Giáo án Ngữ văn 10 - Truyện An Dương Vương và Mị Vhâu, Trọng Thuỷ

Giáo án Ngữ văn 10 - Truyện An Dương Vương và Mị Vhâu, Trọng Thuỷ

A. Mục tiêu bài học

Qua bai giảng, giúp HS:

 1. Nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

 2. Nắm được giá trị ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong cuộc giữ nước.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Truyện An Dương Vương và Mị Vhâu, Trọng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 11 – 12. Đọc văn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THUỶ
Ngày soạn: 30.08.10
Ngày giảng: 
Lớp giảng:	10B1
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bai giảng, giúp HS: 
 1. Nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
 2. Nắm được giá trị ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong cuộc giữ nước.
Đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Giáo trình văn học dân gian
C. Cách thức thực hiện
- Đọc hiểu
- Thảo luận, đàm thoại phát vấn
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong phần tiểu dẫn, nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
HS nhắc lại GV ghi bảng
GV: hãy cho biết một vài đặc trưng cơ bản của truyền thuyết?
HS nêu 1 vài đặc trưng GV tổng kết lại
GV: đọc đoạn còn lại phần tiểu dẫn, giới thiệu với chúng ta những gì?
HS: giới thiệu
- Cụm di tích lịch sử Cổ Loa
- Vắn tắt nội dung của truyền thuyết
- Xuất xứ của văn bản
GV: được giới thiệu như thế nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: mục đích người viết giới thiệu để làm gi?
HS trả lời GV ghi bảng
GV yêu cầu 1 HS tóm tắt nội dung chính của truyền thuyết
GV tóm tắt ngắn gọn: kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần rùa vàng.
Kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc đắm biển sâu liên quan đến mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.
GV: hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
GV đọc 1 đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp
GV: dựa vào nội dung, theo em văn bản có thể chia thành mấy phần?
HS đưa ra các cách chia"GV đưa ra cách chia (ghi bảng)
GV: có rất nhiều cách đọc hiểu văn bản này, nhưng trong giờ giảng chúng ta sẽ tìm hiểu theo các nhân vật
GV: trong quá trình xây thành chế nỏ An Dương Vương được giới thiệu như thế nào?
HS tìm nhưng chi tiết trong văn bản, GV kết luận ghi bảng
GV: thái độ của vua khi nghe tin?
HS: mừng rỡ
GV: khi xây thành xong còn chi tiết nào đáng chú ý?
HS: kế sách giữ nước
GV: qua câu hỏi đó thể hiện điều gì ở nhà vua?
HS: tìm kế giữ nước
GV: khi xây dựng những chi tiết này, theo em tác giả DG đã thể hiện thái độ gì với An Dương Vương?
HS: ca ngợi
GV: sau khi xây thành chế nỏ, An Dương Vương đã có những hoạt động gì?
HS: cầu hoà
GV: thuyết giảng về việc Đà đã bày kế cho Trọng Thuỷ đổi nỏ thần
GV: sau khi biết mình mất nỏ thần, An Dương Vương đã xoây sở như thế nào?
GV: qua đó em có nhận xét gì về An Dương Vương trong việc này?
HS: mất cảnh giác
GV: hậu quả?
HS: mất nước
GV: trước sự chủ quan, mất cảnh giác đó, tác giả DG đã thể hiện thái độ gì?
HS: phê phán
GV: em có nhận xét khái quát gì về nhân vật này?
HS: vừa đáng kinh, vừa đáng trách
GV: yêu cầu HS chứng minh luận điểm trên bằng dẫn chứng trong văn bản?
HS: để cho rùa vàng rẽ nước đẫn vua xuống biển, nhân dân lập đền thờ để biết ơn vị vua
GV: hãy nêu nhận xét cảu em về Mị Châu?
HS: là cô ccông chúa ngoan, hiền lành nhưng lại quá tin người"mắc sai lầm
GV: hãy kể những sai lầm của Mị Châu?
HS kể GV ghi bảng (chọn lọc)
GV: nguyên nhân nào khiến Mị Châu mất cảnh giác như vậy?
HS: mất cảnh giác
GV: một điều cũng cần nói rõ, những sai lầm của Mị Châu bắt nguồn từ những quyết định sai lầm của người cha
GV: hậu quả?
HS: Mị Châu bị giết
GV: tuy nhiên số phận của Mị Châu chưa hẳn đã chấm dứt, nàng đã hoá thân trong hình hài khác.
GV: em hãy nêu lại sự hoá thân đó?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: sự hoá thân đó phản ánh thái độ gì của nhân dân ta?
HS: bao dung
GV: cho HS thảo luận
Trọng Thuỷ là nhân vật như thế nào? quan hệ với nhân vật Mị Châu và An Dương Vương?
GV: em có suy nghĩ gì về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” 
(câu hỏi gợi ý: hình ảnh này biểu tượng cho cái gì? tình yêu chung thuỷ chăng?)
HS: hình ảnh này không phải là biểu tượng cho tình yêu chung thuỷ, đó là sự minh oan cho Mị Châu"hình ảnh này là một sáng tạo nghệ thuật đẹp đến mức hoàn mĩ, vẻ đẹp đó không phải là minh chứng cho tình yêu mà là bài học vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của người dân Âu Lạc, ở cách xử lí thấu tình đạt lí.
GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện?
GV; thuyết giảng thêm về yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng trong văn bản.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại truyền thuyết
a. khái niệm
Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đát nước, dân tộc.
b. Đặc trưng
- Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng
- Phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
a. Cụm di tích lịch sử Cổ Loa
- Cụm di tích gồm:
+ Đền thờ An Dương Vương
+ Am thờ công chúa Mị Châu
+ Giếng ngọc
+ Khung cảnh tổng thể Cổ Loa
- Mục đích: nhằm minh chững lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nước Âu Lạc
b. Nội dung
c. Xuất xứ của văn bản
Văn bản được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Bố cục của văn bản
chia làm 2 phần: 
- Phần I: từ đầu " Bèn xin hoà: kể về truyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước.
- Phần II: còn lại: tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ và thất bại của nước Âu Lạc.
III. Đọc hiểu
1. An Dương Vương
a. Thời kì đầu (xây thành chế nỏ)
- Thành xây không nổi: vua lập đàn trai giới, cầu đoản bách thần
- Vua đón tiếp cụ già đến báo tin và rùa vàng đến giúp đỡ một cách trang trọng
+ Vua mừng rỡ đón vào trong điện, tiến hành nghi thức nghi lễ
+ đối với rùa vàng, vua dùng xe bằng vàng rước vào thành
- Thành xây xong, rùa vàng trở về, nhà vua hỏi: nay nếu có giặc ngoại lấy gì mà chống?
"đã thể hiện ý chí quyết tâm và sự kiên trì khi xây thành của nhà vua, đồng thời cũng là ý chí giữ nước.
- Thái độ của của tác giả DG: trân trọng và ca ngợi.
b. Thời kì sau (sau khi xây thành chế nỏ)
- Chấp nhận lời cầu hoà" gả con gái cho Trọng Thuỷ (con trai của giặc)"khi quân Đà sang xâm lược thì chủ quan (ngồi đánh cờ, cười nói - Đà không sợ nỏ thần sao?)
- Khi biết mình mất nỏ thần, An DƯơng Vương bỏ chạy
"An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, quá ỷ lại vào sự thần kì của vũ khí
- Hậu quả: bỏ chạy, giết con gái, mất nước"do mất cảnh giác, chủ quan mà nước mất nhà tan.
- Thái độ của tác giả DG: phê phán.
]Tuy có mất cảnh giác chính trị để cơ đồ đắm biển sâu nhưng An Dương Vương, trong tiềm thức dân gian vẫn là một ông vua yêu nước, được nhân dân yêu mến.
2. Nhân vật Mị Châu
a. Những sai lầm của Mị Châu
- Những sai lầm: 
+ Đưa nỏ thần (bí mật quốc gia) cho Trọng Thuỷ
+ Trên đường chạy cùng cha vô tình dẫn đường cho giặc
- Nguyên nhân: 
+ Mất cảnh giác
+ nhẹ dạ cả tin, quá yêu chồng "u mê
b. Hậu quả
- Bị rùa vàng kết tội là giặc
- Bị An Dương Vương giết
- Sự hoá thân của Mị Châu: máu hoá ngọc trai, xác hoá ngọc thạch.
" Sự hoá thân đó thể hiện: niềm bao dung, sự thông cảm đối với tấm lòng trong trắng ngây thơ của Mị Châu; thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử truyền lại chho trai gái nước Việt Nam muôn đời trong sự giải quyết việc nước – việc nhà, việc riêng – việc chung
3. Nhân vật Trọng Thuỷ
- Đối với An Dương Vương: con rể, gián điệp
- Đối với Mị Châu: người yêu , người chồng và là kẻ lừa dối
IV. Tổng kết
1. Nội dung:
- Là cách giải thích nguyên nhân của việc mất nước Âu Lạc
- Nêu nên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử kí đúng đắn trong mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, nước – nhà.
2. Nghệ thuật
Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng.
5. Củng cố và dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTruyen ADV va MC TT.doc