Giáo án Ngữ văn 11 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát, tác giả Cao Bá Quát

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát, tác giả Cao Bá Quát

I.Mục tiêu bài học

 Giúp HS :

-Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường

 Bài thơ thể hiện tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn.

-Nắm được những đặc điểm của thể hành( thơ cổ thể)

II. Tiến trình bài giảng

1.KT bài cũ

2.Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát, tác giả Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
 -Cao Bá Quát-
I.Mục tiêu bài học
 Giúp HS :
-Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường
 Bài thơ thể hiện tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn.
-Nắm được những đặc điểm của thể hành( thơ cổ thể)
II. Tiến trình bài giảng
1.KT bài cũ
2.Bài mới
 Nội dung
 Hoạt động của thầy và trò
I.Tiểu dẫn
1.Tác giả
2.Bài thơ
a.Hoàn cảnh sáng tác: SGK
b.Thể hành
c. Bố cục:3 phần
-P1: 4 câu đầu
-P2: 6 câu tiếp
-P3: còn lại
-HS đọc SGK
-Trình bày những nét chính về Cao Bá Quát?
-GV đ/h
+CBQ (1809-1855)
+Quê:Gia Lâm, nay thuộc Long Biên-Hà Nội
+Năm 1831 đỗ cử nhân, sau đó nhiều lần thi Hội trong Huế nhưng không đỗ
+Là nhà thơ có tài, được phong danh “Thần Siêu , thánh Quát”
+Tác phẩm : 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi
+Thơ ông mang nội dung phê phán chế độ PK trì trệ, bảo thủ, chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính tự phát
-Gv giảng thêm
+CBQ là một trí tuệ, tài hoa, bản lĩnh và phẩm cách phi thường, là người có tư tưởng tự do và khao khát đổi mới nhưng cuộc đời khá thăng trầm: thi mãi không đỗ tiến sĩ, làm quan một thời gian bị bắt, phải đi dương trình hiệu lực ở nước ngoài.
+Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương, làm quân sư cho Lê Duy Cự.Ông đã hi sinh trong một trận chiến đấu với quan quân nhà Nguyễn.
-Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
-HS nhắc lại theo phần tiểu dẫn.
+Là thơ cổ thể, có tính tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài, niêm luật
-Xác định bố cục của bài thơ?
->Hình ảnh bãi cát dài
->Sự cám dỗ của công danh
->Tâm trạng của người đi trên bãi cát
II.Đọc - hiểu Văn bản
1.Hình ảnh bãi cát dài
-trải dài, nối tiếp nhau
- cảnh thực:
+ người đi : mệt mỏi , chán nản
->nghĩa tượng trưng : con đường danh lợi
2.Sự cám dỗ của công danh
-tự mình phải hành hạ thân xác theo đuổi 
-danh lợi có sức cám dỗ lớn
-danh lợi = rượu -> say danh lợi
3.Tâm trạng của người đi trên bãi cát
-băn khoăn, day dứt, bế tắc
- “khúc đường cùng”:nỗi tuyệt vọng, sự bế tắc
=> mâu thuẫn lớn 
* Vài nét về nghệ thuật :
-Nhịp điệu : linh hoạt
- Điệp ngữ tạo hình
-HS đọc văn bản
-Cảnh bãi cát được miêu tả ra sao?Có 3 ý kiến sau :
a.Đây là cảnh trong tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa tượng trưng
b.Là cảnh thực , chỉ có ý nghĩa thực
c.Là cảnh thực, vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng
 ý kiến của em như thế nào?
-HS phát biểu, GV đ/h
+Hình ảnh bãi cát : trải dài, nối tiếp nhau( lặp 2 lần)+ thời gian : về chiều ( người đi vẫn chưa dừng bước vì bãi cát còn dài)
+ là cảnh thực, việc người đi trên đó là thật-chính tác giả. Vì sau năm 1831, CBQ đã nhiều lần đi qua những bãi cát mênh mông, trắng xoá ở ven biển ,Quảng Bình, Quảng Trị vào Huế thi.
+Người đi trên bãi cát thật khó nhọc, bước chân như bị kéo lùi , rất mệt mỏi, chán nản
+Nghĩa tượng trưng : con đường danh lợi đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.
-HS đọc 6 câu tiếp
-Nội dung 6 câu thơ này có liên kết với nhau không?Tâm trạng của người đi trên bãi cát ra sao?
- Đ/h
+6 câu thơ có vẻ rời rạc, không gắn bó nhưng có liên kết chặt chẽ với nhau
 - hai câu “Không họcgiận khôn vơi”-> thể hiện nỗi chán nản, mệt mỏi vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh.
 - hai câu tiếp “Xưa nay đường đời”: sự cám dỗ của công danh với người đời.Tất cả những kẻ hám danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, gian nan.Biết vậy nhưng ai cũng dấn thân vào con đường ấy.-> sự khinh bỉ, chán ghét đối với phường danh lợi
 -hai câu “Đầu gió tỉnh bao người”: danh lợi cũng là một thứ rượu làm người ta say.Câu hỏi của nhà thơ như trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân.
Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử , con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường.
-HS đọc đoạn cuối
-Người đang đi bỗng dừng lại gọi hỏi bãi cát.Những câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm trạng gì của ông ?
-Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả nhằm dụng ý gì? “Khúc đường cùng” có ý nghĩa gì?
-HS thảo luận, GV đ/h
+Tâm trạng : băn khoăn, day dứt, có phần bế tắc->cũng như đang thúc giục tìm tòi con đường khác cho những người trí thức(vì ông tận mắt được chứng kiến văn minh phương Tây)
+Hình ảnh thiên nhiên trở lại : phía Bắc, phía Nam với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở->mang nghĩa biểu tượng : sự bế tắc
+”khúc đường cùng”:nghĩa biểu tượng-> nỗi tuyệt vọng của người đi, sự bế tắc trước cuộc đời.Đứng lại nhìn quanh bãi cát dài, bất lực và nuối tiếc-> “tự hỏi “đứng làm chi trên bãi cát”: ông nghi ngờ cả sự tồn tại và hành động của mình.Đi tiếp theo phường danh lợi?không vì ông căm ghét và khinh bỉ nó. Quay về ở ẩn ? ông không thể và không muốn bởi ông là con người của hành động-> như một khối mâu thuẫn lớn đè nặng lên tâm trí nhà thơ.
+Mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối , giữa tinh thần xông pha lí tưởng của kẻ sĩ với thói cầu danh lợi của người đời và những khó khăn gian khổ trên con đường đi tìm chân lí.
-Nhận xét về nhịp điệu của bài thơ?
* Vài nét nghệ thuật :
+Nhịp điệu thay đổi linh hoạt, mang tính hình tượng-> diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét.
+ sử dụng điệp ngữ rất tạo hình : “trường sa”, đoạn cuối
III.Ghi nhớ : SGK
HS đọc
=> Bài thơ đã bộc lộ sự chán ghét của người trí thức với con đường danh lợi tầm thường, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí.Bài thơ chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo sự thay đổi tất yếu trong tương lai.
* Dặn dò :
-Học thuộc lòng bài thơ
-
- Soạn bài :Lẽ ghét thương(Nguyễn Đình Chiểu)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_ca_ngan_di_tren_bai_cat.doc