viết và trình bày cảm nhận của bản thân
I-Đọc tiếp xúc văn bản.
 1, Tác giả
- NCT( 1778-1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn.
- Xuất thân trong gia đình Nho học.
-Quê: làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-Thời nhỏ đến năm 1819 ông sống nghèo khổ, ông có điều kiện tham gia sinh hoạt ca trù.
-1819 ông đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan.
-Ông là người có tài năng, có tâm huyết trên nhiều lĩnh vực hđ XH, văn hóa, kinh tế, quân sự.
-Con đường làm quan của NCT có nhiều thăng trầm.
NCT có công lớn trong việc giúp dân lấn đất khai hoang vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình lập ra hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải.
-1858 trước khi mất ông còn dâng sớ xin tòng quân đánh Pháp.
-Sự nghiệp thơ ca: > 50 bài thơ, >60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng “ Hàn Nho phong vị phú” viết bằng chữ Nôm.
Ngoài ra con một số bài thơ chữ Hán.
=> P/c thơ văn: thể hiện sự tự do phóng khoáng ngang tàng.
Tóm lại NCT có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc.
2, Văn bản
-Văn bản được sáng tác vào năm 1848 là những năm ông cáo quan về hưu
-Bài thơ là theo thể ca trù một thể thơ vận luật tương đối tự do phóng khoáng, kết hợp song thất lục bát kết hợp giữa thơ và nhạc.
Văn bản này là bài hát nói biến cách.
3, Đọc- giải thích từ khó.
4, Kết cấu.
2 phần: 6 câu đầu tài năng và địa vị XH của nhà thơ.
 -13 câu còn lại: cuộc sống sau khi về hưu và quan niệm sống của nhà thơ.
II-Đọc –hiểu văn bản
 1, Sáu câu đầu.
Câu 1.
Mở đầu là một câu thơ chữ Hán->gợi sắc thái trang trọng.
Mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc gì không phải việc của ta.
Dùng cách nói phủ định để khẳng định tâm thế một nhà Nho chân chính: có tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 2
Ông Hi Văn: biệt hiệu của NCT
-Nhà thơ đứng ở góc độ khách quan để giới thiệu mình khiến ta có cảm giác tác giả đang nói về người khác chứ không phải nói về mình, gây ấn tượng khôi hài.
-Tài bộ: tài năng lớn, nhiều tài năng.
-Lồng: -là trời đất, vũ trụ.
 - là những nghi lễ khuôn phép trong triều đình gò bó, khi ông ra làm quan.
=>TLại: ông khẳng định tài năng, lí tưởng và ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ, đồng thời khẳng định chí nam nhi mang tầm vóc vũ trụ của ông.
* Bốn câu tiếp.
- Khi Thủ khoa, khi Tham Tán, khi Tổng đốc đông.
- Lúc Bình tây cờ đại tướng.
- Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên
- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
NT: nhịp ngắt 3/3/4 - 3/3/2-> liên tục biến đổi ngắn dài.
 + Điệp từ: khi
 + sd từ Hán Việt trang trọng.
=>Khẳng định tài năng xuất chúng, văn võ toàn tài, cách nói thể hiện niềm tự hào, sảng khoái, ý thức được đầy đủ về tài năng của bản thân.
TLại: Sáu câu đầu: khẳng định ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ đối với đời, tự thuật lại cuộc đời làm quan đầy vinh quang. Điều đó chứng tỏ NCT vừa có thực tài vừa có thực danh, văn võ song toàn vượt lên trên những người khác.
2, Mười ba câu tiếp.
* Câu 7 Là một câu thơ chữ Hán.
-> Năm NCT về hưu.
*Câu 8.
Hđộng : ông không cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa, lấy mo cau buộc vào đuôi bò nói là che miệng thế gian.
=>Hđộng khác người, thách thức chọ tức thiên hạ, thể hiện thái độ khinh đời ngạo thế, một lối sống ngất ngưởng.
*câu 9->câu 12.
Từ một vị đại thần “ tay kiếm cung”, nay sống một cuộc đời bình dị “ nên dạng từ bi” đi vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh mang theo những nàng hầu xinh đẹp.
->Cuộc sống nhàn tản, ung dung có phần “ ngông”. Tuy “ngất ngưởng” mà vẫn trong sạch thanh cao sống theo ý chí và sở thích cá nhân, một con người vượt lên trên thói tục.
Bụt cười: ( hay thiên hạ cười) với nụ cười độ lượng hóm hỉnh.
=>Lối sống ấy cũng là một cách tự khẳng định, một sự đối lập với XH PK với những định kiến khắt khe.
*Câu 13-> 16.
“ Được mất.........................đông phong”
NT: Đối-> tạo nên sự cân đối nhịp nhàng, thể hiện quan niệm sống coi thường chuyện được mất, khen, chê vì ông là người có bản lĩnh và tự tin vào tài đức của mình, ông đã giải thoát khỏi những ràng buộc thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay.
-“ khi ca, khi tửu,...............không vướng tục”
NT: cách ngắt nhịp 2/2/2/2, 2/2/3.
 hòa thanh bằng trắc.
 lối nhấn lối diễn tả trùng điệp: khi
=>Câu thơ phong phú về nhạc điệu biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống, thanh cao chẳng vướng bụi trần.
*Câu 17->19.
NT: so sánh
ND: Khẳng định mình là một danh tướng, trung thần, trọn vẹn đạo vua tôi chẳng kém gì Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật những anh tài đời Hán, đời Tống ở TQ.
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”.
-> Ông đĩnh đạc xếp mình vào vị trí là người duy nhất, không ai sánh được về cốt cách, tài năng, và sự tự ý thức giá trị bản thân.
=>Tlại 13 câu cuối xây dựng hình tượng có ý vị trào phúng nhưng đằng sau nụ cười ấy là một thái độ, một quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại vì nó khẳng định và đề cao cá tính, ý thức sâu sắc về cá tôi cá nhân.
III, Tổng kết.
 1, Nghệ thuật.
 2, Nội dung: Tác giả giới thiệu về tài năng, danh vị XH cùng phong cách sống và bản lĩnh trước sự chìm nổi của mình, đồng thời khẳng định phong cách ấy.
IV, Luyện tập.
HĐ 4: Hướng dẫn hs học bài ở nhà.
Học thuộc văn bản, nắm được giá trị NT, ND của văn bản, Ptích được văn bản.
Soạn bài ca ngắn đi trên bãi cát- CBQ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 13.doc